Quyết định 1934/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án Ban tiếp dân của Ủy ban nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 1934/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/04/2009
Ngày có hiệu lực 24/04/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Thảo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1934/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BAN TIẾP DÂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Được sự nhất trí của Thường trực Thành ủy, đại diện Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ về Đề án Ban tiếp dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án Ban tiếp dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội” kèm theo quyết định này.

Điều 2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Thanh tra Thành phố, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, Ủy ban nhân dân thành phố Sơn Tây, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ Đề án Ban tiếp dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP Hà Nội (để báo cáo);
- Đoàn Đại biểu QH TP Hà Nội (để báo cáo);
- Chủ tịch, các Đ/c PCT UBND TP;
- Chánh VP, các Đ/c Phó VP UBND TP;
- Các phòng thuộc VP UBND TP;
- Lưu VT, TNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Thảo

 

ĐỀ ÁN

BAN TIẾP DÂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1934/QĐ-UBND ngày 24/4/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ NHỮNG MỤC TIÊU, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

I. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Công tác tiếp công dân đã được cấp ủy Đảng, chính quyền và lãnh đạo Thành phố quan tâm chỉ đạo, xác định đây là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố thời gian gần đây đã có sự chuyển biến rõ nét, nhất là ở cấp Thành phố. Đối với cấp quận, huyện, công tác này đã có chuyển biến nhất định nhưng chưa đồng đều. Ở cấp cơ sở, một số đơn vị còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh, chưa tập trung, tăng cường cho công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nên hiệu quả chưa cao.

Nhìn chung, trên toàn thành phố, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được xem xét, giải quyết đúng quy định; nhiều vụ việc nổi cộm đã được kịp thời, giải quyết thấu lý đạt tình, không để phát sinh thành “điểm nóng”. Thời gian gần đây, tình trạng công dân tập trung khiếu kiện đông người tại trụ sở Thành ủy, UBND Thành phố, nhất là tại các kỳ họp HĐND Thành phố đã giảm hẳn. Những chuyển biến tích cực nói trên đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.

Tuy nhiên, công tác tiếp công dân của Thành phố và cơ sở cũng còn một số bất cập và hạn chế như sau:

- Theo mô hình hiện nay, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố đều tổ chức tiếp công dân. Cách thức tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn có nơi chưa nhất quán làm người dân phải đi lại vòng vèo, mất thời gian và gây bức xúc. Số lượng công dân có nhu cầu gặp trực tiếp lãnh đạo Thành phố lớn, nhưng thực tế lãnh đạo Thành phố chưa thể tiếp đầy đủ theo nguyện vọng của công dân.

- Nhiều nơi còn chưa gắn bó chặt chẽ công tác tiếp công dân với việc xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực tế hiện nay chưa có cơ quan chuyên môn chuyên trách theo dõi, kiểm tra, đôn đốc kết quả tiếp công dân, xử lý đơn trong toàn thành phố và theo dõi kết quả thực hiện các yêu cầu của Trung ương và chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố còn bị hạn chế; Một số đơn vị cơ sở thực hiện chưa nghiêm túc, kịp thời, làm cho việc tiếp công dân, xử lý đơn có nơi, có lúc chỉ mang tính hình thức.

- Sau khi các cơ quan chuyên môn (Thanh tra Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường …) kết luận đơn khiếu nại, tố cáo, không có đơn vị nào đóng vai trò đầu mối theo dõi, đôn đốc việc ra quyết định giải quyết khiếu nại, thông báo kết luận đơn tố cáo nên có một số trường hợp việc ban hành các quyết định giải quyết khiếu nại, thông báo kết luận đơn tố cáo còn chậm.

- Hệ thống tiếp công dân ở cấp cơ sở chưa thống nhất theo quy định của Thành phố. Cơ chế phối hợp giữa bộ phận tiếp công dân với cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa rõ ràng. Thêm vào đó, số lượng công dân đến khiếu kiện ngày càng tăng trong khi bộ máy tiếp công dân chưa thật sự chuyên nghiệp, hoàn thiện, một số nơi còn yếu kém về trình độ năng lực chuyên môn nên thường xuyên trong tình trạng quá tải, không thể đáp ứng được yêu cầu của người dân cũng như đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội có đặc thù là diện tích lớn, dân cư đông, dân trí và dân chủ ngày càng nâng cao, đang và sẽ triển khai nhiều dự án lớn cần giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân. Dự báo trong thời gian tới số lượng các vụ khiếu nại, tố cáo sẽ tiếp tục tăng. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan Trung ương, nên việc tiếp và xử lý đơn của công dân đòi hỏi phải thận trọng, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, mang tính nhạy cảm được công luận và báo chí quan tâm.

Thủ đô Hà Nội còn có trách nhiệm phối hợp với Trụ sở tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức giữ gìn an ninh trật tự, phục vụ tiếp các đoàn khiếu nại, tố cáo đông người của các tỉnh, thành phố khác. Một số vụ việc công dân các tỉnh tập trung đông người, có đơn đề nghị được biểu tình rất phức tạp (công dân thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng …), UBND Thành phố đã kịp thời chỉ đạo chính quyền cơ sở và Công an Thành phố phối hợp chặt chẽ với các tỉnh bạn để xử lý dứt điểm, không để xảy ra việc tập trung đông người gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự tại Thủ đô.

Mô hình tiếp công dân hiện nay của Thành phố (Phòng tiếp công dân trực thuộc Văn phòng UBND Thành phố) còn hạn chế về cả số lượng cán bộ cũng như chức năng, quyền hạn; chưa đủ tầm để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng tăng trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để khắc phục những bất cập và hạn chế nói trên đồng thời để đáp ứng nguyện vọng của người dân và những đòi hỏi của quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta, UBND Thành phố Hà Nội thống nhất xây dựng Đề án “Ban tiếp dân của UBND thành phố Hà Nội”. Đây là vấn đề vừa có tính thời sự cấp bách vừa có tính chiến lược cần được tập trung quan tâm chỉ đạo và thực hiện.

II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu của Đề án

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ