Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu 1879/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/11/2014
Ngày có hiệu lực 19/11/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phạm Đình Cự
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1879/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 19 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BKH ngày 27/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 23/4/2014 của UBND Tỉnh điều chỉnh một số nội dung trong Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 14/4/2011 của UBND Tỉnh;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy (tại Thông báo số 667-TB/VPTU ngày 18/4/2014 của Văn phòng Tỉnh ủy); ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (tại Thông báo số 271-TB/VPTU ngày 03/11/2014 của Văn phòng Tỉnh ủy);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 192/TTr-SKHĐT-VP21 ngày 10/11/2014),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, với các nội dung chính như sau:

I. TÊN ĐỀ ÁN

Đề án thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

II. CHỦ ĐẦU TƯ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên.

III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

- Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân.

- Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập; xây dựng lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất của tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển bền vững

a) Mục tiêu tổng quát:

Tăng trưởng ổn định, bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Phát triển bền vững vì con người, tập trung vào con người, vào chất lượng cuộc sống.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế cacbon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.

- Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển quan trọng. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

[...]