|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP THỰC HIỆN NGHỊ
ĐỊNH SỐ 56/2012/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ GIỮA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH VÀ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1805/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này
quy định về việc phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy
ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (Hội LHPN tỉnh) trong việc bảo đảm cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tham gia vào
các hoạt động quản lý nhà nước theo
quy định của pháp luật.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Mối quan
hệ công tác giữa UBND tỉnh với Hội LHPN tỉnh là mối quan hệ phối hợp trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi để cùng thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động,
góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,
an ninh, quốc phòng của tỉnh.
2. Ủy ban
nhân dân tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc để Hội LHPN tỉnh tham gia quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động
có liên quan.
Điều 3. Nội dung phối hợp
1. Phối hợp trong
việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; chương trình, kế hoạch,
đề án, dự án; cơ chế chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới thuộc chức năng quản lý nhà nước của
UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;
2. Phối hợp trong
việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách - pháp luật; tổ chức thực hiện
và giám sát thực hiện chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới;
3. Hỗ trợ đào
tạo nghề, vốn vay, giải quyết việc làm
và điều kiện khác nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống phụ nữ; đảm bảo
các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em;
4. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất,
năng lực cho cán bộ Hội LHPN các cấp
về mọi mặt; tạo điều kiện thuận lợi
cho Hội LHPN các cấp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Mời Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
a) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội liên quan đến quyền,
lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của
phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới;
c) Tham gia là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn (Hội đồng,
Ủy ban, Ban Chỉ đạo...) liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ
nữ, trẻ em và bình đẳng giới;
d) Tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát những vấn đề có liên quan đến
quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia
đình và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về
tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; nghiên cứu, xem xét và xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ,
trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội LHPN tỉnh về kinh phí,
điều kiện và phương tiện làm việc; các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất,
dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ
và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước.
4. Chỉ đạo các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và
thành phố Huế có trách nhiệm phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp thực hiện
nghiêm túc Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ và các quy định
tại Quy chế này.
Điều 5. Trách nhiệm Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
1. Cử đại diện
tham gia các hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; tham gia
làm thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn, đoàn kiểm tra do Ủy ban
nhân dân tỉnh hoặc các sở, ban, ngành tổ chức liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
2. Chủ động
nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các biện pháp, chính sách, liên quan đến quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới; cung cấp kịp
thời các thông tin liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ,
trẻ em và bình đẳng giới.
3. Tham gia ý
kiến vào các dự thảo xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội tại tỉnh liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ,
trẻ em và bình đẳng giới theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của
địa phương.
4. Tuyên truyền,
phổ biến giáo dục cho cán bộ, hội viên, quần chúng phụ nữ nghiêm túc chấp hành
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức các hình thức,
biện pháp vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, lao động, học tập,
công tác, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5. Phối hợp chặt
chẽ với các các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Huế, các tổ chức tư vấn, đoàn kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện trách nhiệm
theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
6. Bồi dưỡng
giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên, quần chúng phụ nữ
nhằm phát huy quyền làm chủ của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.
7. Giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và
UBND các cấp; thực hiện các hoạt động phản biện xã hội.
8. Hướng dẫn, hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố
Huế thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ và các
quy định tại Quy chế này.
Điều 6. Mối quan hệ và chế độ làm việc
1. Thường trực
Hội LHPN tỉnh được mời tham dự các phiên họp hoặc các hội nghị chuyên đề của
UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
và các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Lãnh đạo UBND
tỉnh được mời tham dự các kỳ họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh
khi bàn về các nội dung hoạt động của Hội, các hoạt động phụ nữ tham gia xây dựng
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2. Định kỳ
hàng năm, lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh để đánh
giá tình hình thực hiện chế độ, chính sách và những kiến nghị, đề xuất về các vấn
đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các
lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; hai năm một lần phối hợp sơ kết thực
hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ. Thời gian, địa điểm,
chương trình, nội dung làm việc do UBND tỉnh thống nhất với Hội LHPN tỉnh.
3. UBND tỉnh
và Hội LHPN tỉnh cử 01 đồng chí lãnh đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Nghị
định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ.
4. Phối hợp chỉ
đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, thành
phố Huế hàng năm tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số
56/2012/NĐ-CP và gửi báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) và Hội LHPN tỉnh.
Điều 7. Chế độ thông tin báo cáo
1. UBND tỉnh
có trách nhiệm thông tin cho Hội LHPN tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng và các chủ trương, chính sách mới ban hành có liên quan trực tiếp
đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới
trên địa bàn tỉnh.
2. Khi cần thiết,
UBND tỉnh cử đại diện tham dự Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh để nghe các
kiến nghị liên quan đến UBND tỉnh về tình hình thực hiện chủ trương, chính
sách, luật pháp; xử lý kịp thời những vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
phụ nữ, trẻ em.
3. Hội LHPN tỉnh
có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động của Hội; tình hình việc làm, đời sống,
tâm tư, nguyện vọng của Hội viên và các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em cho
UBND tỉnh (đồng thời qua Sở Nội vụ) theo định kỳ sáu tháng, hàng năm hoặc đột
xuất.
Chương III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Tổ chức thực hiện:
1. Hai bên có
trách nhiệm phổ biến Quy chế này cho các cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý.
2. Sở Nội vụ:
a) Hướng dẫn
các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện Quy chế
này;
b) Chủ trì, phối
hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này
và Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Thủ trưởng
các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế
căn cứ Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ và những quy định tại Quy chế
này phối hợp với Hội LHPN cùng cấp xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động và mối
quan hệ công tác nhằm tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương.
4. Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội phụ nữ cấp huyện thực hiện Quy chế
này và Nghị định số 56/2012/NĐ- CP của Chính phủ.
Trong quá
trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc có những
yêu cầu mới đặt ra, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thì lãnh đạo UBND tỉnh và
Hội LHPN tỉnh sẽ trao đổi, thống nhất và sửa đổi, bổ sung trong Hội nghị liên tịch
gần nhất./.