ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/2014/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 03 tháng 9 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP
NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn
cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số
2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14/6/2013 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực
hiện bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 01/02/2013 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -
2020 theo Quyết định số 57/QĐ- TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt
khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, giai đoạn 2013 -
2015 và định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1051/TTr-SNN ngày 04/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thực
hiện giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh;
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Quảng Bình; Chủ tịch UBND huyện Minh
Hóa; Chủ tịch UBND các xã thuộc huyện Minh Hóa và thủ trưởng các sở, ban,
ngành, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính
- Bộ NN và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh;
- UB MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Pháp chế - HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng Bình, Đài PT-TH Quảng Bình;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu VT, CVNN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuân
|
QUY ĐỊNH
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THỰC HIỆN
GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008
CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của
UBND tỉnh Quảng Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định
này quy định định mức hỗ trợ phát triển sản xuất áp dụng cho 15 xã của huyện
Minh Hóa theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
Các nội dung không quy định tại
Quyết định này được thực hiện theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản
xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng: Hộ gia
đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã thuộc huyện
Minh Hóa khi tham gia phát triển sản xuất.
Điều 2. Nguyên tắc thực
hiện: Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng.
Chương II
NỘI DUNG HỖ
TRỢ
Điều 3. Nội
dung và mức hỗ trợ:
1. Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển
rừng và sản xuất nông lâm kết hợp:
a. Hộ gia đình nhận khoán bảo vệ
rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng giàu, trung bình,
nhưng đóng cửa rừng) được hưởng tối đa không quá 300.000 đồng/ha/năm.
b. Những diện tích đất lâm nghiệp
quy hoạch rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư nếu tự nguyện tham gia trồng rừng được hỗ trợ tối đa 15.000.000 đồng/ha
để trồng rừng, chăm sóc rừng trồng và được hưởng lợi từ rừng theo quy định hiện
hành.
c. Hỗ trợ trồng rừng và phát
triển rừng: Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình được giao đất trồng rừng sản xuất, với
mức 5.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công
trồng rừng.
2. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông
nghiệp, mức hỗ trợ cụ thể: 15.000.000 đồng/ha khai hoang, 15.000.000 đồng/ha cải
tạo thành ruộng bậc thang, 10.000.000 đồng/ha phục hóa.
3. Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị
kinh tế theo quy hoạch:
Hộ nông dân
tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sản xuất được hỗ trợ như sau:
a. Hỗ trợ một lần tiền mua giống tối đa không quá 3.000.000
đồng và hỗ trợ tối đa không quá 2.000.000 đồng/năm mua phân bón trong 03 năm
liên tiếp để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm (chè, hồ tiêu,
điều, cao su…); cây nguyên liệu sinh học.
b. Hỗ trợ một lần tiền mua giống tối đa không quá 3.000.000
đồng và hỗ trợ tối đa không quá 1.000.000 đồng/vụ mua phân bón cho ba vụ liên
tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày, gồm: Cây lương thực, cây
thực phẩm, cây hoa các loại, cây nguyên liệu sinh học.
c. Hỗ trợ từ một đến hai lần tiền mua giống gia cầm, tổng mức
hỗ trợ tối đa không quá 3.000.000 đồng/hộ; hỗ trợ một lần tiền mua giống gia
súc tối đa không quá 6.000.000 đồng/hộ đối với con giống là lợn, dê; hỗ trợ một
lần tối đa không quá 10.000.000 đồng/hộ đối với con giống là trâu, bò.
d. Đối với
hộ nghèo, ngoài được hưởng các chính sách nêu trên còn được hỗ trợ:
- Hỗ trợ 01
lần với mức 1.500.000 đồng/hộ để cải tạo ao nuôi thủy sản có diện tích ao từ
100m2 trở lên;
- Hỗ trợ 01
lần với mức 2.000.000 đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi.
- Hỗ trợ một
lần với mức 4.000.000 đồng/ha đất trồng cỏ cho hộ để mua giống cỏ trồng phát
triển chăn nuôi trâu, bò.
- Hỗ trợ
lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia
súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa
10.000.000 đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 03 năm.
4. Hỗ trợ
tiêm phòng gia súc, gia cầm: Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100%
tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm:
Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, tai xanh ở lợn,
cúm gia cầm.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
- Ngân sách
Trung ương.
- Ngân sách
địa phương.
- Nguồn huy
động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và vốn đóng góp của các hộ gia đình.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 5.
Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và UBND huyện Minh Hóa
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội - Cơ quan Thường trực Chương trình theo Nghị quyết 30a có trách nhiệm phối
hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu cho UBND tỉnh
hướng dẫn chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan chỉ
đạo, hướng dẫn thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 30a tại
huyện Minh Hóa.
3. Sở Kế hoạch Đầu tư: Chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn, chỉ đạo
UBND huyện Minh Hóa xây dựng, tổng hợp quy hoạch, kế hoạch
hàng năm, 05 năm thực hiện Chương trình.
4. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp
với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn
ngân sách Nhà nước và cân đối ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện hiện
Chương trình theo quy định.
5. Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh Quảng Bình: Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi hỗ trợ hộ
nghèo thực hiện Chương trình.
6. Các sở, ban, ngành, đơn vị
liên quan: Theo chức, năng nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo huyện Minh Hóa thực hiện
Chương trình.
8. UBND huyện Minh Hóa: Chỉ đạo
toàn diện đối với các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trực thuộc huyện, xã trong
việc tổ chức thực hiện chương trình; phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh quản
lý, điều hành chương trình trên địa bàn huyện.
9.
UBND các xã thuộc huyện Minh Hóa: Tổ chức triển khai thực hiện tất cả các lĩnh
vực của chương trình thuộc cấp xã quản lý; phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban
liên quan của huyện, triển khai, tổ chức tuyên truyền, vận động, công khai, dân
chủ trong thực hiện nhiệm vụ của Chương trình.
Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, các sở, ban, ngành và địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp, trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.