ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2355/QĐ-UBND
|
Nha Trang, ngày 24 tháng 09 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân
dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày
22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-HĐND
ngày 29/6/2012 của HĐND tỉnh về Chương trình phát triển
nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 của UBND tỉnh
về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại
công văn số 1985/SKHĐT-TH ngày 21/9/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hoạt động
của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020”.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực
của Chương trình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban chỉ
đạo thực hiện Chương trình phát triển nhân lực; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTU, TTHĐND;
- TT UBND tỉnh;
- Lưu VP/PH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Chiến Thắng
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 của UBND tỉnh)
Điều 1. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban chỉ đạo
1. Ban
chỉ đạo thực hiện Chương trình
phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm
2020 (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo
Chương trình phát triển nhân lực) được thành lập theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2012 của UBND tỉnh
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh và chịu trách nhiệm
trước Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về thực hiện
các nhiệm vụ thuộc Chương trình
phát triển nhân lực theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 29/6/2012 của HĐND tỉnh.
2. Giúp UBND tỉnh giám sát và chỉ đạo thực hiện Chương
trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
3. Đôn đốc, kiểm tra việc các
sở, ban, ngành; các đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực
hiện Chương trình.
4. Thực hiện các chế độ báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện Chương trình.
Điều 2. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Trưởng ban chỉ đạo
1. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên Ban chỉ đạo.
2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện nhiệm vụ được giao của các thành viên Ban chỉ đạo.
3. Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các thành viên ban chỉ đạo; giữa Ban chỉ
đạo với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan.
4. Triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban chỉ đạo.
5. Chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo vả quyết định những vấn đề
thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.
Điều 3. Nhiệm vụ
và quyền hạn của Phó ban chỉ đạo
1. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo điều hành hoạt động chung của Ban chỉ đạo.
2. Tổ chức phối hợp giữa các thành viên của Ban chỉ đạo để triển khai các
kế hoạch hoạt động Chương trình do Ban chỉ đạo đề ra.
3. Chuẩn bị nội dung và tham gia các cuộc họp, buổi
làm việc của Ban chỉ đạo theo sự triệu tập của Trưởng Ban chỉ đạo.
4. Thực hiện nhiệm vụ của Trưởng Ban chỉ đạo khi Trưởng Ban chỉ đạo đi vắng hoạc theo ủy quyền của Trưởng Ban chỉ đạo.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban chỉ đạo theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
6. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trưởng Ban chỉ
đạo về nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Nhiệm vụ,
quyền hạn của các ủy viên Ban chỉ đạo
1. Tham gia các cuộc họp do Trưởng Ban chỉ đạo triệu tập và tham gia ý kiến về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của lĩnh vực
ngành được phân công.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đôn đốc, báo cáo Ban chỉ đạo về
phát triển nhân lực của lĩnh vực,
ngành được phân công.
3. Báo cáo định kỳ 06 tháng và một năm về kết quả thực hiện kế hoạch phát
triển nhân lực được phân công và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban chỉ đạo.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến nội dung phát triển nhân lực theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo hoặc
Phó trưởng ban chỉ đạo được ủy quyền
theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Quy chế này.
Điều 5. Nhiệm vụ
cụ thể của từng sở, ban, ngành và đơn vị
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tổng hợp
và xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình.
b) Chủ trì bố
trí vốn đầu tư xây dựng các công trình thuộc nội dung Chương trình từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước; phối hợp Sở Tài chính xem xét cân đối bố trí nguồn kinh phí thực
hiện công tác đào tạo theo kế hoạch
hàng năm.
c) Phối hợp với
các sở ngành liên quan thực hiện kêu gọi đầu tư, thu hút nguồn vốn xã hội hóa
ngoài ngân sách thực hiện đầu tư các công trình giáo dục, đào tạo nghề trên địa
bàn tỉnh.
d) Theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình; định kỳ đề xuất, báo cáo Ban chỉ đạo tình hình triển khai thực hiện Chương trình.
2. Sở Tài chính:
a) Chủ trì
cân đối bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác đào tạo theo nhu cầu phát triển
nhân lực; phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đầu tư xây dựng các công
trình thuộc nội dung Chương trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
theo kế hoạch hàng năm.
b) Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực của lĩnh vực,
ngành mình trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công.
3. Sở Nội vụ:
a) Xây dựng kế
hoạch phát triển nhân lực đối với
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức
theo định kỳ hàng năm, năm năm: nhu cầu số lượng, bậc học và
kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.
b) Xem xét,
rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách nhằm phát triển về
số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
c) Chủ trì,
phối hợp các đơn vị liên quan Xây dựng
chính sách hỗ trợ, ưu đãi để thu hút nhân lực có trình độ cao vào làm việc tại khu vực quản lý hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo trên cơ sở Quy hoạch
phát triển hệ thống giáo dục - đào
tạo được duyệt; nhu cầu số lượng, bậc học và kinh phí thực hiện công tác
đào tạo, đề xuất nhu cầu vốn đầu tư xây dựng.
b) Chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện công tác phát triển nhân lực và đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu
thực tế về phát triển nhân lực của ngành trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng kế hoạch phát triển nhân
lực trong lĩnh vực đào tạo nghề; hướng dẫn các đơn vị đào tạo nghề xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác
đào tạo nghề; nhu cầu về số lượng và kinh phí đào tạo nghề, vốn đầu tư xây dựng.
b) Chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chính sách đào tạo và thu hút lao động
có tay nghề cao; chính sách hỗ trợ đào tạo công nhân tại các doanh nghiệp.
6. Các sở, ban, ngành khác:
Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực
trong lĩnh vực, ngành mình phụ trách theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
nhu cầu về số lượng, bậc học và kinh phí đào tạo để phát triển nhân lực của ngành.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Đề xuất với
các sở, ban, ngành; đơn vị đào tạo và đơn vị liên quan về kế hoạch phát triển
nhân lực trên địa bàn quản lý; nhu cầu về số lượng, bậc học để các đơn vị tổng hợp xây dựng kế hoạch phát
triển nhân lực theo từng lĩnh vực,
ngành.
8. Các trường đại học, cao đẳng, Trường Chính trị tỉnh:
Các đơn vị nắm bắt nhu cầu nhân lực của
các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; xây dựng kế hoạch đào tạo của từng đơn vị để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội; xây dựng nhu cầu số lượng, bậc học và dự toán kinh phí đào tạo theo nhu cầu cần thiết đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ và
huy động nguồn lực ngoài xã hội.
Điều 6. Chế độ
làm việc và công tác báo cáo
1. Thành viên Ban chỉ đạo làm
việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách
nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao.
2. Ban chỉ đạo định kỳ họp 06
tháng /lần. Đối với các vấn đề quan trọng cần nhóm họp toàn thể Ban chỉ đạo thì Trưởng Ban chỉ đạo triệu tập cuộc họp đột xuất.
3. Các sở, ban, ngành; địa phương và đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu liên
quan về phát triển nhân lực thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công của từng đơn vị theo yêu cầu của Trưởng ban, Phó trưởng
Ban chỉ đạo.
4. Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo tình hình hoạt động phát triển nhân lực theo từng lĩnh vực, ngành được phân công theo quy định.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các thành viên Ban chỉ đạo
báo cáo Trưởng ban xem xét chỉ đạo
thực hiện./.