THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
185/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 02
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT VIỆC CHUYỂN HẠNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ ĐÙNG THÀNH VƯỜN QUỐC
GIA TÀ ĐÙNG, TỈNH ĐẮK NÔNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống
rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 1304/TTr-UBND ngày
01 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk
Nông về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thành Vườn quốc gia Tà Đùng;
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Tà
Đùng thành Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông.
1. Tên gọi
- Tên tiếng Việt:
Vườn quốc gia Tà Đùng
- Tên tiếng Anh: TaDung National Park
2. Vị trí
Vườn quốc gia Tà Đùng nằm trên địa phận
hành chính thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Tọa độ địa lý: Từ 11o47’27”
đến 11o59’20” vĩ độ Bắc.
Từ 107o53’10” đến 108o6,32”
kinh độ Đông.
Phía Bắc: Giáp với công ty lâm nghiệp Đăk R’Măng, huyện Đăk Glong tỉnh
Đắk Nông và Ban quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng, xã Phi
Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Phía Nam: Giáp với xã Đinh Trang Thượng,
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Phía Đông: Giáp với Ban quản lý rừng
Lán Tranh (tỉnh Lâm Đồng) và xã Đạ K’Nang, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Phía Tây: Giáp Viện Khoa học lâm nghiệp
Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
3. Quy mô diện
tích và các phân khu chức năng
a) Tổng diện tích tự nhiên của Vườn
quốc gia Tà Đùng: 20.937,7 ha.
b) Các phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
6.010,2 ha tại các Tiểu khu 1767, 1773, 1787, 1795, 1801, 1804, 1808, 1812.
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phân
khu này là bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái rừng, hệ động, thực vật rừng bao
gồm cả nguồn gen quý hiếm, đặc hữu; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học
về hệ sinh thái rừng; hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
- Phân khu phục hồi sinh thái: 10.254,9
ha tại các Tiểu khu 1757, 1767, 1772, 1773, 1787, 1794, 1795, 1801, 1805, 1808,
1781, 1792, 1793, 1803, 1807, 1811, 1814.
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phân
khu này là bảo vệ cảnh quan, tài nguyên rừng; phục hồi các hệ sinh thái rừng,
khôi phục đa dạng sinh học và các giá trị khác của khu rừng; thực nghiệm,
nghiên cứu lâm sinh, động, thực vật và địa chất thủy văn; phát triển du lịch
sinh thái.
- Phân khu dịch vụ - hành chính:
4.708,6 ha tại các Tiểu khu 1792, 1802, 1803, 1806, 1809, 1810, 1811, 1813,
1814.
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phân
khu này là đảm bảo các hoạt động về quản lý hành chính, xây dựng nhà làm việc,
nhà khách, vườn ươm, các cơ sở nghiên cứu về động, thực vật rừng; tổ chức các
cơ sở phục vụ dịch vụ nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch.
4. Quy mô vùng đệm
Vùng đệm của Vườn quốc gia Tà Đùng có
diện tích 24.582,91 ha, nằm trên địa bàn 7 xã giáp ranh với
vườn quốc gia, thuộc hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng; Trong đó:
- Phần diện tích vùng đệm trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông thuộc địa giới 2 xã là Đắk R’Măng và Đắk
Som, huyên Đắk Glong.
- Phần diện tích vùng đệm trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng thuộc các thôn Bob La, Bob Le, Liêng Đơn, Păng Sim (xã Phi
Liêng), Păng Dung, Păng Pah, Đạ Mur, Đạ Knàng (xã Đạ K’Nàng) huyện Đam Rông; thôn Lâm Bô (xã Phúc Thọ) và thôn Tân Hợp (xã Tân
Thanh) huyện Lâm Hà; các thôn Kinh Dạ, BTê, Con Giòng, Gang Ráy, Bdi Rung (xã
Đinh Trang Thượng) huyện Di Linh.
5. Chức năng, nhiệm
vụ
a) Chức năng
- Bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn các nguồn gien sinh vật nguy cấp, quý hiếm, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng
kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và rừng
kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới của vùng sinh thái Tây Nguyên.
- Cung ứng các dịch vụ môi trường rừng,
đảm bảo an ninh môi trường. Phòng hộ đầu nguồn lưu vực
sông Đồng Nai, sông Krông Nô - Sêrêpok để cung cấp nước
sinh hoạt, sản xuất điện năng và sản xuất công, nông nghiệp của khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam (miền Đông Nam Bộ). Giảm phát thải khí nhà kính; lưu giữ nguồn gen; cung ứng hiện trường cho hoạt động nghiên cứu
khoa học, đào tạo, thăm quan, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường.
- Huy động các nguồn lực cho công tác
quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng nguồn thu dựa trên
nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng gắn với trách nhiệm
của người sử dụng lợi ích từ các hệ sinh thái rừng.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và phát
triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn.
b) Nhiệm vụ
- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện
có; khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng; làm giàu rừng tự nhiên; gây ươm các
loài cây bản địa, đặc hữu quý hiếm để trồng rừng mới, nâng cao độ che phủ và đảm
bảo an ninh môi trường.
- Nâng cao khả năng phòng hộ của rừng
về giữ nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường
sinh thái, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân vùng hạ
lưu.
- Thực hiện chính sách về dịch vụ môi
trường; tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo tồn; tổ chức giáo dục nâng cao nhận
thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Tổ chức các hoạt động quản lý bảo vệ,
bảo tồn và phát triển các nguồn gien quý, hiếm; cứu hộ động vật hoang dã;
nghiên cứu khoa học; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Khai thác các tiềm năng, lợi thế về
du lịch sinh thái, cảnh quan, dịch vụ môi trường và các giá trị đa dạng sinh học
để tăng nguồn thu cho Vườn quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong
vùng.
6. Các chương trình
hoạt động chủ yếu của Vườn quốc gia:
- Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng,
phục hồi hệ sinh thái rừng;
- Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học;
- Chương trình nâng cao năng lực quản
lý Vườn quốc gia;
- Chương trình nghiên cứu khoa học,
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Chương trình đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng phục vụ bảo tồn;
- Chương trình phát triển du lịch
sinh thái và chi trả dịch vụ môi trường;
- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội vùng đệm;
- Chương trình nâng cao nhận thức của
cộng đồng;
- Chương trình đánh giá và giám sát dự
án.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông:
- Trực tiếp quản lý Vườn quốc gia Tà
Đùng;
- Chỉ đạo việc lập dự án đầu tư xây dựng
và phát triển Vườn quốc gia Tà Đùng, Dự án đầu tư xây dựng
và phát triển vùng đệm Vườn quốc gia Tà Đùng và các dự án đầu tư, phát triển
khác có liên quan, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh Đắk Nông;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc;
- Lưu: VT, NN (2b).PC
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
|