Quyết định 2789/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Khuyến nông và phát triển giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu | 2789/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 08/10/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký | Y Giang Gry Niê Knơng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2789/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 08 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2020 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 225/TTr-SNN ngày 10/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ THỦY
SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Trung tâm Khuyến nông tỉnh ĐắkLắk được thành lập vào ngày 20/01/1993, theo Quyết định số 56/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk. Ngày 10/9/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2568/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi thành Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản.
Ngay từ ngày đầu thành lập mạng lưới Khuyến nông luôn bám sát các chương trình mục tiêu của tỉnh: Chương trình xóa đói giảm nghèo ưu tiên vào vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới… v.v, tham gia triển khai hiệu quả các chương trình dự án Khuyến nông của Trung ương, địa phương và các dự án hợp tác quốc tế của Chính phủ triển khai trên địa bàn tỉnh. Tập thể viên chức, người lao động của đơn vị kiên trì bám địa bàn, tích cực chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân thông qua các lớp tập huấn cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo đầu bờ, đầu chuồng,tư vấn khuyến nông, tổ chức các hội thi, đội thi, diễn đàn nông nghiệp,…
Với phương pháp triển khai có trọng tâm, trọng điểm các chương trình khuyến nông được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh đem lại những kết quả tích cực, đã tạo ra các chuyển biến lớn về năng suất, chất lượng của các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.
Tuy nhiên hoạt động khuyến nông ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân ngày càng cao, chương trình hoạt động khuyến nông cần phải đáp ứng các yêu cầu của Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhưng kinh phí hoạt động ngày càng hạn chế, nguồn kinh phí hiện nay chỉ đáp ứng được những hoạt động cơ bản của công tác khuyến nông, chưa có nguồn kinh phí để thực hiện các chương trình khuyến nông dài hạn phục vụ các chương trình phát triển sản xuất trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Cùng với việc thực hiện Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 10/9/2019 của UBND tỉnh về tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi thành Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản. Từ đây hoạt động khuyến nông gắn với công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản trở thành một yêu cầu mới trong công tác khuyến nông.
Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản sẽ cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, tuy nhiên kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất, phát triển giống còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2789/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 08 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Chương trình khuyến nông trung ương giai đoạn 2020 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 225/TTr-SNN ngày 10/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ THỦY
SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Trung tâm Khuyến nông tỉnh ĐắkLắk được thành lập vào ngày 20/01/1993, theo Quyết định số 56/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk. Ngày 10/9/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2568/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi thành Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản.
Ngay từ ngày đầu thành lập mạng lưới Khuyến nông luôn bám sát các chương trình mục tiêu của tỉnh: Chương trình xóa đói giảm nghèo ưu tiên vào vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới… v.v, tham gia triển khai hiệu quả các chương trình dự án Khuyến nông của Trung ương, địa phương và các dự án hợp tác quốc tế của Chính phủ triển khai trên địa bàn tỉnh. Tập thể viên chức, người lao động của đơn vị kiên trì bám địa bàn, tích cực chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân thông qua các lớp tập huấn cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo đầu bờ, đầu chuồng,tư vấn khuyến nông, tổ chức các hội thi, đội thi, diễn đàn nông nghiệp,…
Với phương pháp triển khai có trọng tâm, trọng điểm các chương trình khuyến nông được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh đem lại những kết quả tích cực, đã tạo ra các chuyển biến lớn về năng suất, chất lượng của các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.
Tuy nhiên hoạt động khuyến nông ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân ngày càng cao, chương trình hoạt động khuyến nông cần phải đáp ứng các yêu cầu của Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhưng kinh phí hoạt động ngày càng hạn chế, nguồn kinh phí hiện nay chỉ đáp ứng được những hoạt động cơ bản của công tác khuyến nông, chưa có nguồn kinh phí để thực hiện các chương trình khuyến nông dài hạn phục vụ các chương trình phát triển sản xuất trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Cùng với việc thực hiện Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 10/9/2019 của UBND tỉnh về tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi thành Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản. Từ đây hoạt động khuyến nông gắn với công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản trở thành một yêu cầu mới trong công tác khuyến nông.
Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản sẽ cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, tuy nhiên kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất, phát triển giống còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất.
Để đổi mới và thúc đẩy hoạt động khuyến nông trong điều kiện kinh tế của đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, ngày 24/5/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về Khuyến nông, nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; cải tạo, thay đổi giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản,… đạt năng suất, chất lượng ngày càng cao.
Để đẩy mạnh công tác khuyến nông, phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản trong tình hình mới, UBND tỉnh phê duyệt “Chương trình Khuyến nông và phát triển giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản giai đoạn 2021 - 2025”, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch khuyến nông và dự toán kinh phí thực hiện hàng năm.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Luật Thủy sản ngày 21/11/2017.
2. Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018.
3. Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018.
4. Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 05/08/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
5. Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.
6. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7. Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
8. Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020.
9. Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về xây dựng hệ thống Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Đắk Lắk.
10. Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
11. Nghị quyết số 19/2020/NQ-HDND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về viêc quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
12. Kế hoạch số 2063/KH-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh về xây dựng Hệ thống khuyến nông viên cơ sở tỉnh Đắk Lắk.
13. Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
14. Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
15. Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
16. Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.
17. Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 10/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi thành Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk.
18. Quyết định số 1421/QĐ-SNN ngày 09/12/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản.
III. YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu của Chương trình
- Định hướng nâng cao năng lực của hệ thống khuyến nông, phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản gắn với Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tiếp thu tốt định hướng của Chương trình tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước và Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Việc xây dựng chương trình thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn thông qua rà soát, rút kinh nghiệm, kế thừa những kết quả đã đạt được trong hoạt động khuyến nông và các mô hình thực tiễn thành công trong và ngoài tỉnh.
- Chương trình đặt sự phát triển của hệ thống khuyến nông, phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản trong xu thế hội nhập quốc tế, trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp cả nước, trong mối liên kết vùng miền Trung - Tây Nguyên, nội vùng Tây Nguyên và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
2. Đối tượng và phạm vi của Chương trình
2.1. Đối tượng
Đối tượng chính của chương trình khuyến nông và phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản là các hoạt động cơ bản của công tác khuyến nông, phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất, môi trường và thể chế chính sách liên quan của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Phạm vi
- Về nội dung:
+ Chương trình này chỉ đề cập đến sự thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống khuyến nông của tỉnh Đắk Lắk. Đó là sự thay đổi về phương pháp, nguồn lực phát triển, phương thức tổ chức hoạt động của hệ thống.
+ Chương trình chỉ tập trung vào việc phân tích và đề xuất các định hướng chính cho hoạt động khuyến nông và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trong việc thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Đây là chương trình khung, mở nên sẽ tiếp tục được cập nhật và để triển khai chương trình cần tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng năm cụ thể.
- Về không gian và thời gian: Theo ranh giới hành chính tỉnh Đắk Lắk, các hoạt động được xây dựng cho giai đoạn 2021 - 2025.
Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản được tổ chức lại từ Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi theo Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 10/9/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Về tổ chức gồm: Ban Giám đốc (01 giám đốc và 02 Phó giám đốc); 04 phòng chuyên môn trực thuộc: Hành chính - Tổng hợp; Đào tạo và Truyền thông; Kỹ thuật; Sản xuất và Dịch vụ và 4 trại sản xuất: Trại giống Tổng hợp; Trại bò giống Ea Sô; Trại lúa giống Hòa Xuân; Trại giống Thủy sản. Tổng số công chức, viên chức: 45 người, trong đó nữ 16 người, dân tộc thiểu số 05 người (dân tộc thiểu số tại chỗ 02 người). Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 07 người, đại học 33 người, cao đẳng 01 người, trung cấp 02 người, trình độ khác 02 người.
Chi bộ Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản là chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT; chi bộ có 24 đảng viên. Các tổ chức đoàn thể của Trung tâm gồm: Tổ chức Công đoàn cơ sở; chi đoàn Thanh niên CSHCM, chi hội Cựu chiến binh.
Hệ thống khuyến nông tỉnh Đắk Lắk đã được xây dựng và kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn buôn. Cụ thể như sau:
- Cấp tỉnh có Trung tâm Khuyến nông - giống cây trồng vật nuôi và thủy sản.
- Cấp huyện: Có 15 Trạm Khuyến nông huyện, thị xã và thành phố với tổng số cán bộ khuyến nông là 71 người, trong đó: Nữ 34 người, dân tộc thiểu số 22 người. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ có 03 người, đại học có 65 người, trung cấp có 03 người.
- Cấp cơ sở: Hệ thống khuyến nông viên cơ sở hiện nay được xây dựng, hoàn thiện theo Nghị quyết 41/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh, gồm có 207 Khuyến nông viên cấp xã, phường và 2.115 Cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn.
Công tác khuyến nông, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ yếu tập trung vào các hoạt động trọng tâm sau:
1. Các hoạt động khuyến nông, giống cây trồng vật nuôi
- Thông tin tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, những tiến bộ khoa học công nghệ mới, các mô hình sản xuất tiên tiến, có hiệu quả cho bà con nông dân.
- Tập huấn, huấn luyện, đào tạo, dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (đơn vị được giao nhiệm vụ dạy nghề từ năm 2012).
- Triển khai các chương trình, dự án khuyến nông (của Trung ương, địa phương và tham gia hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc tế).
- Tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất; xây dựng các mô hình trình diễn; tư vấn, thông tin, tuyên truyền, chuyển giao và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật vào trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân.
- Hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu khoa học thực hiện thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi kiểm tra sự thích nghi và phù hợp với điều kiện sản xuất của các địa phương trước khi khuyến cáo sản xuất đại trà ra ở nhiều nơi.
- Hoạt động sản xuất giống cây trồng, vật nuôi: Sử dụng hiệu quả các trại giống Tổng hợp, trại lúa giống Hòa Xuân, Trại bò giống Ea Sô để sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng cung cấp cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
- Công tác tư vấn dịch vụ: Thực hiện thông qua trang thông tin điện tử Khuyến nông, mạng xã hội và quầy dịch vụ của Trung tâm.
2. Đánh giá một số kết quả hoạt động trọng tâm
Trong giai đoạn 2016 - 2020 công tác Khuyến nông mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí vì nguồn lực dành cho các hoạt động chuyên ngành từ ngân sách trung ương và địa phương khá hạn chế nhưng thành công lớn nhất của công tác khuyến nông trong giai đoạn 05 năm qua là đã tiếp cận và chuyển giao được nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ cần thiết và phù hợp cho người nông dân, trong đó có việc ứng dụng những thành tựu của nông nghiệp công nghệ cao vào trong thực tiễn sản xuất địa phương, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình độ kỹ thuật và kỹ năng tổ chức sản xuất của bà con nông dân để từ đó ứng dụng vào sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình nông dân”.
Kết quả hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
Công tác xây dựng mạng lưới Khuyến nông viên cơ sở: Mạng lưới khuyến nông viên cơ sở được xây dựng, hoàn thiện theo Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh, gồm có khuyến nông viên xã, phường, thị trấn và cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn. Trong các năm qua lực lượng Khuyến nông viên cơ sở đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Hệ thống khuyến nông viên cơ sở đã góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.
Đội ngũ khuyến nông viên xã và cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn trong quá trình hoạt động đã tạo được niềm tin tưởng và sự đánh giá cao của bà con nông dân. Thông qua các hoạt động khuyến nông tại nhiều địa phương ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã làm thay đổi tập quán canh tác, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi một cách rõ rệt nhất.
Công tác thông tin tuyên truyền: Đã hiện đại hóa hoạt động thông tin tuyên truyền trong công tác khuyến nông. Đây là phương pháp nhanh chóng đưa thông tin tái cơ cấu ngành trong và ngoài tỉnh đến với người nông dân, Từ năm 2016 - 2020 đã đưa được 241 tin, bài tuyên truyền; trả lời, tư vấn 160 câu hỏi cho nông dân trên địa bàn tỉnh; biên soạn, in và cấp phát tờ rơi, tài liệu kỹ thuật với 41.349 bản, nội dung bám vào các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực phục vụ tái cơ cấu ngành của tỉnh; cấp phát 806 cuốn sách kỹ thuật.
Công tác Đào tạo, tập huấn: đã có thay đổi phương thức đào tạo, sử dụng nhiều phương pháp, gắn lý thuyết với thực hành, kết hợp giữa nghe và nhìn, thảo luận và tham quan thực tế mô hình, áp dụng phương pháp dạy học lấy học viên làm trung tâm, phương pháp FFS trường học của nông dân và đã quan tâm hơn đến những đối tượng là thành viên của HTX nông nghiệp, tham gia các chuỗi giá trị của tỉnh.
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, ưu tiên cho đào tạo cán bộ khuyến nông cơ sở để đảm bảo vai trò, nhiệm vụ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành. Mở rộng đối tượng tham gia công tác Khuyến nông như: cán bộ Cựu chiến binh cơ sở, đoàn thanh niên cơ sở,… để tăng cường khả năng lan tỏa và phối hợp làm công tác Khuyến nông ở cơ sở, góp phần vào công tác xã hội hóa trong công tác Khuyến nông. Từ năm 2016 - 2020 Trung tâm đã tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông được 34 lớp với 1.004 lượt học viên tham gia. Thông qua các lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực để đảm bảo vai trò, chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông và phát huy tốt vai trò tham gia thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành tại địa phương.
Tập huấn kỹ thuật cho nông dân: Tập trung phục vụ tái cơ cấu ngành, đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng tái định cư dân di cư tự do. Nội dung tập huấn tập trung đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tế tại địa phương. Từ năm 2016 - 2020 Trung tâm đã phối hợp với các trạm Khuyến nông huyện (thành phố, thị xã) đã tổ chức tập huấn được 204 lớp 8.160 lượt nông dân tham gia, trong đó có 3.872 người dân tộc thiểu số.
Dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: Từ năm 2016-2020 Trung tâm thực hiện được 11 lớp nghề với 349 học viên tham gia, trong đó có 01 lớp dạy nghề "Khuyến nông lâm" để đào tạo đội ngũ cán bộ Khuyến nông cơ sở phục vụ tái cơ cấu ngành tại địa phương, dạy nghề trồng và chăm sóc cây cà phê gắn với phát triển bền vững cho các đối tượng nông dân là thành viên của HTX, tham gia chuỗi giá trị cà phê của tỉnh, đặc biệt là chú trọng đưa cây ăn trái trồng xen trong vườn cà phê để nâng cao giá trị hàng hóa trên một đơn vị diện tích.
Công tác xây dựng mô hình trình diễn đã góp phần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc xây dựng các mô hình khuyến nông,ưu tiên tập trung xây dựng các mô hình theo quy trình VietGAP, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2016 - 2020,Trung tâm đã phối hợp với các Trạm Khuyến nông huyện, thị xã, thành phố thực hiện được 64 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản với 1.581 hộ tham gia, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 771 hộ (chương trình Trung ương: 13 mô hình, 448 hộ tham gia; chương trình tỉnh: 51 mô hình, 1.133 hộ tham gia). Trong đó các mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất theo hướng VietGAP gồm có mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây hồ tiêu, cà phê (quy mô 21 ha, 42 hộ tham gia); mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính (quy mô 542 con, 210 hộ tham gia); mô hình nuôi gà an toàn sinh học (quy mô 8.060 con, 61 hộ tham gia); mô hình nuôi heo thịt an toàn sinh học (quy mô 154 con, 20 hộ tham gia); mô hình nuôi cá rô phi theo hướng Vietgap (quy mô 1,23 ha, 09 hộ tham gia), nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng bè (quy mô 90 m3, 02 hộ tham gia).
Các mô hình trình diễn được Trung tâm triển khai thực hiện tốt, chuyển giao được các tiến bộ kỹ thuật đưa vào thực tiễn sản xuất, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành như: Sử dụng các giống lúa chất lượng đối với sản xuất lúa nước; mở rộng áp dụng trồng cà phê, tiêu bằng tưới tiết kiệm, áp dụng công nghệ chăn nuôi chuồng kín, chăn nuôi không mùi, công nghệ xử lý chất thải, thụ tinh nhân tạo…
Phối hợp tổ chức sản xuất thử nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp và các công nghệ mới đã được công nhận để đánh giá hiệu quả và mức độ phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương trước khi chuyển giao và nhân rộng vào trong thực tiễn sản xuất.
Quầy trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; vật tư nông nghiệp tại đơn vị. Đây là điểm kết nối uy tín giữa doanh nghiệp và người dân, không chỉ giúp các đơn vị, doanh nghiệp (lĩnh vực: Chế biến, tiêu thụ, …) có thể tìm nguồn cung ứng nông sản đảm bảo chất lượng, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của người dân. Giúp các đơn vị, doanh nghiệp (lĩnh vực: Vật tư nông nghiệp, giống, phân bón,…) giới thiệu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân.
Thường xuyên thực hiện tư vấn, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ nông nghiệp trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
Công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản: cung ứng được các loại giống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản đảm bảo chất lượng, phục vụ triển khai các chương trình dự án khuyến nông và nhu cầu của bà con nông dân.
Các chương trình khuyến nông được triển khai trên địa bàn tỉnh đã chuyển giao được các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đem lại những kết quả tích cực, tạo ra sự chuyển biến lớn về năng suất, chất lượng. Nổi bật là chương trình sản xuất ngô, lúa, sắn (đảm bảo an ninh lương thực), chương trình phát triển cà phê bền vững (PPP), chương trình phát triển ca cao trong nông hộ, chương trình cải tạo đàn bò bằng bò đực Zê bu và thụ tinh nhân tạo; chương trình khí sinh học; chương trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học ... đã và đang nhân rộng trên nhiều địa bàn huyện, thành phố, thị xã, cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi cho các chương trình trọng điểm của tỉnh như chương trình an ninh lương thực, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn ....
Cung ứng và chuyển giao được các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp và các công nghệ mới đưa vào sản xuất, ứng dụng trên địa bàn tỉnh, nhằm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và nhân rộng vào trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Là điểm kết nối uy tín giữa doanh nghiệp và người dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Kết quả từ những chương trình trên đã góp phần tham gia thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị, trình độ sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, đã tạo ra nguồn lực kinh tế đáng kể để hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại một số địa phương, được Cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con nông dân trong tỉnh ghi nhận và đánh giá cao bởi sự hiệu quả của các chương trình khuyến nông , giống cây trồng vật nuôi mang lại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến nông vẫn còn những mặt hạn chế và tồn tại đó là: Kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông ngày càng thu hẹp (kể cả nguồn vốn từ Trung ương và của địa phương); nội dung và phương pháp khuyến nông trong một số hoạt động như: (tư vấn, dịch vụ khuyến nông chưa phát triển đúng tầm để đáp ứng nhu cầu sản xuất); năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông, nhất là khuyến nông ở cơ sở còn những hạn chế nhất định. Công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản: chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất xây dựng từ lâu dần xuống cấp, đàn giống nền ngày càng giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp, chưa khai thác hết hiệu quả tiềm năng của các cơ sở hoạt động sản xuất giống.
Tình hình dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của nhiều chương trình khuyến nông và phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản.
a. Về công tác xây dựng hệ thống
Hệ thống Khuyến nông được xây dựng từ tỉnh đến thôn (buôn), theo phân cấp quản lý:
- Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk.
- Cấp huyện: Trạm Khuyến nông trực thuộc UBND các huyện.
- Cấp xã và thôn (buôn): xây dựng theo Nghị quyết số 41/2011/NQ- HĐND ngày 22/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng hệ thống khuyến nông viên cơ sở tỉnh Đắk Lắk.
Trong quá trình xây dựng và hoạt động Hệ thống khuyến nông viên cơ sở bộc lộ những bất cập trong quản lý chỉ đạo sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ chưa đúng với tinh thần Nghị quyết 41/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh.
Tuyển dụng: Chưa thống nhất, phần lớn các huyện, thành phố, thị xã chưa thực hiện đúng thực hiện theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 41/2011/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Quản lý, điều hành: Thiếu sự chỉ đạo thống nhất của UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với UBND các xã, thị trấn và trạm Khuyến nông trên địa bàn, chưa bám sát đề án xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở đã được phê duyệt nên đã gây ra một số khó khăn, trở ngại cho Trạm Khuyến nông cấp huyện trong công tác hướng dẫn, quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn của Khuyến nông viên cơ sở, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của mạng lưới Khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
b. Về công tác thông tin tuyên truyền
- Chưa phát huy được sức mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông.
- Các tin bài mới từ trang thông tin điện tử của đơn vị chỉ phản ánh được các hoạt động trong khuôn khổ của công tác khuyến nông, chưa có nhiều tin bài về các điển hình người tốt việc tốt.
- Chưa tổ chức được các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất điển hình, có hiệu quả kinh tế cao, trong và ngoài tỉnh để có sự tiếp cận và chuyển giao nhân các tiến bộ kỹ thuật, thông tin thực tế cho nông dân.
- Chưa tổ chức được nhiều các lớp Đào tạo - Tập huấn cho các tổ chức nông dân (tổ hợp tác, Hợp tác xã...) tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị.
c. Công tác xây dựng mô hình trình diễn
Nguồn kinh phí dành cho việc triển khai thực hiện các chương trình khuyến nông còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, các chương trình chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chưa đáp ứng được các yêu cầu mới của sản xuất nhất là về việc tiếp cận thị trường; sản xuất theo chuỗi...
Các mô hình thử nghiệm, sản xuất thử được thực hiện trên nhiều loại giống cây trồng, phân bón, chế phẩm mới, tuy nhiên một số mô hình do chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, quy mô nhỏ nên khả năng nhân rộng mô hình ra sản xuất còn hạn chế.
d. Công tác tư vấn - dịch vụ
Là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác khuyến nông và phát triển giống cây trồng, vật nuôi nhưng đơn vị còn thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu để thực hiện.
e. Kinh phí cho hoạt động phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản
Kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất giống hầu như không có, cơ sở vật chất của các Trại giống chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Thực trạng này đòi hỏi cần phải có sự đổi mới trong các mặt hoạt động của công tác khuyến nông, phát triển giống cây trồng vật nuôi một cách mạnh mẽ để tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đạt được các mục tiêu đề ra.
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Công tác khuyến nông, giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản phải bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Triển khai đồng bộ các hoạt động từ thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ để công tác khuyến nông đảm bảo bao quát, toàn diện (chuyển giao khoa học kỹ thuật, phương pháp tổ chức quản lý và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm; vai trò khuyến nông thực sự là cầu nối giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông).
3. Phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường, thực hiện tốt công tác tư vấn, dịch vụ, xây dựng Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản là điểm đến tin cậy của nông dân, các doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
4. Phát triển hệ thống giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo hướng công nghệ hiện đại, quy trình quản lý tiên tiến, chất lượng giống đáp ứng được nhu cầu của sản xuất.
5. Kiện toàn, nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông các cấp (bao gồm kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, thị trường, pháp luật, văn hóa...) đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
1. Đối tượng sản xuất là các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, có tiềm năng, lợi thế, khả năng cạnh tranh cao (như cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, chăn nuôi bò, heo, gia cầm,thủy sản nước ngọt...); đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội cũng như tăng cường các hoạt động khuyến nông vùng ven và nội đô.
2. Tập trung ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến có khả năng bứt phá và lan tỏa mạnh, gồm: Tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3. Phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở liên kết với các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chuyển giao các tổ hợp giống mới phù hợp với thực tiễn sản xuất tại địa phương.
1. Nông dân là đối tượng của hoạt động khuyến nông, công tác giống cây trồng vật nuôi và thủy sản, các hoạt động phải xuất phát từ nhu cầu của nông dân, nông dân tham gia trên cơ sở tự nguyện, không áp đặt, rập khuôn, máy móc. Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp, các tổ chức nông dân (Hợp tác xã, tổ hợp tác) trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất.
2. Hoạt động khuyến nông có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lựa chọn nội dung ưu tiên để sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhất, tạo được những mô hình điển hình nổi bật có tác dụng lan tỏa nhanh.
3. Khai thác hiệu quả các trại sản xuất giống, cung cấp giống có chất lượng cao, sạch bệnh, phục vụ nhu cầu tại chỗ để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động Khuyến nông và phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản để tăng thêm nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.
1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk; Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao vai trò, năng lực, kinh nghiệm của hệ thống khuyến nông, đẩy mạnh công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, sản xuất có chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất nông nghiệp; huy động các nguồn lực đầu tư và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao chất lượng các chương trình, dự án Khuyến nông, duy trì trang thông tin điện tử Khuyến nông Đắk Lắk.
- Hàng năm tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho khuyến nông viên cơ sở và cán bộ hội, đoàn thể tham gia công tác Khuyến nông; triển khai từ 100 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
- Trên 30% cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện được tập huấn nâng cao năng lực hàng năm.
- Hàng năm xây dựng 40 - 50 mô hình chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi tập trung liên vùng, trọng điểm phù hợp với từng vùng sinh thái, thiết bị công nghệ, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, định hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo GAP gắn với chuỗi giá trị, thị trường tiêu thụ; trong đó ưu tiên mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ.
- Phối 8.000 - 10.000 bò cái/năm bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, ưu tiên sử dụng tinh của các giống bò thịt chất lượng cao.
- Hàng năm xây dựng 03 - 05 mô hình thử nghiệm, sản xuất thử các giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới đã được công nhận trước khi khuyến cáo, ứng dụng vào sản xuất trên địa bàn tỉnh.
- Sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đảm bảo chất lượng, phục vụ các chương trình, dự án khuyến nông, nhu cầu sản xuất của nông dân và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh:
Cụ thể:
+ Hàng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường hơn 300 tấn lúa giống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
+ Hàng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 10 vạn cây cà phê giống, 20 vạn cây ăn quả: bơ, mít, sầu riêng, ca cao…
+ Hàng năm sản xuất trên 30 vạn cây giống lâm nghiệp, hương liệu, dược liệu.
+ Tổ chức sản và cung cấp ra thị trường từ 500-600 con heo giống, 40 - 50 bò giống đảm bảo chất lượng để người chăn nuôi sử dụng làm giống.
- Xã hội hóa công tác thử nghiệm, sản xuất thử và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chủ động để tiếp cận và phối hợp và tham gia cùng với các cơ quan, viện trường, các công ty, doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và chuyển giao giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới vào sản xuất.
- Tư vấn về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Cung cấp các dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y. Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định, nhu cầu sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông, giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
V. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Kiện toàn, nâng cao năng lực cho mạng lưới khuyến nông
- Tiếp tục kiện toàn mạng lưới khuyến nông đồng bộ từ tỉnh đến huyện, mạng lưới Khuyến nông cơ sở theo quy định tại Nghị quyết 41/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các nhiệm vụ, giải pháp:
+ Kiện toàn mạng lưới Khuyến nông viên cơ sở theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động: Duy trì mỗi xã, phường có sản xuất nông nghiệp: 01 Khuyến nông viên, thôn (buôn) có sản xuất nông nghiệp: 01 Cộng tác viên Khuyến nông.
+ Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Trạm Khuyến nông huyện, UBND cấp xã trong việc điều hành quản lý mạng lưới Khuyến nông viên cơ sở: Tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 41/2011/NQ-HĐND và Kế hoạch số 2063/KH- UBND.
+ Đào tạo Khuyến nông cơ sở kiến thức cơ bản theo hướng đa ngành nghề, có kiến thức về phát triển nông thôn, tổ chức liên kết nông dân và chuỗi giá trị.
+ Đổi mới hoạt động của mạng lưới Khuyến nông viên cơ sở theo hướng chủ động trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phát huy kinh nghiệm, kiến thức của từng Khuyến nông viên: tìm hiểu, giới thiệu và tổ chức tuyên tryền nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, những điển hình tiên tiến tại địa phương cho người dân áp dụng.
- Quán triệt, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, khuyến nông viên trên toàn tỉnh về nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở, vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho hệ thống khuyến nông các cấp, khuyến khích cán bộ mạng lưới khuyến nông thường xuyên học tập nâng cao trình độ; cử khuyến nông cấp tỉnh, huyện tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao năng lực do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các Viện, Trường tổ chức; hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho khuyến nông viên cấp xã. Từng bước nâng cao năng lực cho khuyến nông viên các cấp vừa đảm bảo chuyên sâu khoa học kỹ thuật vừa giỏi kỹ năng khuyến nông để làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn tư vấn về chính sách, tổ chức lại sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Nâng cao chất lượng công tác Đào tạo và Truyền thông
2.1. Thông tin, tuyên truyền
- Nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử Đắk Lắk để trở thành diễn đàn trao đổi thông tin công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm,... cho mạng lưới khuyến nông và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung thông tin tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, Chính sách của Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Phổ biến các tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình trong sản xuất, kinh doanh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; các mô hình liên kết sản xuất, sản xuất theo chuỗi giá trị;mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hành nông nghiệp tốt (GAP), mô hình sản xuất có chứng nhận; sản xuất nông nghiệp hữu cơ,...v.v Thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Không ngừng nâng cao chất lượng; đổi mới nội dung, hình thức tờ tin khuyến nông, tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo sinh động dễ hiểu, để áp dụng đáp ứng chủ trương cơ cấu lại sản xuất. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác thông tin tuyên truyền.
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác thông tin tuyên truyền.
- Tổ chức tốt các cuộc hội thảo, hội thi, diễn đàn về công tác khuyến nông quy mô cấp tỉnh và khu vực để tuyên truyền ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
2.2. Đào tạo, tập huấn
- Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ gắn với phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đi sâu hướng dẫn giúp nông dân tiếp cận các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tư vấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký mã số vùng trồng.
- Đào tạo nông dân tham gia sản xuất nông sản hàng hóa gắn với quy hoạch nông thôn mới. Đổi mới về tài liệu phù hợp với từng đối tượng. Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng lấy học viên làm trung tâm, phát huy vai trò chủ động của học viên trong học tập, tăng thời lượng thực hành, phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân trong các lớp học. Ngoài ra, cần đào tạo kỹ năng về quản trị, quản lý kinh tế theo định hướng thị trường cho nông dân chủ chốt và người đứng đầu các tổ chức kinh tế tập thể.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nông dân ưu tiên nông dân tham gia các tổ chức liên kết nông dân (Tổ hợp tác, HTX), nông dân tham gia sản xuất theo các chuỗi giá trị.
- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất điển hình, có hiệu quả kinh tế cao, các mô hình liên kết sản xuất, sản xuất theo chuỗi giá trị;mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hành nông nghiệp tốt (GAP), mô hình sản xuất có chứng nhận; sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong và ngoài tỉnh để về nhân rộng tại địa phương.
- Tổ chức tốt các cuộc hội thảo, hội thi, diễn đàn về công tác khuyến nông quy mô cấp tỉnh và khu vực để tuyên truyền ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
3. Đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn
3.1. Trồng trọt
Chuyển giao cho nông dân tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới (quy trình canh tác theo tiêu chuẩn GAP, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững: quy trình thâm canh, quản lý dịch hại tổng hợp,...) phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng từng vùng gắn với quản lý, sử dụng đất hiệu quả vào sản xuất, tổ chức sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
3.1.1. Cây lương thực
Ưu tiên phát triển cây lương thực bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển vùng chuyên canh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang...) đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, hướng đến xuất khẩu, cụ thể hàng năm:
- Xây dựng 04 mô hình trồng thâm canh giống lúa mới, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, kháng tốt sâu bệnh hại với quy mô từ 20 - 30ha, sản xuất tập trung theo mô hình cánh đồng lớn, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Hướng đến xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ.
- Xây dựng 02 mô hình sử dụng giống mới sạch bệnh, quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây ngô, sắn, khoai lang…. với quy mô từ 25 - 30ha.
3.1.2. Cây cà phê
Xây dựng chương trình phát triển tái canh cà phê theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, tiến tới phát triển cà phê hữu cơ. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao về giống, chăm sóc, canh tác trong sản xuất, cụ thể hàng năm:
- Xây dựng 02 mô hình trình tái canh sử dụng các giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao phục vụ chương trình tái canh cà phê đạt hiệu quả.
- Xây dựng 03 mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê nhằm đa dạng sản phẩm, tăng thu nhập, tiến tới xây dựng mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ.
3.1.3. Cây ăn quả
Tập trung Phát triển cây ăn quả có hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, phát triển một số loại cây ăn quả đặc sản chủ lực của tỉnh như bơ, sầu riêng, nhãn, vải, cam, quýt, … nhằm tạo ra sản phẩm đặc trưng theo từng vùng, cụ thể hàng năm:
- Xây dựng 05 mô hình cây ăn quả có hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng theo hướng bền vững, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm.
3.1.4. Phát triển một số cây công nghiệp khác (Hồ tiêu, điều, ca cao…) theo hướng bền vững
3.1.4.1. Cây Hồ tiêu
Xây dựng chương trình phát triển hồ tiêu bền vững, nâng cao chất lượng hồ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể hàng năm:
- Xây dựng 03 mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững gắn với quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây hồ tiêu, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu. Hướng tới xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững có giấy chứng nhận
- Xây dựng 03 mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây hồ tiêu.
3.1.4.2. Cây điều, ca cao
- Phát triển và ổn định diện tích điều ở những vùng đất khô cằn, vùng đất không chủ động được nguồn nước trên địa bàn tỉnh, hàng năm xây dựng mô hình trồng thâm canh điều ghép, ca cao ghép để thay thế các diện tích điều già cỗi, năng suất thấp bằng các giống mới năng suất, chất lượng cao.
- Hàng năm xây dựng 02 mô hình trồng điều, ca cao thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả thúc đẩy phát triển diện tích trồng điều trên những vùng đất khô cằn, vùng đất không chủ động được nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
3.2. Cây lâm nghiệp, cây dược liệu
Tập trung xây dựng và phát triển một số cây lâm nghiệp (mắc ca, giổi….), cây dược liệu (đinh lăng, đương quy, gừng….) có hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm tạo ra sản phẩm đặc trưng theo từng vùng, cụ thể hàng năm:
- Xây dựng 04 mô hình trồng thuần, trồng xen cây lâm nghiệp, cây dược liệu theo hướng sản xuất bền vững, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Trồng rừng bằng cây gỗ lớn, gỗ nguyên liệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất; nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, gắn với khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng 03 mô hình trồng trồng rừng bằng cây gỗ lớn, gỗ nguyên liệu gắn với khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng.
3.3. Ứng dụng công nghệ cao gắn với hoạt động Khuyến nông đô thị (Rau, hoa, cây cảnh…)
Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là bước đột phá, tạo tiền đề hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng cho xã hội, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở các vùng trong và ven các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, góp phần đẩy mạnh hoạt động Khuyến nông đô thị. Đây cũng là một những yếu tố quan trọng để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, hiện đại.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau và hoa hiện đang được hình thành, phát triển, đặc biệt là ở vùng trong và ven các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn nhưng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Cần phải thúc đẩy phát triển thông qua các mô hình Khuyến nông, kết hợp ứng dụng quản lý tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại và các yếu tố môi trường trong nhà màng, nhà kính cho cây trồng.
Hàng năm xây dựng 03 mô hình ứng dụng công nghệ cao gắn với hoạt động Khuyến nông đô thị theo hướng sản xuất bền vững, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm.
3.4. Chăn nuôi
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới; quy trình quản lý tiên tiến; phát triển mô hình liên kết trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm phát thải nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong việc thực hiện vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
3.4.1. Chăn nuôi gia súc nhai lại (bò, dê, …), trồng cỏ chăn nuôi theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường
- Nâng cao chất lượng, số lượng mạng lưới Dẫn tinh viên, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác truyền tinh. Đẩy mạnh công tác phối giống đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo nhằm nâng cao tầm vóc, phát triển đàn bò thịt chất lượng cao; phát triển vùng trồng cây thức ăn thô xanh nhằm đảm bảo chủ động nguồn thức ăn; xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt chất lượng cao, hàng năm:
- Tổ chức phối giống bằng Thụ tinh nhân tạo cho 10.000 bò cái sinh sản, trong đó trên 50% là tinh bò thịt chất lượng cao (Red Angus, Droughmaster, Blanc Blue Belge (BBB).
- Xây dựng 05 mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo, nuôi dê, trồng cỏ thâm canh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
3.4.2. Chăn nuôi heo
Tiếp tục phổ biến quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, An toàn sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, công trình khí sinh học, sử dụng thức ăn không sử dụng chất phụ gia và kháng sinh, chất kích thích tăng trọng nhằm giảm giá thành sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hàng năm xây dựng 03 mô hình chăn nuôi heo hướng nạc gắn với an toàn sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
3.4.3. Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm
Phổ biến quy trình chăn nuôi an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển chăn nuôi gà thả vườn; mô hình liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị (vịt - lúa).
Hàng năm xây dựng 03 mô hình chăn nuôi gia cầm - thủy cầm quy mô nông hộ theo hướng an toàn sinh học.
3.5. Thủy sản
Ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về nuôi cá lồng bè, ao hồ và một số đối tượng thủy sản có giá trị theo hướng VietGAP, liên kết chuỗi giá trị… nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị, giảm thiểu đến tác động môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Hàng năm xây dựng 03 mô hình nuôi cá thịt với hình thức nuôi (ao, lồng bè) phù hợp với từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
4. Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản
- Phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
- Xã hội hoá công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi phối hợp với các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng giống đảm bảo chất lượng cho nông dân, nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; góp phần thực hiện thành công Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
4.1. Lĩnh vực giống cây trồng
- Tổ chức hoặc tham gia định kỳ hội chợ, hội thi, tập trung tổ chức hội nghị, hội thảo giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung ứng giống với nông dân, trang trại, hợp tác xã để nhanh chóng giới thiệu giống mới, giống chất lượng cao đến nông dân trong và ngoài tỉnh, khuyến khích nông dân sử dụng giống có nguồn gốc, nhãn hiệu hàng hóa.
- Đưa các tiến bộ về giống vào sản xuất, thay thế bộ giống cũ bằng các giống mới có năng suất, chất lượng cao.
- Tăng cường năng lực sản xuất và quản lý tốt chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản phục vụ các chương trình, dự án Khuyến nông và nhu cầu sản xuất của bà con nông dân:
+ Hàng năm sản xuất giống lúa nguyên chủng và xác nhận 01 chất lượng cao trên diện tích 48 ha của đơn vị quản lý, cung ứng ra thị trường hơn 300 tấn giống mỗi năm.
+ Hàng năm sản xuất khoảng 10 vạn cây cà phê giống và 30 vạn cây công nghiệp và cây ăn quả: bơ, mít, sầu riêng, ca cao….
- Hàng năm sản xuất trên 30 vạn cây giống lâm nghiệp, dược liệu.
- Tiếp tục chăm sóc và xây dựng vườn cây đầu dòng, vườn sản xuất hạt lai cà phê vối để đáp ứng nhu cầu về chồi ghép và hạt lai để nhân giống phục vụ trồng mới và tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.
4.2. Lĩnh vực Giống vật nuôi
- Tiếp tục thực hiện cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tiếp tục đầu tư phát triển đàn bò giống chất lượng cao, phục vụ phát triển chăn nuôi bò.
- Tiếp tục sản xuất giống heo hướng nạc phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi của nông dân trên địa bàn.
- Hàng năm sản xuất và cung cấp ra thị trường từ 500 - 600 con heo giống.
- Hàng năm sản xuất và cung cấp ra thị trường 40 - 50 con bò giống lai.
- Tổ chức thử nghiệm, sản xuất thử những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, vật tư nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, các loại phân bón, chế phẩm sinh học mới vào trong sản xuất để đánh giá trước khi phổ biến, áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm xây dựng mô hình thử nghiệm, sản xuất thử một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới nhằm đánh giá tiềm năng năng suất và tính thích nghi trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm một số chế phẩm sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
- Thử nghiệm các chế phẩm, phân bón mới; các mô hình trình diễn thiết bị vật tư, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nông dân.
6. Tăng cường công tác tư vấn và dịch vụ khuyến nông, giống cây trồng vật nuôi và thủy sản
- Xây dựng Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi và Thuỷ sản là điểm tư vấn và cung ứng dịch vụ uy tín về: Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất theo quy định.
- Đẩy mạnh hoạt động Dịch vụ nông nghiệp, tăng cường mối liên kết cung cầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm:
+ Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về Kinh tế nông nghiệp và các vấn đề liên quan.
+ Tổ chức hội nghị, tọa đàm: mục đích đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển xúc tiến chế biến, thương mại về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.
- Ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, với cơ cấu như sau:
+ Tăng kinh phí cho nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên (thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện) khoảng 30% tổng kinh phí khuyến nông hàng năm.
+ Kinh phí xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông chiếm khoảng 70% tổng kinh phí khuyến nông hàng năm.
- Xã hội hóa công tác khuyến nông, huy động các nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp thực hiện các mô hình, dự án khuyến nông:
+ Huy động nguồn kinh phí từ người dân chiếm 30% kinh phí hỗ trợ các vật tư thiết yếu thực hiện các chương trình, dự án, mô hình trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông theo cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm huy động, thu hút nguồn lực của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản nhằm huy động, thu hút nguồn lực của các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất giống của Trung tâm.
- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các dự án: VnSAT, … và các nguồn vốn hợp pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.
8. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả các nội dung Nghị định số: 83/2018/NĐ-CP, ngày 24/05/2018của chính phủ về Khuyến nông; Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020.
- Tăng cường xã hội hóa công tác Khuyến nông nhằm huy động, thu hút nguồn lực và sự tham gia của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông.
- Phát triển các chương trình liên kết với các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ: Trường Đại học, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp, ... về đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, quản trị kinh doanh, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.
- Liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thu hút nguồn lực xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất áp dụng công nghệ mới, nông nghiệp hữu cơ.Hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp,...nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất nông nghiệp (GAP; Global GAP, …).
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng,... chính quyền các địa phương, các ban ngành đoàn thể và hệ thống khuyến nông trên địa bàn thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến nông và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
1. Dự toán kinh phí thực hiện chương trình
Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2022 - 2025: 34.190.000.000 đồng
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 27.510.000.000 đồng
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp nông nghiệp tỉnh.
- Đối ứng từ nông dân: 6.680.000.000 đồng
(Khái toán kinh phí thực hiện hàng năm có Phụ lục kèm theo)
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Nội dung hoạt động |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
1 |
Phê duyệt: “Chương trình Khuyến nông và phát triển giống cây trồng vật nuôi và Thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 |
x |
|
|
|
|
2 |
Hoạt động Khuyến nông thường xuyên |
|
390 |
970 |
1.240 |
1.440 |
3 |
Xây dựng mô hình các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh |
|
2.900 |
6.630 |
7.390 |
7.980 |
4 |
Thử nghiệm, khảo nghiệm |
|
200 |
500 |
700 |
700 |
5 |
Công tác phát triển giống |
|
450 |
900 |
900 |
900 |
a) Năm 2021:
Xây dựng và phê duyệt: “Chương trình Khuyến nông và phát triển giống cây trồng vật nuôi và Thủy sản giai đoạn 2021 - 2025”.
b) Năm 2022:
Tổng kinh phí thực hiện 3.940.000.000 đồng
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 3.320.000.000 đồng
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp nông nghiệp tỉnh.
- Đối ứng từ nông dân: 710.000.000 đồng
Cụ thể:
- Hoạt động Khuyến nông thường xuyên:
+ Thực hiện 05 lớp đào tạo nâng cao năng lực: Mở rộng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng năng lực cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở; đào tạo theo chuyên đề về khuyến nông đô thị, mở rộng đối tượng tham gia công tác khuyến nông thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, bước đầu tổ chức tập huấn sản xuất có chứng nhận cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức nông dân tham gia các chuỗi giá trị của tỉnh.
+ Tập huấn nông dân: 50 lớp, ưu tiên tập huấn cho nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tái định cư di dân tự do, tập huấn cho nông dân phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
+ In tờ rơi, cấp giấy chứng nhận: 20.000.000 đồng, in ấn tờ rơi kỹ thuật về các cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực của tỉnh phục vụ các lớp tập huấn nông dân, tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nông dân trong tỉnh, in giấy chứng nhận phục vụ cho công tác đào tạo mạng lưới khuyến nông cơ sở, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp.
- Xây dựng mô hình các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh: 25 mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản nhằm chuyển giao cho nông dân tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới (quy trình canh tác theo tiêu chuẩn GAP, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững: quy trình thâm canh, quản lý dịch hại tổng hợp,...).
- Thử nghiệm, sản xuất thử: xây dựng 02 mô hình thử nghiệm về giống, chế phẩm sinh học mới trong chăn nuôi và trồng trọt để đánh giá, khuyến cáo nông dân áp dụng vào sản xuất.
- Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi: 450.000.000 đồng, duy trì ổn định chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo dự kiến phối chửa cho khoảng 5.000 bò cái, bước đầu hỗ trợ cơ sở vật chất sản xuất giống heo, bò phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người nông dân trên địa bàn.
c) Năm 2023:
Tổng kinh phí thực hiện 9.000.000.000 đồng
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 7.180.000.000 đồng
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp nông nghiệp tỉnh.
- Đối ứng từ nông dân: 1.820.000.000 đồng
Cụ thể:
- Hoạt động Khuyến nông thường xuyên:
+ Thực hiện 10 lớp đào tạo nâng cao năng lực: Mở rộng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng năng lực cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở; đào tạo theo chuyên đề về khuyến nông đô thị, mở rộng đối tượng tham gia công tác khuyến nông thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, bước đầu tổ chức tập huấn sản xuất có chứng nhận cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức nông dân tham gia các chuỗi giá trị của tỉnh.
+ Tập huấn nông dân: 100 lớp, ưu tiên tập huấn cho nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tái định cư di dân tự do, tập huấn cho nông dân phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh, mở rộng đối tượng tập huấn cho các đối tượng nông dân tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh.
+ In tờ rơi, cấp giấy chứng nhận: 20.000.000 đồng, in ấn tờ rơi kỹ thuật về các cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực của tỉnh phục vụ các lớp tập huấn nông dân, tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nông dân trong tỉnh, in giấy chứng nhận phục vụ cho công tác đào tạo mạng lưới khuyến nông cơ sở, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp.
+ Khảo sát học tập kinh nghiệm: 01 đợt đi khảo sát, học tập mô hình ứng dụng công nghệ cao phù hợp ở các tỉnh để áp dụng, phổ biến trên địa bàn tỉnh.
+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo chuyên ngành: 05 cán bộ khuyến nông, tập huấn chuyên môn về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, công tác sản xuất giống.
- Xây dựng mô hình các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh: 52 mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản nhằm chuyển giao cho nông dân tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới (quy trình canh tác theo tiêu chuẩn GAP, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững: quy trình thâm canh, quản lý dịch hại tổng hợp,...).
- Thử nghiệm, sản xuất thử: xây dựng 04 thử nghiệm về giống, chế phẩm sinh học mới trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để đánh giá, khuyến cáo nông dân áp dụng vào sản xuất.
- Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi: 900.000.000 đồng, Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo phối chửa khoảng 7.000 bò cái. Hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác sản xuất giống heo, bò phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người nông dân trên địa bàn.
d) Năm 2024:
Tổng kinh phí thực hiện 10.230.000.000 đồng
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 8.220.000.000 đồng
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp nông nghiệp tỉnh.
- Đối ứng từ nông dân: 2.010.000.000 đồng
Cụ thể:
- Hoạt động Khuyến nông thường xuyên:
+ Thực hiện 13 lớp đào tạo nâng cao năng lực: Mở rộng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng năng lực cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở; đào tạo theo chuyên đề về khuyến nông đô thị, mở rộng đối tượng tham gia công tác khuyến nông thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, bước đầu tổ chức tập huấn sản xuất có chứng nhận cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức nông dân tham gia các chuỗi giá trị của tỉnh.
+ Tập huấn nông dân: 130 lớp, ưu tiên tập huấn cho nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tái định cư di dân tự do, tập huấn cho nông dân phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh, mở rộng đối tượng tập huấn cho các đối tượng nông dân tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, đào tạo nông dân tham gia sản xuất nông sản hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có nhiều lợi thế so sánh của các địa phương.
+ In tờ rơi, cấp giấy chứng nhận: 30.000.000 đồng, in ấn tờ rơi kỹ thuật về các cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực của tỉnh phục vụ các lớp tập huấn nông dân, tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nông dân trong tỉnh, in giấy chứng nhận phục vụ cho công tác đào tạo mạng lưới khuyến nông cơ sở, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp.
+ Khảo sát học tập kinh nghiệm: 01 đợt khảo sát, học tập mô hình liên kết sản xuất, sản xuất có chứng nhận phù hợp ở các tỉnh bạn để áp dụng, phổ biến trên địa bàn tỉnh.
+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo chuyên ngành: 05 cán bộ Khuyến nông, tập huấn chuyên môn về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, công tác sản xuất giống, sản xuất có chứng nhận và chuỗi giá trị.
- Xây dựng mô hình các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh: 58 mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản nhằm chuyển giao cho nông dân tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới (quy trình canh tác theo tiêu chuẩn GAP, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững: quy trình thâm canh, quản lý dịch hại tổng hợp,...), mô hình ứng dụng công nghệ cao gắn với hoạt động Khuyến nông đô thị theo hướng sản xuất bền vững.
- Thử nghiệm, sản xuất thử: xây dựng 05 mô hình thử nghiệm về giống, chế phẩm sinh học, phân bón, thức ăn mới trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để đánh giá, khuyến cáo nông dân áp dụng vào sản xuất.
- Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi: 900.000.000 đồng, Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo phối chửa khoảng 9.000 - 10.000 bò cái. Hỗ trợ ổn định sản xuất giống heo, bò phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người nông dân trên địa bàn.
e) Năm 2025:
Tổng kinh phí thực hiện 11.020.000.000 đồng
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 8.880.000.000 đồng
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp nông nghiệp tỉnh.
- Đối ứng từ nông dân: 2.140.000.000 đồng
Cụ thể:
- Hoạt động Khuyến nông thường xuyên:
+ Thực hiện 15 lớp đào tạo nâng cao năng lực: Mở rộng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng năng lực cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở; đào tạo theo chuyên đề về khuyến nông đô thị, mở rộng đối tượng tham gia công tác khuyến nông thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, bước đầu tổ chức tập huấn sản xuất có chứng nhận cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức nông dân tham gia các chuỗi giá trị của tỉnh.
+ Tập huấn nông dân: 150 lớp, ưu tiên tập huấn cho nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tái định cư di dân tự do, tập huấn cho nông dân phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh, mở rộng đối tượng tập huấn cho các đối tượng nông dân tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, đào tạo nông dân tham gia sản xuất nông sản hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có nhiều lợi thế so sánh của các địa phương.
+ In tờ rơi, cấp giấy chứng nhận: 30.000.000 đồng, in ấn tờ rơi kỹ thuật về các cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực của tỉnh phục vụ các lớp tập huấn nông dân, tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nông dân trong tỉnh, in giấy chứng nhận phục vụ cho công tác đào tạo mạng lưới Khuyến nông cơ sở, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp.
+ Khảo sát, học tập kinh nghiệm: 01 đợt khảo sát học tập kinh nghiệm, 01 chuyến khảo sát học tập mô hình liên kết sản xuất, sản xuất có chứng nhận phù hợp ở các tỉnh bạn để áp dụng, phổ biến trên địa bàn tỉnh.
+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo chuyên ngành: 05 cán bộ khuyến nông, tập huấn chuyên môn về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, công tác sản xuất giống, sản xuất có chứng nhận và chuỗi giá trị.
- Xây dựng mô hình các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh: 67 mô hình.
- Thử nghiệm, sản xuất thử: xây dựng 06 mô hình thử nghiệm về giống, chế phẩm sinh học, phân bón, thức ăn mới trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để đánh giá, khuyến cáo nông dân áp dụng vào sản xuất.
- Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi: 900.000.000 đồng, duy trì ổn chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo phối chửa khoảng 9.000 - 10.000 bò cái. Hỗ trợ ổn định sản xuất giống heo, bò phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người nông dân trên địa bàn.
- Công tác phát triển giống cây trồng vật nuôi: 500.000.000 đồng, duy trì ổn định chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo. Hỗ trợ ổn định sản xuất giống heo, bò phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người nông dân trên địa bàn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổ chức công bố rộng rãi Chương trình Khuyến nông và phát triển giống cây trồng vật nuôi và thủy sản đến các Sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố để làm căn cứ phối hợp thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả.
c) Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình.
d) Là cơ quan đầu mối chung, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính:
Hàng năm chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí thực hiện Chương trình theo khả năng cân đối ngân sách.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống khuyến nông trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao và ưu tiên nguồn lực về khoa học công nghệ thực hiện Chương trình.
5. Các Sở, ban, ngành liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chương trình có hiệu quả.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Phê duyệt Kế hoạch khuyến nông hàng năm, bố trí ngân sách, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng kinh tế), Trạm Khuyến nông, UBND cấp xã và phòng ban có liên quan phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
b) Kiện toàn mạng lưới khuyến nông từ huyện đến xã và thôn (buôn), bố trí kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khuyến nông ngày càng đạt hiệu quả cao.
c) Định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh; nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường và khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp./.
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN HÀNG NĂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
KHUYẾN NÔNG - PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Tên chương trình |
2022-2025 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||||||||
Tổng |
Ngân sách tỉnh |
Đối ứng |
Tổng |
Ngân sách tỉnh |
Đối ứng |
Tổng |
Ngân sách tỉnh |
Đối ứng |
Tổng |
Ngân sách tỉnh |
Đối ứng |
Tổng |
Ngân sách tỉnh |
Đối ứng |
||
4.040 |
4.040 |
|
390 |
390 |
|
970 |
970 |
|
1.240 |
1.240 |
|
1.440 |
1.440 |
|
||
1.1 |
Trang tin điện tử Khuyến nông |
130 |
130 |
|
20 |
20 |
|
30 |
30 |
|
30 |
30 |
|
50 |
50 |
|
1.2 |
In tờ rơi, giấy chứng nhận |
100 |
100 |
|
20 |
20 |
|
20 |
20 |
|
30 |
30 |
|
30 |
30 |
|
1.3 |
Tập huấn nâng cao năng lực |
1.300 |
1.300 |
|
150 |
150 |
|
300 |
300 |
|
400 |
400 |
|
450 |
450 |
|
1.4 |
Tập huấn Nông dân |
2.100 |
2.100 |
|
200 |
200 |
|
500 |
500 |
|
650 |
650 |
|
750 |
750 |
|
1.5 |
Tham quan học tập |
210 |
210 |
|
|
|
|
70 |
70 |
|
70 |
70 |
|
70 |
70 |
|
1.6 |
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo chuyên ngành |
90 |
90 |
|
|
|
|
30 |
30 |
|
30 |
30 |
|
30 |
30 |
|
1.7 |
Hội nghị, tọa đàm |
110 |
110 |
|
|
|
|
20 |
20 |
|
30 |
30 |
|
60 |
60 |
|
Xây dựng mô hình các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh |
24.900 |
18.640 |
6.260 |
2.900 |
2.190 |
710 |
6.630 |
4.950 |
1.680 |
7.390 |
5.520 |
1.870 |
7.980 |
5.980 |
2.000 |
|
2.1 |
Cây trồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1 |
Phát triển cây lương thực bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu |
1.920 |
1.460 |
460 |
250 |
190 |
60 |
500 |
380 |
120 |
500 |
380 |
120 |
670 |
510 |
160 |
2.1.2 |
Canh tác cây cà phê bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu |
2.040 |
1.530 |
510 |
240 |
180 |
60 |
600 |
450 |
150 |
600 |
450 |
150 |
600 |
450 |
150 |
2.1.3 |
Phát triển cây ăn quả có hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. |
2.280 |
1.710 |
570 |
360 |
270 |
90 |
600 |
450 |
150 |
600 |
450 |
150 |
720 |
540 |
180 |
2.1.4 |
MH tái canh - sản xuất hồ tiêu bền vững, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) |
2.070 |
1.630 |
440 |
320 |
250 |
70 |
480 |
380 |
100 |
640 |
500 |
140 |
630 |
500 |
130 |
2.1.5 |
MH ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, phát triển sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. |
1.790 |
1.230 |
560 |
150 |
100 |
50 |
450 |
310 |
140 |
600 |
420 |
180 |
590 |
400 |
190 |
2.1.6 |
Mô hình trồng điều, ca cao thâm canh |
1.350 |
900 |
450 |
150 |
100 |
50 |
300 |
200 |
100 |
450 |
300 |
150 |
450 |
300 |
150 |
2.1.7 |
MH phát triển cây lâm nghiệp, cây hương liệu, dược liệu theo hướng sản xuất bền vững |
1.760 |
1.340 |
420 |
130 |
100 |
30 |
500 |
380 |
120 |
500 |
380 |
120 |
630 |
480 |
150 |
2.1.8 |
MH trồng trồng rừng bằng cây gỗ lớn, gỗ nguyên liệu gắn với khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng |
2.000 |
1.400 |
600 |
|
|
|
600 |
420 |
180 |
600 |
420 |
180 |
800 |
560 |
240 |
2.1.9 |
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau - hoa - Khuyến nông đô thị |
2.140 |
1.540 |
600 |
200 |
140 |
60 |
600 |
420 |
180 |
600 |
420 |
180 |
740 |
560 |
180 |
2.2 |
Vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.1 |
Mô hình chăn nuôi gia súc nhai lại (bò, dê, …), trồng cỏ chăn nuôi theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. |
1.700 |
1.360 |
340 |
200 |
160 |
40 |
500 |
400 |
100 |
500 |
400 |
100 |
500 |
400 |
100 |
2.2.2 |
Chăn nuôi gia cầm ATSH gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. |
1.650 |
1.210 |
440 |
300 |
220 |
80 |
450 |
330 |
120 |
450 |
330 |
120 |
450 |
330 |
120 |
2.2.3 |
Chăn nuôi Heo ATSH gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. |
1.650 |
1.290 |
360 |
300 |
240 |
60 |
450 |
350 |
100 |
450 |
350 |
100 |
450 |
350 |
100 |
2.3 |
Khuyến ngư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3.1 |
Mô hình nuôi cá lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm |
1.500 |
1.200 |
300 |
300 |
240 |
60 |
300 |
240 |
60 |
600 |
480 |
120 |
300 |
240 |
60 |
2.3.2 |
Mô hình nuôi cá ao đảm bảo an toàn thực phẩm |
1.050 |
840 |
210 |
|
|
|
300 |
240 |
60 |
300 |
240 |
60 |
450 |
360 |
90 |
2.100 |
1.680 |
420 |
200 |
200 |
|
500 |
360 |
140 |
700 |
560 |
140 |
700 |
560 |
140 |
||
3.1 |
Thử nghiệm giống, chế phẩm sinh học trong chăn nuôi |
900 |
900 |
|
100 |
100 |
|
200 |
200 |
|
300 |
300 |
|
300 |
300 |
|
3.2 |
Thử nghiệm thủy sản |
600 |
180 |
420 |
|
|
|
200 |
60 |
140 |
200 |
60 |
140 |
200 |
60 |
140 |
3.3 |
Thử nghiệm giống, chế phẩm sinh học trong trồng trọt |
600 |
600 |
|
100 |
100 |
|
100 |
100 |
|
200 |
200 |
|
200 |
200 |
|
Tổng cộng chi hoạt động Khuyến nông thường xuyên + Mô hình + Thử nghiệm |
31.040 |
24.360 |
6.680 |
3.490 |
2.780 |
710 |
8.100 |
6.280 |
1.820 |
9.330 |
7.320 |
2.010 |
10.120 |
7.980 |
2.140 |
|
3.150 |
3.150 |
|
450 |
450 |
|
900 |
900 |
|
900 |
900 |
|
900 |
900 |
|
||
4.1 |
Hỗ trợ chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo |
1.450 |
1.450 |
|
250 |
250 |
|
400 |
400 |
|
400 |
400 |
|
400 |
400 |
|
4.2 |
Hỗ trợ tổ chức sản xuất giống lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3 |
Hỗ trợ tổ chức sản xuất giống bò |
1.000 |
1.000 |
|
100 |
100 |
|
300 |
300 |
|
300 |
300 |
|
300 |
300 |
|
4.4 |
Hỗ trợ tổ chức sản xuất giống heo |
700 |
700 |
|
100 |
100 |
|
200 |
200 |
|
200 |
200 |
|
200 |
200 |
|
|
Tổng cộng |
34.190 |
27.510 |
6.680 |
3.940 |
3.230 |
710 |
9.000 |
7.180 |
1.820 |
10.230 |
8.220 |
2.010 |
11.020 |
8.880 |
2.140 |