Quyết định 196/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Số hiệu 196/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/01/2016
Ngày có hiệu lực 28/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 28 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC HUYỆN ĐẠ TẺH ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một s điu của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học huyện Đạ Tẻh đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a) Sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới trường học trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đến năm 2020 phù hợp với các điều kiện địa lý, dân cư và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân hướng tới một xã hội học tập.

b) Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp học, nhất là mầm non và phổ thông ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhằm giảm sự bất bình đng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng và đảm bảo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.

c) Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại, đảm bảo phòng học kiên cố, phòng học bộ môn và phòng chức năng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và mầm non.

d) Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát triển trường học ngoài công lập phù hợp với quy hoạch, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục chất lượng cao. Mở rộng quy mô, phát triển các trung tâm đào tạo nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập, phục vụ định hướng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giáo dục Mầm non:

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho trẻ em đến trường mầm non được giáo dục và chăm sóc; giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ.

- Tăng tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ hàng năm từ 2 - 3%; đến năm 2020, tỷ lệ huy động đạt 30%.

- Huy động trẻ em 3 - 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 90% vào năm 2020, trong đó trẻ em 5 tuổi đạt 100%.

- Bảo đảm trẻ em 5 tuổi được đến lp để chăm sóc, giáo dục đủ một năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, làm quen với chữ viết, chữ số, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. Ưu tiên xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non 5 tuổi trên địa bàn; đảm bảo có đủ phòng học 2 bui/ngày.

- Đến năm 2020, trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 57,14%.

- Tiếp tục khuyến khích phát triển trường tư thục, nhóm trẻ gia đình ở những nơi có điều kiện, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

b) Giáo dục Tiểu học:

- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã đạt được. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số, tỷ lệ huy động số em trong độ tuổi đạt 100%.

- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, phòng học; nâng tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 100% vào năm 2020.

[...]