ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/QĐ-UBND
|
Long xuyên, ngày
06 tháng 01 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ ĐẾN 2010 VÀ MỘT
SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày
09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin
đến 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông tại tờ trình số 34/TTr-STTTT ngày 4/12/2008 về việc phê duyệt Đề án phát
triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến 2010 và một số định hướng đến 2015,
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án
phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến 2010 và một số định hướng đến
2015 của Sở Thông tin và Truyền thông (Đề án kèm theo).
Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp
với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố để
tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, thị, xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để
b/c);
- TT.TU, HĐND (để b/c);
- PCT UBND tỉnh Phạm Kim Yên (để b/c);
- Các Sở (Thông tin & Truyền thông, Tài
chính, Kế Hoạch & Đầu tư, Nội vụ)
- Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh phó VP. UBND tỉnh (Yến Nhi)
- Lưu: KT, VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Kim Yên
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ ĐẾN 2010 VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2015
* Các căn cứ lập đề án:
- Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến 2010;
- Thông báo số 128/TB-UBND ngày 21/8/2008 của UBND
tỉnh về việc thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Kim Yên tại buổi
làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông.
I. Hiện trạng của hệ thống đài
truyền thanh cơ sở:
1. Tình hình
cơ sở vật chất và hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở:
1.1. Hiện trạng cơ sở vật chất:
Trên địa bàn tỉnh, phần lớn các xã, phường, thị trấn
đều có đài truyền thanh cấp xã, được đầu tư thiết bị truyền thanh có dây và
không dây (vô tuyến); riêng Châu Thành và Thoại Sơn chỉ đầu tư hệ thống thiết bị
truyền thanh hữu tuyến.
- Hệ thống thiết bị hữu tuyến:
+ Số lượng tăng âm: 158 với tổng công suất: 138.230
w
+ Đường dây: 705 km
+ Số lượng loa: 3.201 cái với tổng công suất 72.850
w
- Hệ thống thiết bị vô tuyến:
+ 140 thiết bị phát thanh với tổng công suất 7.355
w
+ Số km phủ sóng: 550 km
+ Số lượng loa: 2.542 cái với tổng công suất 72.370
w
(Chi tiết xem bảng phụ lục thống kê dữ liệu hệ thống
đài truyền thông cơ sở).
Như vậy, cơ bản các đài cơ sở đã được quan tâm đầu
tư về cơ sở vật chất cho các đài cơ cở hoạt động. Tuy nhiên so với yêu cầu, cần
phải tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất để đảm bảo yêu cầu truyên truyền
của địa phương.
Hệ thống truyền thanh không dây phát triển mạnh, đặc
biệt tại Long Xuyên, Châu Đốc. Tuy nhiên, phần lớn cũng chưa hoàn thành việc
xin phép về tần số hoạt động, cũng như đã xảy ra việc sóng khác can nhiễu xen
vào phát trên hệ thống.
Việc bảo quản thiết bị tại các địa phương chưa được
tốt.
Một số thiết bị đã sử dụng lâu, đang xuống cấp cần
được thay thế.
1.2. Hiện trạng nhân lực:
Tổng số nhân viên đài cơ sở là 168 người, trong đó:
● Phân theo hình thức tuyển dụng: 91 biên chế
(54%), hợp đồng 77 (46%).
● Phân theo trình độ chính trị: sơ cấp 29 (17%),
trung cấp 28 (16%), không có trình độ cao cấp chính trị.
● Phân theo chuyên môn: trung cấp 58 (32%), đại học,
cao đẳng 3 (1,8%).
● Số nhân viên đài cơ sở có viết tin bài thường
xuyên chỉ chiếm khoảng 52%, còn lại 48% không thường xuyên.
(Chi tiết tại Phụ lục Thống kê nhân lực Đài truyền
thanh cơ sở)
- Cán bộ làm công tác đài kiêm nhiệm nhiều việc, đồng
thời lại thường bị điều động, thay đổi, đa số chưa được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp
vụ, viết tin, bài cũng như kỹ thuật vận hành máy truyền thanh. Do đó đã ảnh hưởng
đến chất lượng hoạt động của các đài cơ sở.
- Trình độ chuyên môn và chính trị còn thấp.
1.3. Hiện trạng hoạt động của các đài truyền
thanh cơ sở:
* Theo số liệu của Đài phát thanh-truyền hình cung
cấp, tính đến nay đã đạt được những chỉ tiêu như sau:
- Tỉ lệ hộ được xem truyền hình Việt Nam: 98%
- Tỉ lệ hộ nghe được Đài tiếng nói Việt Nam: 98%
- Tỉ lệ người dân tộc thiểu số được nghe các chương
trình phát thanh bằng tiếng dân tộc: 98%.
Theo đó, các đài truyền thanh cơ sở đã thực hiện tốt
công tác tiếp âm đài quốc gia, đài tỉnh, huyện; đồng thời là công cụ điều hành,
chỉ đạo của chính quyền cơ sở.
* Theo báo cáo của các huyện, thị, thành phố: Tỉ lệ
phủ sóng khu dân cư bình quân của hệ thống đài truyền thanh cơ sở đạt 76%, cụ
thể như sau:
a. Long Xuyên: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 84%
(trong đó 5/13 phường xã đã đạt 95-100%).
b. Châu Đốc: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 87%
(trong đó 2/8 phường xã đã đạt 95-100%; 1 phường có tỉ lệ <= 50%).
c. An Phú:Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 86%
(trong đó 1/14 phường xã đã đạt 95-100%).
d. Tân Châu: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 90%.
đ. Châu Thành: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 75%.
e. Thoại Sơn: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 55% (trong
đó 2/17 phường xã đã đạt 95-100%; có 10 xã, thị trấn có tỉ lệ <=50%).
g. Phú Tân: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 72% (đạt
tỉ lệ 65-85%).
h. Chợ Mới:Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 74%
(trong đó 1/18 phường xã đã đạt 95-100%; có 1 xã có tỉ lệ <=50%).
i. Châu Phú: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 70%.
k. Tri Tôn: Tỉ lệ phủ sóng dân cư bình quân 57%
(trong đó có 6/15 xã có tỉ lệ <=50%).
l. Tịnh Biên: Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư 100%.
- Với hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư, đài truyền
thanh cơ sở đã thực hiện tốt chức năng tuyên truyền tại địa phương, góp phần thực
hiện được chỉ tiêu truyền thanh đến dân cư như kết quả toàn tỉnh đã nói ở trên.
- Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư còn khá thấp, kể cả tại
Long Xuyên và Châu Đốc; đặc biệt còn khá nhiều phường, xã thị trấn còn ở mức dưới
50% (thậm chí mới ở mức 20%). Do đó cần có giải pháp để vừa thay thế, nâng cấp,
vừa phát triển cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới.
- Về chương trình nội dung truyền thanh hàng ngày,
hầu hết đều tập trung tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh An Giang,
Chương trình truyền thanh của huyện và một số văn bản phổ biến chủ trương của Đảng
bộ, UBND xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, công tác biên tập chưa được thường
xuyên, nhiều xã vẫn chưa xây dựng được chương trình phát thanh định kỳ trong tuần,
trong tháng; chưa nắm bắt và đưa tin kịp thời về những kết quả thiết thực trong
phong trào thi đua ở địa phương.
1.4. Cơ chế chính sách chủ yếu hiện nay:
a. Theo Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007 của
UBND tỉnh về việc ban hành quy định về tổ chức, hoạt động của Nhà văn hóa và
Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn:
* Nhân sự Đài truyền thanh xã theo quy định:
- Trưởng đài;
- 01 phóng viên kiêm biên tập;
- 01 cán bộ kỹ thuật.
* Nhà văn hóa - Đài truyền thanh của
cấp xã phải được xây dựng ở khu tập trung dân cư, thuận lợi về giao thông; được
chính quyền địa phương qui hoạch với diện tích đảm bảo không dưới 1.500m2.
* Kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước cấp
hàng năm theo quyết định phân bổ của cơ quan có thẩm quyền; nguồn thu từ các dịch
vụ của Đài truyền thanh xã; liên kết với các cá nhân, các thành phần xã hội tổ
chức các hoạt động có thu để chi hỗ trợ hoạt động.
b. Thực tế hiện nay:
- Trụ sở các đài
truyền thanh xã đặt tại UBND xã, không có trụ sở riêng. (riêng Long Xuyên, có một
số đài đặt tại Nhà văn hóa – trung tâm học tập cộng đồng).
- Nguồn kinh phí:
+ Cho hoạt động với mức 7,5 triệu đồng/năm/đài là
quá thấp.
+ Kinh phí cho đầu tư trang thiết bị từ nguồn ngân
sách huyện, xã. Nhưng do quá hạn chế, nhất là trong năm 2008, không đảm bảo cho
nhu cầu sửa chữa, nâng cấp và phát triển. Một số thiết bị đã hư hỏng nhưng chưa
được sửa chữa, thay thế vì thiếu kinh phí.
+ Chưa có cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm, kinh
phí cho đào tạo nhân viên đài không có. Chưa có kế hoạch đào tạo có tính hệ thống
để đảm bảo yêu cầu về nhân sự cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong thời
gian tới.
+ Nhân sự cho
đài cơ sở chủ yếu vẫn là 1 người/đài; nguyên nhân chủ yếu chưa tăng được biên
chế lên 3 người, theo Quyết định của UBND tỉnh, là do ngân sách cấp xã chưa đảm
đương nổi.
2. Đánh giá chung:
2.1. Những kết quả đạt được
- Đã có sự quan
tâm của Đảng và nhà nước đối với sự phát triển của hệ thống đài truyền thanh cơ
sở thông qua Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007.
- Cơ bản đã phát
triển về cơ sở vật chất cho các đài cơ cở hoạt động rộng khắp.
- Đài phát thanh cơ sở đã thực hiện tốt chức năng
tuyên truyền tại địa phương, góp phần thực hiện được chỉ tiêu truyền thanh đến
dân cư như kết quả toàn tỉnh đã nói ở trên.
- Về chương trình nội dung phát thanh hàng ngày, hầu
hết đều tập trung tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh An Giang,
Chương trình phát thanh của huyện và một số văn bản phổ biến chủ trương của Đảng
bộ, UBND cấp xã.
2.2. Những khó khăn, thách thức cần giải quyết:
- Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư còn khá thấp, đặc biệt
còn khá nhiều phường, xã thị trấn còn ở mức dưới 50% (thậm chí mới ở mức 20%).
Do đó cần có giải pháp để vừa thay thế, nâng cấp vừa phát triển cơ sở vật chất
để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới.
- Nguồn kinh phí
cho hoạt động và đầu tư cho hệ thống truyền thanh còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu
cầu hiện trạng, chưa nói đến yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
- Bên cạnh việc thiếu về số lượng, trình độ chuyên
môn và chính trị còn thấp, cán bộ làm công tác đài kiêm nhiệm nhiều việc, đồng
thời lại thường bị điều động, thay đổi, đa số chưa được bồi dưỡng kỷ năng nghiệp
vụ, viết tin, bài cũng như kỹ thuật vận hành máy truyền thanh. Đây là một khó
khăn lớn cần có giải pháp mang tính đồng bộ để xử lý trong những năm sắp tới.
II. Mục tiêu, yêu cầu của đề án:
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu đến 2010: Củng cố, phát triển hệ thống
đài truyền thanh cơ sở đảm bảo tỉ lệ phủ sóng các khu dân cư trên 85%. Nâng cao
chất lượng nội dung và chất lượng phủ sóng theo hướng hiện đại hóa.
- Mục tiêu đến 2015: Nâng cấp, phát triển hệ thống
đài truyền thanh cơ sở đảm bảo tỉ lệ phủ sóng các khu dân cư trên 95%. Hoàn thiện
chất lượng chương trình, nội dung thông tin và chất lượng phủ sóng.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng đào
tạo đội ngũ hệ thống đài truyền thanh cơ sở.
- Phát triển và hiện đại hóa, nâng cao chất lượng
các sản phẩm dịch vụ truyền thanh.
- Hạn chế phát triển hệ thống thiết bị vô tuyến,
khuyến khích phát triển thiết bị hữu tuyến, đồng thời tăng cường biện pháp bảo
vệ cơ sở vật chất của hệ thống.
- Dành phần ngân sách thích đáng cho hoạt động và
phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt là tại các xã biên giới,
vùng dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn; đồng thời khuyến khích thực hiện xã hội
hóa trong lĩnh vực này.
III. Nội dung và biện pháp phát
triển hệ thống truyền thanh cơ sở đến 2010:
1. Các chỉ tiêu:
1.1. Đến năm 2010:
* Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư:
|
% phủ sóng khu dân
cư
|
Bình quân toàn tỉnh
|
86
|
a. Long Xuyên:
|
95
|
b. Châu Đốc:
|
95
|
c. An Phú:
|
92
|
d. Tân Châu:
|
95
|
đ. Châu Thành:
|
90
|
e. Thoại Sơn:
|
70
|
g. Phú Tân:
|
85
|
h. Chợ Mới:
|
85
|
i. Châu Phú:
|
85
|
g. Tri Tôn:
|
70
|
h. Tịnh Biên:
|
100
|
* Trên 50% số
đài cơ sở có nhân sự trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.
1.2. Đến 2015:
* Tỉ lệ phủ sóng khu dân cư:
|
% phủ sóng khu dân
cư
|
Bình quân toàn tỉnh
|
96
|
a. Long Xuyên:
|
97
|
b. Châu Đốc:
|
97
|
c. An Phú:
|
97
|
d. Tân Châu:
|
97
|
đ. Châu Thành:
|
95
|
e. Thoại Sơn:
|
95
|
g. Phú Tân:
|
95
|
h. Chợ Mới:
|
95
|
i. Châu Phú:
|
95
|
g. Tri Tôn:
|
95
|
h. Tịnh Biên:
|
100
|
* 100% số đài cơ
sở có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.
2. Các giải pháp thực hiện:
2.1. Phát triển nguồn nhân lực
a. Thực hiện kế hoạch đào tạo đồng bộ theo yêu cầu
của địa phương, triển khai thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và xã:
Trước mắt, giai đoạn 2009-2010, ngân sách tỉnh hỗ
trợ:
- Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, biên tập, viết tin,…
- Đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp chuyên môn cho
nhân viên đài để đảm bảo nhân lực cho các đài xã hoạt động.
- Hỗ trợ đào tạo đại học và sau đại học đối với một
số đối tượng ở các vùng biên giới, dân tộc, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó
khăn.
Sở Nội vụ sẽ phối hợp UBND các huyện để có kế hoạch
đào tạo Trung cấp, Đại học đối với nguồn nhân lực cho Đài truyền thanh cấp xã.
Hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện đúng Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007
của UBND tỉnh.
b. Thực hiện đúng Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày
27/2/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về tổ chức, hoạt động của Nhà
văn hóa và Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn: nhân sự Đài truyền thanh xã
theo quy định: 03 người (Trưởng đài; 01 phóng viên kiêm biên tập; 01 cán bộ kỹ
thuật).
2.2. Vốn và nguồn vốn:
2.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư
- Giai đoạn 2009-2010:
ĐVT: triệu đồng
STT
|
Huyện thị
|
2009
|
2010
|
Cộng
|
1
|
Long Xuyên
|
760
|
840
|
1.600
|
2
|
Châu Đốc
|
37
|
37
|
74
|
3
|
An Phú
|
470
|
600
|
1.070
|
4
|
Tân Châu
|
400
|
600
|
1.000
|
5
|
Châu Thành
|
50
|
50
|
100
|
6
|
Thoại Sơn
|
150
|
800
|
950
|
7
|
Phú Tân:
|
600
|
700
|
1.300
|
8
|
Chợ Mới
|
460
|
850
|
1.310
|
9
|
Châu Phú
|
200
|
200
|
400
|
10
|
Tri Tôn
|
800
|
1.500
|
2.300
|
11
|
Tịnh Biên
|
480
|
600
|
1.080
|
|
Tổng cộng
|
4.407
|
6.777
|
11.184
|
Nhu cầu vốn nêu trên chủ yếu sử dụng cho đầu tư
nâng cấp, sửa chửa hệ thống thiết bị đài cơ sở bao gồm: mua sắm thiết bị thay
thế, nâng cấp đường dây, hệ thống loa, v.v..
- Giai đoạn 2011-2015: ước tính khoảng 30 tỉ đồng.
2.2.2. Nguồn vốn: Đề nghị nguồn vốn
cho đề án phát triển như sau:
a. Cho đầu tư:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (vốn sự nghiệp): 3.000
triệu (khoảng 30%-35% nhu cầu vốn), mỗi năm 1.500 – 2.000 triệu để hỗ trợ cho
các huyện, xã (trừ Thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc tự cân đối) đầu tư sửa
chửa, thay thế, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh cơ sở, trong đó đặc biệt chú
trọng đến các xã vùng dân tộc, vùng biên giới (sẽ có chính sách hỗ trợ trong kế
hoạch hiện đại hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông và phát thanh truyền hình phục
vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng biên giới đến năm
2010).
- Nguồn vốn ngân sách huyện và xã, các nguồn huy động
khác: 65% - 70% nhu cầu vốn.
b. Cho hoạt động của đài:
- Năm 2009-2010: kinh phí hoạt động từ 7,5 triệu/năm/đài.
- Năm 2011: nâng mức kinh phí hoạt động lên 10 triệu/năm/đài.
2.3. Quản lý: Xác định rõ mô hình quản
lý đối với các đài truyền thanh cơ sở nhằm định rõ trách nhiệm trong quá trình
phát triển của hệ thống đài cơ sở.
- Đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện: thực hiện
theo Quyết định 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010: “+ Đài phát thanh,
truyền thanh cấp huyện được xây dựng theo mô hình trực thuộc Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã. Những đài phát thanh cấp huyện có đủ điều kiện được cấp phép
hoạt động theo quy định của Luật Báo chí.” Ngòai các Đài phát thanh, truyền
thanh cấp huyện đã thành lập trên địa bàn tỉnh, không khuyến khích thành lập mới
Đài truyền thanh cấp huyện, nếu cần thiết nên hình thành các Tổ phát sóng FM (Tổ
truyền thanh cấp huyện) thuộc Trung tâm Văn hóa – Thông tin cấp huyện.
- Đài truyền thanh cơ sở là đơn vị trực thuộc UBND
cấp xã, nhân sự và hoạt động do UBND xã quyết định.
- Ban tuyên giáo huyện ủy chỉ đạo về tư tưởng và nội
dung; Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan định hướng, hướng dẫn trong các hoạt
động thông tin tuyên truyền, là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với các Đài truyền thanh cơ sở.
- Đài phát thanh truyền hình là đơn vị sự nghiệp cấp
tỉnh sẽ hỗ trợ kỹ thuật và nội dung thông tin cho đài, tổ truyền thanh cấp huyện;
Đài, Tổ truyền thanh cấp huyện hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung thông tin cho đài
truyền thanh cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2.3. Tổ chức thực hiện:
a. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai
và phối hợp cùng các ngành liên quan, các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện
Đề án.
b. Sở Nội vụ: Bổ sung kế hoạch đào tạo Trung cấp, Đại
học đối với nguồn nhân lực cho Đài truyền thanh cấp xã. Hướng dẫn UBND cấp huyện
thực hiện đúng Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007 của UBND tỉnh.
c. Sở Tài chính: Cân đối nguồn vốn sự nghiệp ngân
sách tỉnh 1.500-2.000 triệu/năm để hỗ trợ cho đầu tư trang thiết bị, đào tạo
nhân lực đối với hệ thống đài truyền thanh cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả Đề
án này.
d. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối vốn đầu tư để hỗ
trợ phát triển Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh và các đài truyền thanh cấp
huyện đủ khả năng để hỗ trợ cho tuyến truyền thanh cơ sở; hướng dẫn các huyện,
thị, thành cân đối nguồn vốn đầu tư cho phát triển hệ thống đài phát thanh huyện
và cấp xã; tranh thủ các nguồn vốn viện trợ ODA cho lĩnh vực này.
đ. UBND huyện, thị xã, thành phố: trên cơ sở đề án
này, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện:
- Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện chức năng quản
lý của ngành, phối hợp cùng Ban tuyên giáo cấp huyện thực hiện chỉ đạo nội dung
và định hướng thông tin đối với các đài truyền thanh xã.
- Đài huyện hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung thông
tin.
- Phòng Nội vụ, phòng Tài chính-Kế hoạch và các
phòng chuyên môn liên quan tham mưu UBND cấp huyện thực hiện Quyết định
10/2007/QĐ-UBND ngày 27/2/2007 của UBND tỉnh và cân đối ngân sách hỗ trợ, nhằm
đảm bảo tổ chức và hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở theo Đề án.
- UBND cấp xã thực hiện các biện pháp về tổ chức,
quản lý và cân đối ngân sách đảm bảo hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở theo
đúng định hướng; ngoài ra, còn phải tổ chức huy động các nguồn vốn hợp lý khác
để phát triển đài.
e. Định kỳ hàng quý, các huyện, thị, thành có báo
cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án gởi về Sở Thông tin và Truyền thông để
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.