ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
196/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 17 tháng 01 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐƯA CÁC XÃ, THÔN RA KHỎI DIỆN
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, HOÀN THÀNH MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg
ngày 12/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến
năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm
2020;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP
ngày 02/12/2016 của Chính phủ Quy định cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây
dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg
ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định 41/2016/QĐ-TTg
ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý điều hành thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng
Ninh khóa XIII, kỳ họp thứ 4 về việc bố
trí nguồn lực đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục
tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc
tỉnh tại Tờ trình số 05/TTr-BDT ngày 06/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án nhiệm vụ
và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành
mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (có
Đề án kèm theo) với các nội dung sau:
1. Đối tượng và
phạm vi thực hiện Đề án:
1.1. Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân và cộng
đồng trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.2. Phạm vi thực hiện: Đề án được thực
hiện trên địa bàn các xã khu vực III và thôn ĐBKK (ngoài các xã khu vực III) của
tỉnh thuộc 07 huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Vân
Đồn.
2. Mục tiêu của
Đề án:
2.1. Mục tiêu chung: Đến hết năm 2020, đưa 22 xã và 11 thôn ĐBKK thuộc xã khu vực I, II trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, đến hết năm 2020 thu nhập
bình quân đầu người của hộ nghèo ở 22 xã và 11 thôn ĐBKK tăng gấp 2 lần so với
cuối năm 2015.
b) Cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư theo tiêu chí nông thôn mới.
c) Các
công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện
tích cây trồng hàng năm.
d) Có 90%
thôn có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật
theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
đ) Có 90%
hộ gia đình trở lên được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
e) 100%
xã duy trì đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
g) 100%
xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm học tập cộng đồng
đáp ứng đủ nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ
sở vật chất trường học đạt chuẩn.
h) Có 90%
hộ dân trở lên được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất.
2.3. Lộ trình:
a) Đến hết năm 2018: Có 03 xã (Thanh Lâm huyện Ba Chẽ,
Lục Hồn huyện Bình Liêu, Quảng Lợi huyện Đầm Hà) và 11 thôn ĐBKK thuộc xã khu vực
I, II (thôn Đồng Dọng xã Bình Dân, thôn Đài Làng xã Vạn Yên, thôn Đài Van xã
Đài Xuyên huyện Vân Đồn; thôn Khe Mạ xã Phong Dụ, thôn Khe Vàng xã Điền Xá huyện
Tiên Yên; thôn Ngàn Cậm, thôn Bắc Cương, thôn Ngàn Kheo, thôn Cao Sơn xã Hoành
Mô huyện Bình Liêu; thôn 3 xã Quảng Thịnh, Thôn 7 xã Quảng Phong huyện Hải Hà)
ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135;
b) Đến hết
năm 2019: Có thêm 13 xã khu vực III (Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng huyện Hoành
Bồ; Đại Dực, Đại Thành, Hà Lâu huyện Tiên Yên; Đạp Thanh, Thanh Sơn, Nam Sơn
huyện Ba Chẽ; Đồng Văn huyện Bình Liêu; Quảng An, Quảng
Lâm huyện Đầm Hà; Quảng Đức huyện Hải Hà) ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục
tiêu Chương trình 135;
c) Đến hết
năm 2020: Có thêm 06 xã khu vực III (Đồn Đạc huyện Ba Chẽ;
Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động huyện Bình Liêu; Quảng Sơn huyện Hải Hà)
ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.
3. Nội dung đầu
tư, hỗ trợ của Đề án:
- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng 15 công
trình cầu tràn; 32,4 km đường trục xã, liên xã; 187,18 km
đường trục thôn, liên thôn; 69,61 km đường ngõ xóm; 54,33 km đường ra khu sản
xuất tập trung;
- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp
86 công trình đập thủy lợi và 167,72 km kênh, mương, đường ống cấp nước tưới;
- Hỗ trợ 605 hộ
gia đình được sử dụng điện;
- Nâng cấp, cải tạo 25 công trình trường
học;
- Sửa chữa, nâng cấp 3 trạm y tế xã;
- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng 62 nhà văn
hóa thôn, bản;
- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng 53 công
trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ khoảng 3.057 hộ;
- Hỗ trợ xây nhà ở cho 864 hộ nghèo;
- Hỗ trợ 27 lớp dạy nghề và chuyển đổi
ngành nghề;
- Hỗ trợ phát triển sản xuất cho khoảng
15.152 lượt hộ nghèo và cận nghèo;
- Tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng
và cán bộ cơ sở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.
4. Kinh phí thực
hiện:
4.1. Tổng kinh phí:
|
1.342,439
tỷ đồng,
|
4.2. Cơ cấu nguồn vốn:
|
|
- Ngân sách Trung ương:
|
67,422
tỷ đồng;
|
- Ngân sách tỉnh:
|
968,475
tỷ đồng;
|
- Ngân sách huyện, xã:
|
93,024
tỷ đồng;
|
- Vốn tín dụng:
|
42,875
tỷ đồng;
|
- Vốn doanh nghiệp đầu tư:
|
40,650
tỷ đồng;
|
- Vốn xã hội hóa:
|
106,256
tỷ đồng;
|
- Vốn lồng ghép khác:
|
23,737
tỷ đồng.
|
4.3. Phân kỳ đầu tư, hỗ trợ:
a) Năm 2017
tổng vốn đầu tư, hỗ trợ:
|
452,938
tỷ đồng,
|
trong đó:
- Vốn Ngân sách tỉnh: Tổng kinh phí
theo nhu cầu 326,641 tỷ đồng (Đã bố trí vốn
Kế hoạch năm 2017 theo Quyết định số 4318/QĐ-UBND
ngày 16/12/2016 là 200,0 tỷ đồng)
- Vốn huy động, xã hội hóa:
|
49,614
tỷ đồng
|
- Vốn lồng ghép khác:
|
76,683
tỷ đồng
|
b) Năm
2018 tổng vốn đầu tư, hỗ trợ:
|
403,141
tỷ đồng,
|
trong đó:
|
|
- Vốn Ngân sách tỉnh:
|
290,715
tỷ đồng
|
- Vốn huy động,
xã hội hóa:
|
44,165
tỷ đồng
|
- Vốn lồng
ghép khác:
|
68,261
tỷ đồng
|
c) Năm
2019 tổng vốn đầu tư, hỗ trợ:
|
339,739
tỷ đồng,
|
trong đó:
|
|
- Vốn Ngân sách tỉnh:
|
245,159
tỷ đồng
|
- Vốn huy động, xã hội hóa:
|
37,154
tỷ đồng
|
- Vốn lồng ghép khác:
|
57,426
tỷ đồng
|
d) Năm 2020
tổng vốn đầu tư, hỗ trợ:
|
146,621
tỷ đồng,
|
trong đó:
|
|
- Vốn Ngân sách tỉnh:
|
105,960
tỷ đồng
|
- Vốn huy động, xã hội hóa:
|
15,973
tỷ đồng
|
- Vốn lồng ghép khác:
|
24,688
tỷ đồng
|
5. Thời gian thực
hiện: 4 năm, từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày
31/12/2020.
6. Nhiệm vụ, giải
pháp
6.1. Đưa các xã, thôn ra khỏi diện
ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị từ tỉnh đến cơ sở, trong đó người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước cấp
trên; thực hiện phân công cụ thể trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Với
quan điểm cấp huyện trực tiếp chỉ đạo, cấp xã trực tiếp thực hiện, thôn bản
đoàn kết, đồng lòng, người dân tích cực sản xuất và chủ động thoát nghèo. Lấy phát triển sản xuất, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân là trung tâm; hỗ trợ đầu
tư hạ tầng thiết yếu là cần thiết. Các nội dung đầu tư, hỗ trợ phải lấy ý kiến
và được sự thống nhất của người dân theo đúng quy định.
6.2. Tuyên truyền, vận động tạo sự
chuyển biến về tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức từ xã, thôn đến
người dân không bằng lòng với thực tại hiện có; trước hết
là sự chuyển dịch nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức xã, cán bộ thôn đến
người dân, để có sự đồng thuận, quyết tâm đưa xã, thôn ra
khỏi diện đặc biệt khó khăn theo lộ trình đề ra. Chống tư
tưởng cục bộ, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và bên ngoài.
Đầu tư hỗ trợ và phát huy hiệu quả hoạt
động của các cụm loa truyền thanh thôn, bản và xã. Xây dựng đề án hỗ trợ việc
thu sóng để người dân vùng ĐBKK được xem các kênh truyền hình quốc gia và phát
thanh truyền hình Quảng Ninh.
6.3. Thực hiện chuẩn hóa về chuyên
môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Coi trọng việc nâng cao năng lực
thực tiễn và thực thi công vụ, rèn luyện thái độ tác phong của đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã.
Luân chuyển, biệt phái công chức có
năng lực của các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và các sở, ngành của tỉnh đến
làm việc ở cấp xã và ngược lại;
Thực hiện biện pháp bồi dưỡng nâng
cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các xã, thôn. Quan tâm việc bồi dưỡng,
tham quan học tập thực tiễn trong và ngoài tỉnh để áp dụng tại địa phương.
6.4. Hoàn thành các tiêu chí, chỉ
tiêu cụ thể về đời sống, thu nhập; văn hóa - xã hội và hạ tầng kinh tế - xã hội
để các xã ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135. Các xã thực hiện hỗ
trợ phát triển sản xuất trên cơ sở xã xây dựng đề án, Ủy ban nhân dân huyện phê
duyệt. Khuyến khích việc hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo và cận nghèo
thông qua nhóm hộ, trong đó có không quá 20% hộ không thuộc hộ nghèo và cận
nghèo, tạo nền tảng cho việc hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác.
6.5. Phân tích, xác định rõ nguyên
nhân nghèo, sự thiếu hụt các chỉ số đo lượng (chiều nghèo) của từng hộ, để có
giải pháp trợ giúp cho phù hợp; phương châm hộ nghèo phải chuyển dịch được nhận thức để chủ động thực hiện thoát
nghèo, cộng đồng giúp đỡ, Nhà nước chỉ hỗ trợ. Hạn chế thấp nhất hình thức hỗ
trợ trực tiếp bằng tiền đối với người dân, thực hiện biểu dương, khen thưởng hộ thoát nghèo, các xã, thôn
ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.
Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề,
giới thiệu và giải quyết việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người lao động tại
các xã, thôn ĐBKK. Các địa phương thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động lao
động trẻ, có trình độ học vấn, nghiệp vụ phù hợp theo yêu cầu của doanh nghiệp
sử dụng lao động; tư vấn, động viên vào lao động tại các doanh nghiệp, nhất là
các khu công nghiệp trong tỉnh. Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng cơ chế, biện
pháp hỗ trợ đi lại của công nhân ở vùng dân tộc và miền núi, từ các địa bàn vệ
tinh quanh các khu công nghiệp.
Các sở ngành liên quan tham mưu chỉ đạo,
hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương triển khai nhanh việc tiếp nhận, bàn giao đất
và rừng từ Đoàn kinh tế Quốc phòng 327, các Công ty lâm nghiệp; thu hồi đất từ
các doanh nghiệp được giao đất nhưng làm ăn kém hiệu quả, lãng phí đất... để có
thêm quỹ đất, rừng giao cho người dân, trước hết ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng
thiếu đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 và Quyết
định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hướng dẫn
người dân xây dựng phương án cụ thể, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định diện
tích đất, rừng được giao. Đẩy mạnh việc giao cộng đồng dân cư ở thôn, bản nhận
khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ, rừng
đầu nguồn.
6.6. Đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng
thiết yếu: Giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, nước
sinh hoạt và công trình hạ tầng khác phù hợp quy hoạch nông thôn mới.
Thực hiện cơ chế đặc thù trong quản
lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc
gia giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính
phủ. Thực hiện phân cấp, trao quyền cho cấp xã; tăng cường sự tham gia của người
dân trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án. Khuyến khích
hoạt động tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua
một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Vận động
người dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng bằng việc hiến đất, tự giải phóng mặt
bằng, đóng góp công lao động, vật liệu, máy móc thiết bị...
Các huyện cần có chỉ đạo thống nhất,
cùng điều kiện cơ bản như nhau, những công trình nào, ở thôn nào đảm bảo điều
kiện đầu tư, hỗ trợ, người dân có sự đồng thuận tham gia đảm nhận công trình
cao hơn, tự hiến đất và giải quyết tốt về mặt bằng... sẽ ưu tiên bố trí vốn hỗ
trợ trước.
6.7. Các địa phương chủ động tạo quỹ
đất và mặt bằng để thu hút đầu tư vào các xã ĐBKK. Tỉnh xây dựng
cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng đối với từng dự án cụ thể khi các tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp đầu tư vào xã, thôn ĐBKK.
6.8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc ngay từ khâu đầu tiên để tuyên truyền,
vận động, giám sát, phản biện và giám sát cộng đồng trong thực hiện các chính
sách hỗ trợ và đầu tư. Thông qua các tổ, hội ở thôn, xã và hệ thống tổ chức của
mình có biện pháp tác động, phân công giúp đỡ thành viên của tổ chức mình tích
cực vươn lên thoát nghèo. Kêu gọi các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục ủng hộ các
xã, thôn ĐBKK.
6.9. Bố trí đủ ngân sách, lồng ghép
các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn
thành mục tiêu Chương trình 135, trong đó ngân sách Nhà nước
là chủ yếu. Nguồn vốn ngân sách tỉnh được bố trí thông qua
dự án II Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016, Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ
tướng Chính phủ.
7. Tổ chức thực
hiện
Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh và Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cụ thể hóa và chủ động triển khai, thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ báo
cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp).
7.1. Đối với cấp tỉnh: Ủy ban nhân
dân tỉnh giao
a) Ban Dân tộc tỉnh: Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương liên quan có nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực
hiện Đề án trên địa bàn toàn tỉnh;
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung
thực hiện Đề án từng năm trong giai đoạn 2017 - 2020;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề
nghị Thường trực Tỉnh ủy phân công các đồng chí Thường vụ phụ trách địa phương
(có xã ĐBKK) và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các đồng chí lãnh đạo
Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách các huyện (có xã ĐBKK) và phân công các Sở là
thành viên UBND tỉnh theo dõi các địa phương cụ thể.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính tham mưu phân bổ nguồn ngân sách cho các địa phương để thực hiện Đề
án. Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan tham mưu huy động các nguồn
lực đầu tư, hỗ trợ theo nội dung Đề án;
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành thuộc
tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Định kỳ
hàng quý báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Đề án với Ủy ban nhân dân tỉnh, sơ
kết vào năm 2018, tổng kết vào năm 2020.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tham mưu, cân đối bố
trí vốn đầu tư để thực hiện Đề án và các Chương trình, Đề án
khác có nội dung liên quan với Đề án này. Tiếp nhận, tham mưu phân bổ các nguồn
lực từ Trung ương; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện lồng
ghép các nguồn vốn có chung mục tiêu để thực hiện Đề án.
c) Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với sở Kế hoạch và
Đầu tư, Ban Dân tộc tham mưu cân đối, bố trí vốn sự nghiệp để thực hiện các nội
dung của Đề án. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cấp phát, sử dụng nguồn vốn;
hướng dẫn về quy trình thủ tục thanh quyết toán nguồn vốn theo quy định.
d) Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội: Tham mưu thực hiện các nội dung quy định tại Quyết
định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp thực
hiện chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và chỉ tiêu về lao động việc
làm theo các tiêu chí quy định và tiêu chí hoàn thành Chương trình 135.
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Tham mưu các giải pháp
thực hiện chỉ tiêu về nâng mức thu nhập cho người dân; tham mưu chỉ đạo thực hiện
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô
hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các
thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Dự án 2 Chương trình 135 theo Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tham mưu chỉ đạo thực hiện
chỉ tiêu về hệ thống thủy lợi và chỉ tiêu nước sinh hoạt theo tiêu chí xã ra khỏi
diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình 135. Riêng đối với nội dung triển khai đầu
tư 54,33 km đường ra khu sản xuất tập trung và 167,72 km kênh, mương, ống cấp
nước giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì kiểm tra thực tế ngay trong 6 tháng đầu năm 2017 để tham mưu hình thức, cách thức đầu tư cho
hiệu quả, tránh lãng phí.
e) Sở Nội vụ: Tham mưu các giải pháp thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã ở tất cả các trình độ: Chuyên môn, nghiệp vụ; lý luận chính trị; quản lý nhà nước và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Coi trọng việc nâng cao
năng lực thực tiễn và thực thi công vụ, rèn luyện thái độ tác phong đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã. Hướng dẫn các huyện thực hiện việc luân chuyển, biệt phái
cán bộ công chức ở huyện đến làm việc tại xã ĐBKK. Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương liên quan tham mưu thực hiện việc luân chuyển, biệt phái công
chức từ các sở, ngành của tỉnh đến làm việc tại các xã ĐBKK.
g) Sở Thông tin và Truyền thông: Tham mưu xây dựng Đề án thực hiện việc giảm nghèo về thông tin thuộc Dự
án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày
02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án hỗ trợ việc thu sóng để người dân
vùng ĐBKK, vùng dân tộc và miền núi được xem các kênh truyền hình quốc gia và
truyền hình Quảng Ninh.
h) Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Căn cứ Đề án được phê
duyệt xây dựng kế hoạch kinh phí cho vay, hướng dẫn quy trình, thủ tục và thực
hiện cho vay vốn theo quy định.
i) Các sở, ban, ngành khác có liên
quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động xây
dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phối hợp thực hiện Đề án; các ngành và cơ
quan truyền thông đẩy mạnh việc tuyên truyền những nội dung, việc làm cụ thể ở
xã, thôn thực hiện Đề án.
7.2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Ủy ban nhân dân các huyện có xã, thôn ĐBKK
- Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ đưa các xã, thôn trên địa bàn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục
tiêu Chương trình 135;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án
này; phê duyệt Đề án đưa xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành Chương trình
135 của các xã thuộc huyện; theo đó phải cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp phải
phù hợp với đặc điểm, tính chất, đặc thù của từng thôn, bản, xã đặc biệt khó
khăn để xây dựng nội dung, lộ trình, tiến độ đưa các xã, thôn ĐBKK hoàn thành mục
tiêu Chương trình 135;
- Các huyện có xã, thôn ĐBKK bổ sung
nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình Giảm nghèo bền vững thực hiện
nhiệm vụ đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu chương trình
135 giai đoạn 2017 - 2020;
- Chỉ đạo phân công các phòng, ban,
ngành chức năng của huyện giúp xã, thôn ĐBKK; chủ động cử cán bộ trực tiếp tham
gia ban quản lý các chương trình, đề án tại các thôn, xã ĐBKK. Các huyện có thể
thành lập tổ công tác bao gồm cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn,
trực tiếp hỗ trợ các xã trong thực hiện Chương trình 135;
- Thực hiện việc luân chuyển, biệt
phái cán bộ, công chức, viên chức có năng lực của các phòng, ban chuyên môn,
đơn vị sự nghiệp ở cấp huyện đến làm việc tại xã ĐBKK và ngược lại.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
vận động, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tại địa
phương trong thực hiện nhiệm vụ đưa các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương
trình 135;
- Chỉ đạo các xã phân tích, xác định
rõ nguyên nhân nghèo của từng hộ, từ đó xây dựng giải pháp tác động, phương án
cụ thể để hỗ trợ từng hộ thoát nghèo bền
vững cho phù hợp;
- Chủ động thực hiện lồng ghép các
chương trình, dự án, nguồn vốn; đề xuất phân bổ nguồn lực tập trung cho việc thực
hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xã ra khỏi diện ĐBKK và hoàn thành Chương trình
135;
- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan
chức năng của tỉnh để thu hút đầu tư vào các xã ĐBKK; thực hiện tốt việc huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các xã thôn
ĐBKK. Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các xã ĐBKK trên
địa bàn, không để xảy ra thất thoát, lãng
phí;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát,
đôn đốc thực hiện nhiệm vụ, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh ở cấp
xã. Định kỳ sơ, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo chỉ đạo của cấp
trên.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố không có xã, thôn ĐBKK: Tích cực huy động
nguồn lực hỗ trợ các xã, thôn ĐBKK.
7.3. Ủy ban nhân dân các xã ĐBKK, các
xã có thôn ĐBKK
- Trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm
vụ đưa xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; xây dựng
Đề án đưa xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành Chương trình 135
(gắn với Đề án phát triển sản xuất giai đoạn 2017 - 2020) trình Ủy ban nhân dân
huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện;
- Chủ động trong công tác tuyên truyền
vận động người dân đoàn kết, đồng lòng, hăng hái lao động
sản xuất, tích cực đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng bằng
việc hiến đất, tự giải phóng mặt bằng, đóng góp công lao động, vật liệu, máy
móc thiết bị... để thực hiện các mục tiêu của Đề án; chống tư tưởng trông chờ, ỷ
lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và bên ngoài.
- Phân tích, xác định rõ nguyên nhân
nghèo của từng hộ trên địa bàn để xây dựng phương án chi tiết với từng hộ và đề
xuất biện pháp trợ giúp thoát nghèo bền vững
cho phù hợp;
- Chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Quyết định
số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của cấp
trên. Sử dụng công khai, minh bạch, đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực đầu
tư, hỗ trợ, không để xảy ra thất thoát,
lãng phí. Đồng thời chủ động huy động lồng ghép các nguồn lực tại chỗ, từ nhân
dân để thực hiện các mục tiêu của Đề án;
- Thực hiện tốt đề án phát triển sản
xuất, phương án giao đất, giao rừng và công tác đào tạo nghề, giới thiệu và giải
quyết việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân;
- Từng xã, thôn ĐBKK cần huy động lực
lượng từ các tổ chức, đoàn thể tham gia thực hiện Đề án trên địa bàn;
- Thường xuyên kiểm tra việc tổ chức
thực hiện, giám sát, chủ động phát hiện và kịp thời giải quyết, đề xuất giải
pháp giải quyết những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai
thực hiện tại địa phương. Thực hiện sơ, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Đề
án theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các yêu cầu và
nhiệm vụ cần điều chỉnh các địa phương, đơn vị kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân
dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp); giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối
hợp các sở, ban, ngành liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Các Bộ: Kế hoạch
và Đầu tư; Tài chính; Ủy ban Dân tộc (B/c);
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (t/h);
- UB MTTQ, các tổ chức CT-XH tỉnh (P/h);
- Cổng TT điện tử VP UB;
- V0-V5, các chuyên viên TH VP UB;
- Lưu: VT, NLN3 (25b, QĐ 02).
|
T/M ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Long
|