Quyết định 1886/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 1886/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/05/2021
Ngày có hiệu lực 21/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Hoan
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1886/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 474/TTr-SNN ngày 24 tháng 3 năm 2021 về phê duyệt Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện có rừng triển khai thực hiện Chương trình Quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: Các PVP;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, (KT/Linh).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

 

CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. TỔNG QUAN CHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích rừng 35.740 ha, chiếm 17,03% diện tích tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng 15,97%. Trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng chiếm 16,77%, là rừng phòng hộ và đặc dụng nên nguồn lực chính để sử dụng và phát huy là về môi trường, cảnh quan và nghiên cứu khoa học; rừng sản xuất chỉ chiếm 0,26% nhưng góp phần vào mảng xanh chung.

Diện tích rừng tuy không lớn trong vùng Đông Nam Bộ nhưng có ý nghĩa và tác dụng vô cùng quan trọng đối với đời sống của người dân Thành phố, trong vùng và các vùng phụ cận vì rừng phát huy vai trò trong điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường thông qua việc hấp thụ các khí thải độc hại và trả lại khí oxy cho môi trường.

Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng của Thành phố đã nhận được nhiều sự đầu tư, qua đó đã tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện, diện tích rừng được giữ vững và tăng thêm, nhận thức chung về giá trị của rừng và cây xanh của toàn xã hội được nâng lên.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Sự cần thiết

Tình trạng chặt phá, khai thác rừng, săn bắt động vật rừng trái pháp luật đã được kéo giảm đáng kể nhưng vẫn còn xảy ra. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ven rừng và dưới tán rừng vẫn còn tác động xấu đến rừng. Nguyên nhân do hoạt động này đem lại nguồn thu cho người dân.

Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán, đã được Ủy ban nhân dân các địa phương và các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, diện tích trong quy hoạch 03 loại rừng được giữ vững. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra các vụ cháy cây lâm nghiệp trồng phân tán, do một số chủ đất, ban quản lý dự án được giao đất chưa làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy.

[...]