Quyết định 19/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 19/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/11/2007
Ngày có hiệu lực 16/11/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Cao Anh Lộc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Số: 19/2007/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 06 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dược đến 2010”;
Căn cứ Quyết định số 10/2004/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2002 - 2010;
Xét Tờ trình số 49/TTr-SYT ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Sở Y tế về việc xin phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010 ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này. Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ quyết định thực hiện.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH




Cao Anh Lộc

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 1997 - 2006

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC:

Giai đoạn 1997 - 2006, ngành Dược tỉnh Bạc Liêu được hình thành và phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn. Thực hiện các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành Dược tỉnh nhà đã có những bước phát triển cơ bản về tổ chức, bộ máy, năng lực cung ứng thuốc…; đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân (BVCS & NCSKND).

1. Tổ chức nhân lực dược:

* Đội ngũ cán bộ dược hiện có:

SỐ TT

PHÂN BỔ CÁN BỘ DƯỢC ĐẾN NĂM 2006

DSĐH & SĐH

DSTH

DƯỢC TÁ

TỔNG CỘNG

TỈ LỆ % SO VỚI TỔNG NHÂN LỰC DƯỢC CỦA TỈNH

1

Trong cơ sở Nhà nước tuyến tỉnh

21

102

02

125

30,9

2

Trong cơ sở Nhà nước tuyến huyện

01

79

03

83

20,5

3

Tại các cơ sở Trạm Y tế

00

56

01

57

14,1

4

Ngoài khu vực Dược tư nhân (không phải là CBCC Nhà nước)

15

67

57

139

34,5

5

Tổng số

37

304

63

404

100%

* Tình hình nhân lực dược của tỉnh Bạc liêu so với cả nước:

PHÂN BỔ/CHỈ TIÊU

TỈNH BẠC LIÊU

CẢ NƯỚC

Tổng số cán bộ dược

404

42.641

Tính chung số dân/01 CB dược

2000

1869

Số Dược sĩ đại học và sau đại học

37

9224

Số dân/01 DS đại học (kể cả DS khu vực ngoài công lập)

21.975

8.643

Tỉ lệ DS đại học/vạn dân (10.000 dân)

0.45

1.16

2. Hệ thống cung ứng thuốc:

Mạng lưới bán lẻ thuốc trong tỉnh đến cuối năm 2006 có 241 điểm (không kể các cơ sở kinh doanh thuốc YHCT) gồm: 10 hiệu thuốc, 135 đại lý bán lẻ thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Bạc Liêu, 28 nhà thuốc tư nhân, 07 nhà thuốc bệnh viện và 61 tủ thuốc trạm y tế xã, phường, thị trấn (chưa tính tại mỗi ấp có 01 tủ thuốc Y tế ấp). Ngoài ra còn có 26 cơ sở bán thuốc thành phẩm đông dược. Hiện tại số điểm cung ứng thuốc đạt trung bình 3.400 người dân/1điểm bán lẻ thuốc;

Hiện có 02 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa kinh doanh dược phẩm đóng trên địa bàn tỉnh (Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang và Công ty Cổ phần Dược phẩm Bạc Liêu). Tại các bệnh viện công lập, khoa Dược đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho điều trị nội trú không để bệnh nhân tự mua thuốc bên ngoài. 60% thuốc sản xuất trong nước đã được sử dụng trong các cơ sở điều trị Nhà nước.

II. HẠN CHẾ, TỒN TẠI:

Trong điều kiện cả nước thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, ngành Dược Bạc Liêu đã có nhiều cố gắng bảo đảm thuốc thiết yếu cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, ngành Dược tỉnh Bạc Liêu hiện đang đứng trước những hạn chế và tồn tại như sau:

[...]