Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1834/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/08/2015
Ngày có hiệu lực 11/08/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Chu Ngọc Anh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1834/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 11 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM ĐẤU NỐI VÀO ĐƯỜNG TỈNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông Đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 3294/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm và mục tiêu:

1.1. Quy hoạch đấu nối bắt kịp, phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường tỉnh của Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch đô thị ở địa bàn các tuyến đường tỉnh đi qua; ưu tiên thực hiện quy hoạch đấu nối từ tuyến đường đã ổn định cấp hạng đến tuyến đường có thời gian gần nhất đạt cấp hạng theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

1.2. Giữ nguyên hiện trạng đấu nối vào đường tỉnh trong đô thị theo quy hoạch đô thị.

1.3. Quản lý hiện trạng đấu nối hiện có, hạn chế mở mới; thực hiện xóa dần đấu nối hiện có để bảo đảm khoảng cách các điểm đấu nối theo tiêu trí lựa chọn phù hợp với cấp quy hoạch của đường tỉnh. Với các đoạn đường tỉnh khó khăn về mặt bằng, chi phí xây dựng đường gom để đạt tiêu trí khoảng cách lớn thì được nghiên cứu châm trước các điểm đấu nối.

1.4. Nghiên cứu cải tạo, điều chỉnh tuyến đường tỉnh khi lập dự án đường gom ở đoạn đường tỉnh đi qua khu đông dân cư, trên cơ sở so sánh về kinh tế, kỹ thuật và tác động xã hội khi xây dựng đường gom trong khu đông dân cư với phương án điều chỉnh tuyến ra ngoài khu đông dân cư.

1.5. Xử lý đấu nối phát sinh ngoài quy hoạch: Các tuyến đường phát sinh muốn đấu nối với đường tỉnh phải qua đường gom đến điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch; các tuyến đường phát sinh muốn đấu nối trực tiếp với đường tỉnh, thì chủ sử dụng đường đấu nối phát sinh phải đóng được 2 điểm đấu nối liền kề đường phát sinh có trong quy hoạch bằng đường gom về đường phát sinh; cửa hàng xăng dầu phát sinh ưu tiên nằm trên đường nhánh đấu nối với đường tỉnh có trong quy hoạch.

1.6. Thu hút mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

1.7. Mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn 2015 - 2020: Hoàn thành quy hoạch đấu nối 06 tuyến, gồm: ĐT.313, ĐT.314, ĐT.314C, ĐT.314B, ĐT.316, ĐT.317.

- Định hướng giai đoạn 2021 - 2030: Hoàn thành quy hoạch đấu nối của 37 tuyến đường tỉnh còn lại.

2. Quy định khoảng cách các điểm đấu nối vào đường tỉnh:

2.1. Đấu nối vào đường tỉnh:

a) Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, gồm:

- Đường huyện, đường xã, đường đô thị.

- Đường chuyên dùng, đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường vào khu công nghiệp, đường vào cụm công nghiệp, đường nối từ các công trình đơn lẻ, đường tạm phục vụ thi công.

- Đường dẫn ra vào trạm dừng nghỉ.

- Đường gom.

b) Đường dẫn ra vào cửa hàng xăng dầu.

[...]