Quyết định 1876/QĐ-BGDĐT năm 2018 về Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 1876/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 21/05/2018
Ngày có hiệu lực 21/05/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Thị Nghĩa
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1876/-BGDĐT

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN CHO HỌC SINH

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;

Theo kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh ngày 19 tháng 01 năm 2018;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ (để t/h);
- Các cơ sở giáo dục đại học (để t/h);
- Các sở giáo dục và đào tạo (để t/h);

- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, NGCBQLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN CHO HỌC SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1876/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. ĐỐI TƯỢNG

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông, các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác có dạy chương trình btúc trung học cơ sở, trung học phthông (sau đây gọi tắt là giáo viên phổ thông) làm công tác tư vấn cho học sinh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giúp giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh có nhận thức đúng về công tác tư vn cho học sinh (vai trò, bản chất, nội dung, hình thức, nguyên tắc, quy trình tư vấn); đồng thời, nắm được những kỹ năng cơ bản của hoạt động này để có thể vận dụng trong việc tư vấn, hỗ trợ (về tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, công tác xã hội học đường) cho học sinh phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).

2. Mục tiêu cthể

Giúp giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh:

a) Nhận thức được sự cần thiết của công tác tư vấn cho học sinh; nắm được bản chất, nội dung, hình thức, nguyên tắc, quy trình tư vấn đối với học sinh phổ thông;

b) Hiểu được đặc điểm và nhu cầu được tư vấn của học sinh phổ thông;

c) Vận dụng đúng quy trình và nguyên tắc chung để tiến hành tham vấn, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề cụ thể của chính các em; vận dụng được một số phương pháp, kỹ thuật tìm hiểu, đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh và lập kế hoạch tư vấn để giúp các em giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân;

d) Sẵn sàng lắng nghe, tìm hiểu để đánh giá học sinh một cách khách quan, có kỹ năng định hướng, hỗ trợ học sinh khi các em gặp các vấn đề cần giải quyết.

[...]