Quyết định 1907/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1907/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/06/2015
Ngày có hiệu lực 24/06/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Doãn Văn Hưởng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1907/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 24 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Xét đề nghị của UBND huyện Văn Bàn tại Tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 29/5/2015 và ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 150/TTr-SKH ngày 16/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

- Tập trung phát triển các ngành kinh tế tạo động lực trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện một cách bền vững. Phát triển kinh tế huyện Văn Bàn trong giai đoạn tới, xác định nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới giữ vai trò trọng tâm, xuyên suốt; du lịch - dịch vụ là mũi nhọn; công nghiệp, xây dựng là quan trọng.

- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, chất lượng, hiệu quả; chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành theo hướng tích cực. Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, khai thác tối đa lợi thế so sánh của huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; quan tâm đúng mức bảo vệ môi trường; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; củng cố quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị ngày một trong sạch, vững mạnh. Xây dựng huyện Văn Bàn trở thành huyện phát triển khá của tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

a) Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,8%, trong đó: tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 5,5%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng là 15,5%/năm, ngành thương mại - dịch vụ là 14,5%. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo trật tự: Nông, lâm thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ năm 2020: 22,5% - 55,8% - 21,7%.

Phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, đến năm 2020, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 41 triệu đồng/người.

Phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất được duy trì đều ở mức 9,17%/năm. Tổng giá trị sản xuất huyện Văn Bàn quản lý đạt 12.788 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), cơ cấu tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 13,8% - 66,1% - 20,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 75 triệu đồng/người.

b) Về phát triển xã hội

- Về xã hội: Giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu duy trì tỷ lệ tăng dân stự nhiên khoảng 1,05 - 1,1%; quy mô dân số của huyện đến năm khoảng 90.505 người, đến năm 2030 là 98.011 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu tạo việc làm tăng thêm bình quân cho 2.000 lao động/năm.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, đến năm 2020 đạt trên 50% lao động đã qua đào tạo nghề và đến năm 2030 có 75% số lao động qua đào tạo, tập huấn nghề.

- Về giáo dục: Đến năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường mẫu giáo đạt 100%, tiểu học: đạt 100%, trung học cơ sở: 99,9%; tỷ lệ học sinh vào các trường trung học phổ thông đạt 80%; Phấn đấu 90% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông tham gia đào tạo nghề và học trung học chuyên nghiệp.

- Về y tế: Các cơ sở y tế xã đáp ứng yêu cầu theo dõi và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân với 100% xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

Y tế huyện được kiện toàn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh nhân dân trong huyện, giảm tải cho bệnh viện cấp trên. Nâng cấp, mở rộng bệnh viện huyện, phấn đấu đến năm 2020 đạt 170-180 giường bệnh (không tính giường của trạm y tế xã). Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15% vào năm 2020. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

[...]