Quyết định 49/2002/QĐ-TTg về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 49/2002/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 17/04/2002 |
Ngày có hiệu lực | 02/05/2002 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Công Tạn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001,
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số
844/BNN-KL ngày 01 tháng 4 năm 2002) và đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
(tờ trình số 624/TT-UB ngày 29 tháng 3 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Tên gọi của Vườn quốc gia là: Vườn quốc gia Xuân Sơn.
Điều 2. Vị trí, tọa độ địa lý và quy mô diện tích của Vườn quốc gia Xuân Sơn:
1. Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia Xuân Sơn có phạm vi ranh giới được xác định như sau:
- Phía Đông: Giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Thanh Sơn.
- Phía Tây: Giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
- Phía Nam: Giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc: Giáp xã Thu Cúc, huyện Thanh Sơn.
2. Tọa độ địa lý:
- Từ 210 03 đến 210 12 vĩ độ Bắc.
- Từ 104051 đến 1050 01 kinh độ Đông.
3. Quy mô diện tích và các phân khu chức năng:
Tổng diện tích là: 15. 048 ha
Trong đó gồm:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 11.148 ha
- Phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha
- Phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha
Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn là 18.639 ha, bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài.
Điều 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Xuân Sơn:
1. Bảo tồn hệ sinh thái rừng cây họ dầu, rừng kín thường xanh trên núi đá vôi.
2. Bảo tồn tính đa dạng sinh học, các nguồn gen của khu hệ động thực vật giao lưu giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt là bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm, các loài có nguy cơ bị cạn kiệt, các loài đặc hữu.
3. Bảo tồn sử dụng và nghiên cứu hệ thống hang động thuộc loại độc đáo ở Việt Nam và hệ sinh thái, cảnh quan của chúng.