ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1902/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
03 tháng 7 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NĂM 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam
giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày
12/12/2016 của HĐND tỉnh ban hành Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh
Hòa giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2350/QĐ-UBND ngày 14/8/2017
của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai Chương trình phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 3448/QĐ-UBND ngày
16/11/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển nhân lực quản lý hành chính, sự
nghiệp giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 3768/QĐ-UBND ngày
12/12/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển nhân lực khối Đảng, Mặt trận,
Đoàn thể giai đoạn 2017-2020 và đào tạo lý luận chính trị đối với cán bộ, công
chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 4063/QĐ-UBND ngày
29/12/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển nhân lực huyện Khánh Sơn và
Khánh Vĩnh giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 25/01/2018
của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển nhân lực Khối sản xuất kinh doanh giai đoạn
2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình
số 1445/TTr-SNV ngày 20/6/2018;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương
trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa năm 2018 (Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- BTC Tỉnh ủy, BTG Tỉnh ủy, BDV Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy;
- Trường Chính trị tỉnh;
- Các DNNN trực thuộc tỉnh;
- Các tổ chức Hội;
- Đài PTTH, Báo Khánh Hòa, TT Cổng TTĐT;
- Lãnh đạo các phòng VP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, MN, HP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đắc Tài
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1902/QĐ-UBND ngày 03/7/2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Khánh Hòa)
Ngày 14/8/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết
định số 2350/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch triển khai Chương trình phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 và phê duyệt kế hoạch triển
khai Chương trình phát triển nhân lực giai đoạn 2016-2020 cho các khối theo các
Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định
tại Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của HĐND tỉnh ban hành Chương
trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020. Để cụ thể hóa nội
dung thực hiện trong năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển
khai như sau:
I. MỤC TIÊU
Quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ mục tiêu tổng
quát, mục tiêu cụ thể được xác định tại Chương trình phát triển nhân lực tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND
ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
II. NỘI DUNG, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Các cơ quan chủ trì các khối bao gồm Sở Nội
vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc có nhiệm vụ triển
khai thực hiện các nội dung theo các mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra tại mỗi Kế
hoạch triển khai Chương trình phát triển nhân lực giai đoạn 2016-2020 đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành và các nội dung tại Kế hoạch phát triển nhân lực năm
2018 do từng cơ quan chủ trì đã xây dựng.
2. Một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tập
trung trong năm 2018:
a) Lớp Đại học Hành chính - hệ vừa làm vừa học,
văn bằng 1:
Tiếp tục triển khai lớp Đại học Hành chính hệ vừa
làm vừa học, văn bằng 1 (khóa 2015-2020) tại tỉnh Khánh Hòa do Sở Nội vụ chủ
trì, phối hợp Trường Chính trị và Học viện Hành chính Quốc gia liên kết đào tạo
cho đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã.
- Kinh phí thực hiện: 1.783.000.000 đồng từ nguồn
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh.
b) Các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước:
Thực hiện các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước chương trình ngạch Chuyên viên (02 lớp), Chuyên viên chính (02 lớp) theo Kế
hoạch đào tạo năm 2018 của Trường Chính trị đã được Tỉnh ủy phê duyệt. Sở Nội vụ
có trách nhiệm thực hiện chiêu sinh, phê duyệt danh sách gửi Trường Chính trị
thực hiện bồi dưỡng.
- Kinh phí thực hiện: Theo nguồn kinh phí không tự
chủ đã được ngân sách tỉnh cấp về Trường Chính trị tỉnh;
c) Các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị:
Thực hiện các lớp bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính
trị (02 lớp hệ tập trung và 10 lớp hệ không tập trung) theo Kế hoạch đào tạo
năm 2018 của Trường Chính trị đã được Tỉnh ủy phê duyệt. Ban Tổ chức có trách
nhiệm thực hiện chiêu sinh, phê duyệt danh sách gửi Trường Chính trị thực hiện
bồi dưỡng.
- Kinh phí thực hiện: Theo nguồn kinh phí không tự
chủ đã được ngân sách tỉnh cấp về Trường Chính trị tỉnh;
Tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng Cao cấp lý luận
chính trị (01 lớp) tại tỉnh Khánh Hòa do Ban Tổ chức chủ trì, phê duyệt danh
sách phối hợp Trường Chính trị và Học viện Chính trị Quốc gia thực hiện.
- Kinh phí thực hiện: 750.000.000 đồng từ nguồn
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh.
d) Các lớp bồi dưỡng chức danh lãnh đạo:
Thực hiện lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý
dành cho cấp Phòng (02 lớp) theo Kế hoạch đào tạo năm 2018 của Trường Chính trị
đã được Tỉnh ủy phê duyệt. Sở Nội vụ có trách nhiệm thực hiện chiêu sinh, phê
duyệt danh sách gửi Trường Chính trị thực hiện bồi dưỡng.
- Kinh phí thực hiện: Theo nguồn kinh phí không tự
chủ đã được ngân sách tỉnh cấp về Trường Chính trị tỉnh;
Thực hiện chương trình cập nhật kiến thức cho cán bộ
quản lý đương nhiệm (02 lớp) do Ban Tổ chức chủ trì, phối hợp Trường Chính trị,
Học viện Chính trị Quốc gia thực hiện.
- Kinh phí thực hiện: 1.641.500.000 đồng từ nguồn
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh.
e) Các lớp bồi dưỡng theo vị trí việc làm, chức
danh nghề nghiệp
Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp
đã được ngân sách tỉnh cấp kinh phí thực hiện theo nguồn kinh phí không tự chủ
tại các cơ quan, địa phương, Chương trình phát triển nhân lực tỉnh cấp kinh phí
để thực hiện các lớp sau để kịp thời đạt tỷ lệ công chức, viên chức được bồi dưỡng
theo vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp theo yêu cầu của Bộ quản lý chuyên
ngành, cụ thể:
- Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch: Do Sở Tư pháp chủ
trì thực hiện;
Kinh phí thực hiện: 462.000.000 đồng từ nguồn
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh.
- Lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Giáo viên các
cấp (từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông đối với các hạng II, hạng III):
Do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thị, xã,
thành phố thực hiện;
Kinh phí thực hiện: 2.416.500.000 đồng từ nguồn
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh.
f) Đào tạo phát triển nhân lực ngành y tế
Sở Y tế chủ trì thực hiện Đề án phát triển nhân lực
ngành y tế giai đoạn 2016-2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đồng thời,
có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng theo mục tiêu của Đề án và của Chương
trình phát triển nhân lực tỉnh.
Kinh phí thực hiện: 3.157.000.000 đồng từ nguồn
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh.
g) Các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho khối huyện miền
núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh
- Tổ chức các lớp đào tạo nghề do Ban Dân tộc chủ
trì, phối hợp thực hiện cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, cụ thể:
+ Đào tạo nghề nông nghiệp: 18 lớp đào tạo thường
xuyên và sơ cấp, 04 lớp đào tạo trung cấp trở lên cho các ngành nghề: Kỹ thuật
trồng cây ăn quả, Kỹ thuật trồng cây lương thực, thực phẩm, Kỹ thuật nuôi cá nước
ngọt, Thú y, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Bảo quản và chế biến nông sản, Trồng trọt.
+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp: 17 lớp đào tạo thường
xuyên và sơ cấp, 12 lớp đào tạo trung cấp trở lên cho các ngành nghề: May thời
trang và may công nghiệp, Xây dựng nề, Kỹ thuật xây dựng, Chế biến thủy sản, Chế
biến gạch không nung, Sửa chữa xe máy, Nấu ăn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Công
nghệ thông tin, Điện công nghiệp, Cơ khí (Hàn), Hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ
nhà hàng - du lịch.
- Cơ sở đào tạo nghề: Trường Trung cấp nghề Dân tộc
nội trú, Trung tâm Học tập cộng đồng các xã, thị trấn, doanh nghiệp và các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tham gia dạy nghề.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho đội ngũ
giáo viên Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đạt chuẩn
theo quy định để đáp ứng quy mô đào tạo của trường và nhu cầu học nghề của địa
phương.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước đã cấp
kinh phí theo Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và
Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động.
h) Các lớp đào tạo, bồi dưỡng của khối sản xuất
kinh doanh:
Các Sở thuộc khối sản xuất kinh doanh chủ động thực
hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo nội dung đã đăng ký tại Sở Kế hoạch
và Đầu tư - cơ quan chủ trì khối sản xuất kinh doanh bằng nguồn kinh phí không
tự chủ cấp cho từng cơ quan, kinh phí hoạt động của các Chương trình mục tiêu
quốc gia, Đề án... và từ nguồn xã hội hóa.
Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí từ nguồn Chương
trình phát triển nhân lực tỉnh cho các nội dung đã được đăng ký tại Kế hoạch
phát triển nhân lực khối sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì thực
hiện các nội dung đào tạo Kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp
và Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
+ Kinh phí thực hiện: 790.000.000 đồng từ nguồn
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh.
III. KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện năm 2018: 11.000.000.000 đồng,
trong đó:
1. Khối quản lý hành chính, sự nghiệp:
7.818.500.000 đồng, cụ thể:
- Sở Nội vụ: 1.783.000.000 đồng;
- Sở Giáo dục và Đào tạo: 2.416.500.000 đồng;
- Sở Tư pháp: 462.000.000 đồng;
2. Khối Đảng, đoàn thể và Mặt trận: 2.391.500.000 đồng;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy: 750.000.000 đồng;
- Trường Chính trị: 1.641.500.000 đồng;
3. Khối sản xuất, kinh doanh: 790.000.000 đồng
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
790.000.000 đồng.
Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước trích cho Chương
trình phát triển nhân lực tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ các nội dung kế hoạch này, các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện, báo
cáo kết quả về cơ quan chủ trì thuộc khối để tổng hợp (Sở Nội vụ - Khối quản lý
hành chính, Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Khối Đảng, Đoàn thể, Mặt trận, Sở Kế hoạch và
Đầu tư - Khối sản xuất kinh doanh, Ban Dân tộc - Khối huyện Khánh Sơn, Khánh
Vĩnh).
2. Các cơ quan chủ trì các khối có trách nhiệm theo
dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch của các cơ quan thành
viên thuộc khối. Đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ - cơ quan thường
trực Ban chỉ đạo phát triển nhân lực.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí nguồn
kinh phí đã dự kiến tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định cấp kinh
phí bổ sung cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc,
các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo, đề xuất cơ quan chủ trì khối để báo
cáo Ban chỉ đạo phát triển nhân lực tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện (thông qua
Sở Nội vụ)./.