Quyết định 186/2006/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu phố (ấp) tiên tiến, Khu phố (ấp) văn hóa, Đơn vị văn hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu | 186/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 01/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 11/08/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Nguyễn Hoàng Sơn |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 01 tháng 8 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/06/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW-BVHTT ngày 23/6/2006 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hóa - Thông tin về hướng dẫn phối hợp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”;
Theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương tại Tờ trình số 07/TTr-MT ngày 12/7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
CÔNG
NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA, KHU PHỐ (ẤP) TIÊN TIẾN, KHU PHỐ (ẤP) VĂN HÓA,
ĐƠN VỊ VĂN HÓA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh)
2. Gia đình, khu dân cư, đơn vị quy định tại khoản 1 điều này bao gồm:
a) Gia đình Việt Nam đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương;
b) Khu dân cư: khu phố, ấp;
c) Đơn vị bao gồm: cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, trạm xá, hợp tác xã, công nông lâm trường, các đơn vị lực lượng vũ trang và các tổ chức đơn vị cơ sở khác (sau đây gọi là đơn vị).
2. Danh hiệu Khu phố (ấp) tiên tiến do Uỷ ban Mặt trận tổ quốc huyện, thị công nhận hàng năm.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 01 tháng 8 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/06/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW-BVHTT ngày 23/6/2006 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hóa - Thông tin về hướng dẫn phối hợp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”;
Theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương tại Tờ trình số 07/TTr-MT ngày 12/7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
CÔNG
NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA, KHU PHỐ (ẤP) TIÊN TIẾN, KHU PHỐ (ẤP) VĂN HÓA,
ĐƠN VỊ VĂN HÓA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh)
2. Gia đình, khu dân cư, đơn vị quy định tại khoản 1 điều này bao gồm:
a) Gia đình Việt Nam đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương;
b) Khu dân cư: khu phố, ấp;
c) Đơn vị bao gồm: cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, trạm xá, hợp tác xã, công nông lâm trường, các đơn vị lực lượng vũ trang và các tổ chức đơn vị cơ sở khác (sau đây gọi là đơn vị).
2. Danh hiệu Khu phố (ấp) tiên tiến do Uỷ ban Mặt trận tổ quốc huyện, thị công nhận hàng năm.
3. Khu phố (ấp) văn hóa do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị công nhận theo định kỳ 3 năm một lần (vào năm thứ 3).
4. Danh hiệu Đơn vị văn hóa (đơn vị có đời sống văn hóa tốt, đơn vị đạt chuẩn văn hóa):
a) Đối với đơn vị có tổ chức công đoàn trực thuộc Liên đoàn lao động huyện, thị, đơn vị Lực lượng vũ trang trực thuộc Công an, Bộ chỉ huy quân sự huyện, thị do UBND huyện, thị công nhận theo định kỳ 2 năm một lần (vào năm thứ 2).
b) Đối với đơn vị có tổ chức công đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, đơn vị Lực lượng vũ trang trực thuộc Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, do Ban chỉ đạo tỉnh công nhận theo định kỳ 2 năm một lần (vào năm thứ 2) theo đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh.
Mục 1. TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Điều 4. Tiêu chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa:
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú:
a) Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, quy ước của khu phố, ấp; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và tham gia các phong trào do địa phương phát động; tham gia sinh hoạt, hội họp ở tổ dân cư; treo cờ theo đúng quy định.
b) Tích cực tuyên truyền giáo dục các thành viên trong gia đình không vi phạm pháp luật hình sự, hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông và vi phạm tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan), không tàng trữ, sử dụng văn hóa phẩm độc hại.
c) Tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh nơi công cộng.
d) Tham gia giữ gìn bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng của địa phương.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Gia đình hòa thuận, có kỷ cương nề nếp; người lớn (ông bà, cha mẹ, anh chị) sống mẫu mực; vợ chồng chung thủy bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; nuôi con khỏe, dạy con ngoan; con cháu hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm đau, già yếu;
b) Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, giữ gìn thuần phong mỹ tục. Có ít nhất 2/3 thành viên trong gia đình không hút thuốc lá, không có người nghiện rượu (say rượu đến mức không tự chủ, mất tư cách);
c) Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ, tham gia tập thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh; gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu, nước sạch); không để mắc một số bệnh truyền nhiễm. Trẻ em được tiêm chủng phòng bệnh, không có trẻ em suy duy dưỡng, bị ngược đãi, lao động nặng nhọc;
d) Thực hiện đúng Luật Hôn nhân và Gia đình; mỗi cặp vợ chồng có 1 đến 2 con, không sinh con thứ 3; phụ nữ có thai đi khám định kỳ, tiêm phòng đủ liều;
đ) Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Tham gia các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình chính sách;
e) Tham gia hòa giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư theo đúng pháp luật, không để xảy ra xô xát gây mất an ninh trật tự.
3. Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất chất lượng và hiệu quả:
a) Hộ gia đình phấn đấu thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng; các thành viên đến tuổi lao động đều có việc làm;
b) Trong tiêu dùng thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, không xa hoa lãng phí;
c) Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, không lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè. Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm;
d) Các thành viên trong gia đình đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập. Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường để đạt chuẩn phổ cập từ trung học cơ sở trở lên, không có trẻ em bỏ học.
1. Các quy định về vệ sinh môi trường trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh (gây ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường xung quanh);
2. Có người vi phạm pháp luật hình sự, hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan) đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý với mọi hình thức;
3. Có người sinh con thứ 3;
4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trái pháp luật, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè. Tàng trữ sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành hoặc kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung không lành mạnh;
5. Không hoàn thành nghĩa vụ công dân (nghĩa vụ quân sự, thuế, phòng chống bão lụt, quỹ quốc phòng an ninh);
6. Gia đình thường xảy ra cải vã, bất hoà; con cháu ngược đãi ông bà, cha mẹ;
7. Không treo cờ hoặc treo cờ không đúng quy định;
8. Tổ chức việc cưới, việc tang xa hoa, lãng phí đến mức dư luận xã hội, cộng đồng phê phán;
9. Không chấp hành tốt quy ước khu phố (ấp), các quy định đăng ký tạm trú, tạm vắng, hộ tịch, hộ khẩu; không tham gia các cuộc họp, sinh hoạt ở tổ dân cư, không đăng ký xây dựng gia đình văn hóa;
10. Có trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận gia đình văn hóa gồm:
1. Bảng tự chấm điểm của gia đình;
2. Biên bản họp bình xét ở tổ dân cư;
3. Văn bản đề nghị của Ban vận động khu phố (ấp);
4. Biên bản họp xét và văn bản đề nghị của Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn.
Mục 2. TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN KHU PHỐ (ẤP) TIÊN TIẾN
Điều 7. Tiêu chuẩn khu phố (ấp) tiên tiến
1. Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Có từ 90% hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi; giảm 30% hộ gia đình nghèo trong năm (không tính hộ cứu tế); các hộ thuộc diện nghèo có nhu cầu trợ vốn chính đáng đều được trợ vốn, giúp đỡ và sử dụng vốn đúng mục đích;
b) Không có nhà dột nát, nhà tạm.
2. Có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có địa điểm để khu phố (ấp) tổ chức sinh hoạt hội họp;
b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng. Không có hộ sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành và kinh doanh dịch vụ văn hóa không lành mạnh vi phạm Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
c) Có các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao phù hợp;
d) Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;
đ) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường phổ cập giáo dục tiểu học trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Vận động nhân dân tham gia tốt phong trào xây dựng giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị; giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, có nhiều cây xanh; thực hiện các quy định của nhà nước về trật tự an toàn giao thông;
b) Có từ 85% hộ gia đình trở lên đối với ấp và 90% hộ gia đình đối với khu phố được sử dụng nước sạch, có nhà tắm, nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh; không có dịch xảy ra trên địa bàn, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm đông người;
c) Tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và công trình công cộng ở địa phương.
4) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:
a) Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành các chỉ tiêu về nghĩa vụ quân sự, thuế, quỹ quốc phòng an ninh... vận động 100% hộ gia đình treo cờ theo đúng quy định;
b) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; lực lượng dân quân tự vệ hoạt động có hiệu quả. Tích cực tham gia phong trào phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, AIDS, văn hóa phẩm độc hại, không để trọng án hình sự xảy ra trên địa bàn;
c) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy ước khu phố (ấp), các quy định về đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký tạm trú tạm vắng;
d) Tổ chức cơ sở Đảng, Ban công tác mặt trận và các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả đạt từ loại khá trở lên.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Vận động nhân dân tham gia đóng góp các quỹ trợ vốn, hỗ trợ giúp đỡ các hộ gia đình nghèo, gặp khó khăn hoạn nạn;
b) Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh và người có công được phụng dưỡng, chăm sóc đảm bảo có mức sống trung bình trở lên. Người già neo đơn, tàn tật được giúp đỡ;
c) Thực hiện tốt công tác hòa giải các vụ tranh chấp trong cộng đồng khu dân cư.
1. Vi phạm quy trình chấm điểm, xét công nhận các danh hiệu quy định tại điều 19 và 20 của Quy chế này, không đăng ký xây dựng khu (ấp) tiên tiến hoặc khu (ấp) văn hóa;
2. Có hộ gia đình vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường trong sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh; bãi rác nơi công cộng không được thu gôm kịp thời;
3. Còn nhà dột nát, nhà tạm;
4. Có tụ điểm kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè;
5. Có từ 3 hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên;
6. Không đạt chỉ tiêu về giảm hộ nghèo;
7. Có người của khu phố (ấp) không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ;
8. Có trọng án hình sự xảy ra trên địa bàn (đối tượng gây án là người của khu phố (ấp)), có trẻ em bị xâm hại tình dục, tính mạng;
9. Để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm đông người;
10. Có trường hợp kinh doanh, lưu hành văn hóa phẩm độc hại (khiêu dâm, đồi trụy, phản động);
11. Có tụ điểm mại dâm, cờ bạc, có người hoạt động mê tín dị đoan (đã bị cấp thẩm quyền xử lý);
12. Có thêm người nghiện ma túy mới và số người nghiện ma túy cũ không giảm. Có tụ điểm sử dụng, mua bán. trái phép các chất ma túy.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị công nhận khu phố (ấp) tiên tiến:
1. Bảng tự chấm điểm của khu phố (ấp);
2. Biên bản họp xét và chấm điểm của Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn;
3. Công văn đề nghị của Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn;
4. Biên bản phúc tra chấm điểm và công văn đề nghị của Ban chỉ đạo huyện, thị.
Mục 3. TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN KHU PHỐ (ẤP) VĂN HÓA
Điều 11. Tiêu chuẩn khu phố (ấp) văn hóa
Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Quy chế này, khu phố (ấp) được công nhận là Khu phố (ấp) văn hóa phải đạt thêm các tiêu chuẩn sau:
1. Liên tục 2 năm được công nhận là Khu phố (ấp) tiên tiến;
2. Giảm từ 40% hộ nghèo trở lên trong năm;
3. Có trụ sở khu phố (ấp) để tổ chức hội họp, sinh hoạt văn hóa cộng đồng; có cổng chào, bảng kẻ vẽ nội dung quy ước, tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, Khu phố (ấp) văn hóa;
4. Có đội nhóm văn nghệ mỗi năm biểu diễn phục vụ cộng đồng ít nhất 2 lần; có sân chơi bãi tập thể dục thể thao và tham gia các giải thi đấu thể dục thể thao do xã, phường, thị trấn tổ chức;
5. Không vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 8 (trừ các trường hợp quy định tại Điều 9) của Quy chế này.
Điều 12. Hồ sơ đề nghị công nhận Khu phố (ấp) văn hóa gồm có:
1. Bảng chấm điểm của khu phố (ấp) 3 năm liên tục và Giấy chứng nhận Khu phố (ấp) tiên tiến 2 năm liên tục (bản sao);
2. Biên bản họp xét và chấm điểm của Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn;
3. Công văn đề nghị của Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn;
4. Biên bản phúc tra chấm điểm và công văn đề nghị của Ban chỉ đạo huyện, thị.
Mục 4. TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN ĐƠN VỊ VĂN HÓA
Điều 13. Tiêu chuẩn đơn vị văn hóa.
1. Hoàn thành nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động; Thực hiện tốt các nghĩa vụ, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng và thực hiện tốt các quy chế nội quy trong hoạt động của đơn vị:
a) Hoàn thành nhiệm vụ công tác chuyên môn, chỉ tiêu kế hoạch, nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật;
b) Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi đơn vị hoạt động;
c) Tổ chức lực lượng bảo vệ an ninh trật tự và tài sản của đơn vị; thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
d) Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, có tinh thần đấu tranh ủng hộ cái đúng, chống các hiện tượng tiêu cực trong nội bộ;
đ) Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động.
2. Môi trường văn hóa lành mạnh. Nơi làm việc, ở: xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Xây dựng tác phong công nghiệp, khoa học, văn minh.
a) Có nội quy đơn vị và được niêm yết công khai nơi làm việc;
b) Giữ gìn vệ sinh cơ quan, thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp”, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động;
c) Cán bộ công chức trong cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể thể hiện tốt tác phong làm việc phục vụ nhân dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân;
d) Hoạt động sản xuất kinh doanh không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
3. Có kế hoạch thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất theo quy định cho các thiết chế văn hóa thể thao. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao quần chúng, thu hút đông đảo người lao động sinh hoạt và học tập.
a) Có các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao phù hợp (câu lạc bộ, phòng đọc sách, trạm phát thanh, phòng tập, sân khấu...) và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ít nhất 2 lần trong năm;
b) Trang bị các phương tiện hoạt động văn hóa, thể dục thể thao: âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, sách, báo. từ các nguồn kinh phí nhà nước, công đoàn và doanh nghiệp.
4. Gia đình công nhân viên chức lao động thực hiện tốt các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, khu tập thể văn hóa, chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.
a) Công nhân viên chức lao động trong đơn vị tích cực tham gia phong trào phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc) và các loại văn hóa phẩm độc hại, mê tín dị đoan; không để xảy ra tệ nạn xã hội ở đơn vị;
b) Công nhân viên chức lao động thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình có từ 1 đến 2 con, phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
c) Xây dựng khu ở tập thể văn minh, sạch đẹp, an toàn;
d) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, thực hành tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
5. Tuyên truyền phổ biến kịp thời chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội. Bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho công nhân viên chức lao động. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
a) Có tổ chức Công đoàn và hoạt động có hiệu quả, đạt từ loại khá trở lên;
b) Phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công nhân viên chức lao động;
c) Có chế độ chính sách khuyến khích người công nhân viên chức lao động học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;
d) Tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
1. Không đạt tiêu chuẩn về cơ quan đơn vị an toàn, để xảy ra tranh chấp lao động, đình công trái pháp luật;
2. Không có tổ chức Công đoàn hoặc tổ chức Công đoàn xếp loại trung bình hoặc yếu kém;
3. Vi phạm các quy định vệ sinh môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh;
4. Không tổ chức được phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao;
5. Để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm;
6. Vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy;
7. Vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đến mức dư luận xã hội phê phán, không đăng ký xây dựng Đơn vị văn hóa;
8. Có người vi phạm pháp luật hình sự, hành chính và các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan); sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành mà không được cơ quan đơn vị phát hiện xử lý;
9. Nội bộ mất đoàn kết, có khiếu nại vượt cấp;
10. Vi phạm quy trình chấm điểm và xét công nhận Đơn vị văn hóa quy định tại Điều 21 của Quy chế này;
11. Đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang: Không đạt chỉ tiêu 100% gia đình công nhân viên chức lao động được công nhận gia đình văn hóa, có trường hợp gia đình công nhân viên chức lao động sinh con thứ 3.
Điều 15. Tiêu chuẩn Đơn vị văn hóa đối với lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Việt Nam:
1. Duy trì thường xuyên, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của quân đội, qua đó hình thành được một tập thể cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, rèn luyện theo tiêu chuẩn con người mới Việt Nam.
a) Các cấp uỷ Đảng có Nghị quyết lãnh đạo các cuộc vận động; chỉ huy và các cơ quan chức năng tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật các cấp có kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện và đạt được chỉ tiêu của các cuộc vận động đã đề ra;
b) Xây dựng và thực hiện tốt các mối quan hệ: cấp trên - cấp dưới, cán bộ - chiến sĩ, đồng chí - đồng đội, bộ đội với nhân dân;
c) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong đơn vị giao tiếp, ứng xử có văn hóa;
d) Tỷ lệ đào bỏ ngũ dưới 2%, vi phạm kỷ luật thông thường dưới 1%, không có vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng;
đ) Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và các tổ chức quần chúng, thanh niên, phụ nữ, công đoàn vững mạnh.
2. Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Củng cố, ổn định và nâng cao chất lượng của hệ thống thiết chế văn hóa ở 3 cấp: Nhà văn hóa, Câu lạc bộ, Phòng Hồ Chí Minh;
b) Duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng có nề nếp, hiệu quả và thiết thực; gia đình cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng gia đình có từ 1 đến 2 con, phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
c) Bảo đảm 100% số tiểu đoàn đủ quân và tương đương, có Phòng Hồ Chí Minh, trong đó có 2/3 số phòng hoạt động tốt;
d) Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tạo thành phong trào quần chúng sôi nổi;
đ) Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả các vật tư, trang thiết bị phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của đơn vị;
e) Lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đơn vị.
3. Chủ động trong việc đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hóa độc hại, tệ nạn xã hội thâm nhập vào đơn vị:
a) Vận động cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội và bài trừ văn hóa phẩm độc hại;
b) Quản lý, giáo dục tốt cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cả trong đơn vị, ngoài giờ làm việc, trên đường công tác, sinh hoạt ở gia đình và khu tập thể.
4. Doanh trại xanh, sạch, đẹp, nề nếp chính quy, có cảnh quan văn hóa:
a) Nơi ăn ở, làm việc, luyện tập của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên gọn gàng, sạch đẹp, thực hiện tốt nếp sống chính quy;
b) Doanh trại có hệ thống bảng tin, panô, khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục, có bồn hoa, cây xanh;
c) Bảo vệ, xây dựng tốt môi trường sinh thái nơi đóng quân.
5. Xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ quân dân:
a) Đơn vị có kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, chủ động phối hợp với địa phương xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tích cực tham gia phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Khu phố (ấp) văn hóa;
b) Làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng tốt mối quan hệ quân dân, thực hiện “quân dân một ý chí”;
c) Duy trì có nề nếp và có hiệu quả các hoạt động giao lưu văn hóa với các tổ chức quần chúng ở địa phương, với học sinh, sinh viên trên địa bàn đóng quân.
Điều 17. Hồ sơ đề nghị công nhận đơn vị văn hóa.
1. Đơn vị văn hóa do Uỷ ban nhân dân huyện, thị công nhận. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Bảng chấm điểm của đơn vị;
b) Biên bản phúc tra chấm điểm của Ban chỉ đạo huyện, thị;
c) Công văn đề nghị Ban chỉ đạo huyện, thị.
2. Đơn vị văn hóa do Ban chỉ đạo tỉnh công nhận. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Bảng chấm điểm của đơn vị;
b) Biên bản họp xét của Liên Đoàn lao động tỉnh;
c) Công văn đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh.
Điều 19. Quy trình chấm điểm và xét công nhận Gia đình văn hóa như sau:
Bước 1: Gia đình tự chấm điểm.
- Tổ dân cư phát bảng chấm điểm cho từng hộ gia đình.
- Chủ hộ gia đình tự chấm điểm và ký tên, sau đó nộp bảng tự chấm điểm cho tổ dân cư.
Bước 2: Tổ dân cư họp bình xét.
- Tổ dân cư tổ chức cuộc họp với đại diện các hộ gia đình (phải có ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong tổ dự họp), công bố danh sách hộ đạt tiêu chuẩn, danh sách hộ không đạt tiêu chuẩn và lý do không đạt.
- Đại diện hộ gia đình dự họp thảo luận và biểu quyết danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa (có từ 50% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị).
- Tổ dân cư gửi biên bản họp và danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn đến Ban vận động khu phố (ấp).
Bước 3: Ban vận động khu phố (ấp) họp xét.
- Ban vận động khu phố (ấp) kiểm tra qui trình và thủ tục đề nghị của các tổ dân cư (nếu tổ làm chưa đúng thì yêu cầu làm lại).
- Ban vận động khu phố (ấp) rà soát danh sách đề nghị của các tổ, nếu phát hiện trường hợp nào cần xem xét lại thì bàn bạc thống nhất với tổ trưởng tổ dân cư quyết định.
- Ban vận động khu phố (ấp) gửi danh sách đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn Quyết định công nhận Gia đình văn hóa (hoặc cấp Giấy chứng nhận Gia đình văn hóa đối với Gia đình văn hóa 3 năm liên tục) và các biên bản họp của ban vận động khu phố (ấp) đến Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn.
Bước 4: Quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận.
- Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn họp rà soát các thủ tục, qui trình của các khu phố (ấp), tổ dân cư, nơi nào làm đúng thì đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn Quyết định công nhận cho hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa hoặc cấp Giấy chứng nhận cho Gia đình văn hóa được công nhận 3 năm liên tục.
Điều 20. Quy trình chấm điểm và xét công nhận Khu phố (ấp) tiên tiến, Khu phố (ấp) văn hóa như sau:
Bước 1: Khu phố (ấp) tự chấm điểm.
- Ban vận động khu phố (ấp) tự chấm điểm vào sổ chấm điểm.
- Ban vận động khu phố (ấp) gửi bảng chấm điểm cho Ban chỉ đạo xã (nếu đạt danh hiệu thi đua).
Bước 2: Ban chỉ đạo xã chấm điểm.
- Ban chỉ đạo xã họp chấm điểm từng khu phố (ấp) và ghi kết quả vào sổ chấm điểm.
- Nếu khu, ấp đạt tiêu chuẩn Khu phố (ấp) tiên tiến hoặc Khu phố (ấp) văn hóa thì Ban chỉ đạo xã lập tờ trình đề nghị Ban chỉ đạo huyện, thị xét công nhận (đính kèm sổ chấm điểm đã ghi đầy đủ).
Bước 3: Ban chỉ đạo huyện, thị chấm điểm.
- Ban chỉ đạo huyện, thị thành lập đoàn phúc tra các khu phố (ấp) do xã đề nghị công nhận Khu phố (ấp) tiên tiến, Khu phố (ấp) văn hóa.
- Đoàn phúc tra kiểm tra thực trạng tình hình, qui trình chấm điểm của khu phố (ấp) và chấm điểm.
- Ban chỉ đạo huyện, thị họp xét danh sách công nhận danh hiệu các khu phố (ấp) do Đoàn phúc tra đề nghị. Nếu khu phố (ấp) đạt tiêu chuẩn Khu phố (ấp) văn hóa thì Ban chỉ đạo đề nghị UBND huyện, thị công nhận. Nếu Khu phố (ấp) đạt tiêu chuẩn Khu phố (ấp) tiên tiến thì đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thị công nhận.
Điều 21. Quy trình chấm điểm và xét công nhận Đơn vị văn hóa.
Bước 1: Đơn vị tự chấm điểm và gửi bảng chấm điểm cho Ban chỉ đạo huyện, thị (hoặc Liên đoàn Lao động tỉnh).
Bước 2: Ban chỉ đạo huyện, thị (Liên đoàn Lao động tỉnh) tổ chức Đoàn phúc tra các đơn vị đề nghị công nhận Đơn vị văn hóa.
Bước 3: Ban chỉ đạo huyện, thị (Liên đoàn Lao động tỉnh) họp xét danh sách các đơn vị do Đoàn phúc tra đề nghị. Nếu đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa thì đề nghị UBND huyện, thị (Ban chỉ đạo tỉnh) công nhận.
ĐĂNG KÝ, XÉT CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG CÁC DANH HIỆU
Điều 22. Thời gian đăng ký và xét công nhận các danh hiệu.
1. Đăng ký các danh hiệu:
a) Hàng năm, gia đình đăng ký đạt danh hiệu Gia đình văn hóa vào dịp tổ chức ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11). Đại diện gia đình ký tên vào sổ đăng ký gia đình văn hóa của khu phố (ấp), có xác nhận của Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn.
b) Ban vận động khu phố (ấp) đăng ký xây dựng Khu phố (ấp) tiên tiến, Khu phố (ấp) văn hóa với Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn trước ngày 31 tháng 1 hàng năm. Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn tổng hợp danh sách khu phố (ấp) đăng ký báo cáo với Ban chỉ đạo huyện, thị trong quý I hàng năm.
c) Các đơn vị đăng ký đạt danh hiệu Đơn vị văn hóa với Ban chỉ đạo huyện, thị (hoặc Liên đoàn Lao động tỉnh) trước ngày 31 tháng 1 hàng năm. Ban chỉ đạo huyện, thị (hoặc Liên đoàn Lao động tỉnh) tổng hợp danh sách đơn vị đăng ký báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh trong quý I hàng năm.
2. Bình xét và công nhận các danh hiệu:
a) Ban vận động khu phố (ấp) hướng dẫn các tổ dân cư bình xét và làm thủ tục đề nghị để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn Quyết định công nhận Gia đình văn hóa hàng năm hoặc cấp Giấy chứng nhận gia đình văn hóa 3 năm liên tục trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.
b) Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn hướng dẫn Ban vận động khu phố (ấp) chấm điểm, tổ chức họp xét và chấm điểm cho các khu, phố (ấp) trước ngày 30 tháng 11 hàng năm. Ban chỉ đạo huyện, thị tổ chức phúc tra, chấm điểm, họp xét đề nghị công nhận Khu phố (ấp) tiên tiến, Khu phố (ấp) văn hóa trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
c) Ban chỉ đạo huyện, thị (Liên đoàn Lao động tỉnh) hướng dẫn các đơn vị chấm điểm, họp xét công nhận Đơn vị văn hóa trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 23. Về hình thức công nhận và khen thưởng
1. Gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn công bố Quyết định công nhận hàng năm vào dịp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (18/11) và ghi vào Sổ vàng Gia đình văn hóa. Gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa 3 năm liên tục được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trao Giấy chứng nhận 3 năm đạt danh hiệu Gia đình văn hóa;
2. Khu phố (ấp) tiên tiến được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thị ban hành quyết định công nhận kèm theo Giấy chứng nhận;
3. Khu phố (ấp) văn hóa được Chủ tịch UBND huyện, thị ban hành quyết định công nhận kèm theo Giấy chứng nhận;
4. Đơn vị văn hóa được Chủ tịch UBND huyện, thị (hoặc Ban chỉ đạo tỉnh) ban hành quyết định công nhận kèm theo Giấy chứng nhận. Trong đó chọn một số Đơn vị văn hóa tiêu biểu đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, thị tặng Giấy khen, Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.