Quyết định 189/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 189/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/01/2012
Ngày có hiệu lực 19/01/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Văn Nam
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 19 tháng 01 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1489/TTr-SNN ngày  12/12/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 gồm các nội dung sau:

1. Mục đích:

Xây dựng các cơ sở giết mổ - chế biến - bảo quản sản phẩm gia súc - gia cầm tập trung theo tiêu chuẩn hiện đại với công suất lớn và phương thức giết mổ - chế biến theo hướng công nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; các cơ sở giết mổ có công suất nhỏ với phương thức giết mổ bán công nghiệp hoặc thủ công chỉ bố trí ở các vùng nông thôn, các xã vùng sâu - vùng xa và sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu thụ tại chỗ.

2. Yêu cầu:

- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng địa bàn các huyện, thị xã; đảm bảo tính ổn định lâu dài, phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng.

- Việc quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ - chế biến sản phẩm động vật phải gắn kết với thị trường kinh doanh, thuận lợi trong việc vận chuyển và gần mạng lưới tiêu thụ, đảm bảo vừa đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ gia súc - gia cầm của các cơ sở chăn nuôi, vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng.

- Có sự phân kỳ về thời gian thực hiện, không tạo sự biến động về nguồn sản phẩm động vật cung cấp cho thị trường, công suất giết mổ đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Góp phần nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thay đổi dần tập quán sử dụng thịt nóng của đa số người tiêu dùng hiện nay.

3. Định hướng phát triển:

- Rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ cho phù hợp tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn mới, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của người dân và yêu cầu phát triển chăn nuôi bền vững của tỉnh đến năm 2020.

- Sửa chữa các cơ sở giết mổ đã hư hỏng, xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường; nâng cấp các cơ sở giết mổ có thiết kế lạc hậu, những lò mổ hoạt động quá công suất, không bảo đảm vệ sinh thực phẩm.

- Di dời các cơ sở nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường; xây dựng mô hình cơ sở giết mổ tập trung hiện đại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ giết mổ và công nghệ xử lý nước thải lò mổ.

- Chuyển dần hình thức cho thuê mặt bằng giết mổ sang gia công giết mổ trọn gói, bảo đảm qui trình giết mổ sạch với lực lượng công nhân lành nghề của cơ sở.

4. Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2020:

- Giai đoạn 2011-2015 : Dự kiến quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm tỉnh Bình Dương từ 49 cơ sở năm 2010 sẽ di dời, sắp xếp lại và nâng cấp, xây dựng mới đến năm 2015 còn 45 cơ sở (tổng công suất giết mổ: 180 - 200 con trâu bò/ngày, 1.600 - 1.700 con heo/ngày và 22.000 - 23.000 con gia cầm/ngày).

- Đến năm 2020 tiếp tục di dời, sắp xếp lại các cơ sở giết mổ theo hướng tập trung hiện đại với 40 cơ sở, tổng công suất giết mổ: 600 - 650 trâu bò/ngày, 4.500 - 4.600 con heo/ngày và 46.000 - 48.000 con gia cầm/ngày. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020 kêu gọi đầu tư nhà máy giết mổ và chế biến gia súc - gia cầm ở xã Lai Hưng, với công nghệ khép kín từ khâu giết mổ gia súc, gia cầm, pha lóc thịt tươi sống đến chế biến, bao gồm: dây chuyền giết mổ heo công suất 300 - 350 con/giờ, dây chuyền giết mổ bò công suất 100 con/giờ, dây chuyền giết mổ gia cầm công suất 2.000 - 2.500 con/giờ, xưởng chế biến thực phẩm với tổng công suất 60.000 - 70.000 tấn/năm, hệ thống cấp đông, trữ đông và trạm xử lý nước thải.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

5. Các giải pháp thực hiện:

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật tập trung trên địa bàn. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp lý đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.

- Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo các quy định bắt buộc về vệ sinh thú y trong kinh doanh buôn bán, giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân chỉ tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra bảo đảm vệ sinh.

- Tổ chức hệ thống lưu thông vận chuyển: Việc vận chuyển gia súc, gia cầm sống vào các lò mổ phải theo lộ trình quy định. Thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm nếu vận chuyển với số lượng lớn phải có phương tiện chuyên dùng, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tiêu độc, khử trùng …, nếu vận chuyển bằng phương tiện thô sơ tiêu thụ tại các chợ phải có thùng Inox chứa, đựng kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Có chính sách cho các cơ sở giết mổ phải di dời, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách, ưu đãi cho vay đối với các cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn.

[...]