Quyết định 1867/2012/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012 - 2020”

Số hiệu 1867/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/09/2012
Ngày có hiệu lực 28/09/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Huỳnh Văn Quang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1867/2012/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 28 tháng 9 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

 Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2114/TTr-SNN ngày 13 tháng 8 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012 - 2020” với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển chăn nuôi tỉnh Tây Ninh sớm trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Trên cơ sở tận dụng tối ưu tiềm năng, phát huy lợi thế và ứng dụng nhanh các công nghệ mới nhằm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất;

- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với giết mổ, chế biến + bảo quản và thị trường tiêu thụ. Hình thành các vùng chăn nuôi trang trại tập trung với quy mô hợp lý đối với loại vật nuôi thế mạnh của tỉnh (bò thịt lai Zebu, heo hướng nạc 3 - 4 máu ngoại, gà công nghiệp, vịt siêu thịt - vịt chuyên trứng), phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp và từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng;

- Khuyến khích phát triển trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm phù hợp về quy mô và điều kiện theo phân vùng phát triển chăn nuôi của tỉnh. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người chế biến và người tiêu thụ, giữa áp dụng công nghệ với đổi mới tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh, giữa phát triển chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ với xây dựng nông thôn mới;

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng chuyển mạnh sang loại hình gia trại, trang trại đồng thời sử dụng phương thức nuôi bán công nghiệp hoặc công nghiệp. Bố trí sắp xếp lại hệ thống giết mổ, theo hướng giảm số lượng cơ sở, tăng quy mô công suất gắn liền với đổi mới thiết bị - công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm. Quy hoạch lại hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; trong đó phải bố trí khu vực kinh doanh thịt gia súc - gia cầm cố định đảm bảo khoảng cách ly, quầy sạp đóng đúng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đến năm 2015 đạt trên 20% và năm 2020 đạt 26%.

- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm, khống chế có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm gây hại vật nuôi. Trước hết là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc, dịch bệnh heo tai xanh, xây dựng và công nhận một số vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

- Đến năm 2020, ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh cơ bản chuyển sang chăn nuôi theo loại hình trang trại, phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng;

- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm và chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có hệ thống xử lý chất - nước thải, bảo vệ tốt môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng bình quân GTSX chăn nuôi của tỉnh 5 năm (2011 – 2015) đạt 13,0%/năm và 2016 – 2020 là 11,0%/năm.

- Chất lượng đàn vật nuôi, tỷ lệ vật nuôi ở trang trại và quy mô đàn, sản phẩm chăn nuôi năm 2015 và 2020, được trình bày như sau:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính phát triển chăn nuôi tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Số TT

HẠNG MỤC

Đơn vị tính

Hiện trạng 2010

Kế hoạch đến năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020

I

Chất lượng đàn gia súc, gia cầm

 

 

 

 

1

Heo lai 2 – 3 – 4 máu ngoại

%

88

95

100

2

Bò lai Zebu

-

94

98

100

3

Cơ cấu giống bò sữa HF2 và HF3

 

75

95

100

4

Đàn gà giống mới

-

48

80

>90

5

Đàn vịt giống mới

-

79

90

>95

II

Tỷ trọng vật nuôi nuôi tại trang trại

 

 

 

 

1

Heo

%

20

45

80

2

Bò thịt

-

2

10

20

3

Bò sữa

-

90

95

100

4

Gà (nuôi bán công nghiệp và công nghiệp)

-

38

65

90

5

Vịt ((nuôi ao + chuồng)

-

18

50

80

III

Quy mô đàn gia súc – gia cầm

 

 

 

 

1

Tổng đàn heo

Con

210.509

270.000

355.000

2

Tổng đàn bò

-

128.115

146.000

160.000

 

Trong đó: Bò sữa

-

2.055

8.000

12.000

3

Tổng đàn gia cầm

1.000con

3.253

5.100

6.800

4

Tổng đàn trâu

Con

28.451

20.000

15.000

IV

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi

 

 

 

 

1

Thịt hơi các lọai

Tấn

67.599

92.000

127.300

 

- Thịt heo

-

47.354

62.880

87.400

 

- Thịt trâu bò

-

10.510

12.800

13.800

 

- Thịt gia cầm

-

9.657

16.270

26.000

2

Tỷ lệ thịt gia súc, gia cầm được giết mổ, chế biến công nghiệp

%

 

55 – 60

65 – 70

3

Trứng gia cầm

1.000quả

50.570

130.000

250.000

4

Sữa bò tươi

Tấn

2.413

11.000

23.000

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2012-2020

1. Quy hoạch vùng trang trại chăn nuôi tập trung Tây Ninh đến năm 2020:

1.1 Quy mô trang trại từng loại vật nuôi phân theo xã trình bày Phụ lục 1.

[...]