ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 178/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
22 tháng 5 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI PHÚC
SƠN, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17/6/2009; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên
quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Luật Kiến trúc số
40/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
Căn cứ Luật số 35/2018/QH14
ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy
hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại
đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 Sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị Định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính Phủ về lập, thẩm định, phê duyệt, và quản
lý quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP
ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch
xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP
ngày 30/08/2019 về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch chung đô thị và
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số
nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của
Luật kiến trúc;
Căn cứ Quyết định số
325/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch
tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phân loại
đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 -2030;
Căn cứ Thông tư số
20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản
lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số
01/2021/TT/BXD ngày 19/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành QCVN
01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung
thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD
ngày 24/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và hồ
sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy
hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số
33-NQ/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh
Tuyên Quang, giai đoạn 2011 -2025;
Căn cứ Nghị quyết số
24-NQ/TU ngày 25/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVII) về nâng cao chất
lượng quy hoạch đô thị, phát triển đô thị và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Kế hoạch số
181/KH-UBND ngày 20/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Thực hiện Nghị quyết số
24-NQ/TU ngày 25/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XVII) về nâng cao chất
lượng quy hoạch đô thị, phát triển đô thị và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Kế hoạch số
235/KH-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025
thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
(khóa XVII); Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Căn cứ Quyết định số
843/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc Phê
duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
348/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng
tại Tờ trình số 625/TTr –SXD ngày 25/3/2024 về việc đề nghị phê duyệt nhiệm vụ
quy hoạch chung đô thị mới Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên
Quang, nội dung cụ thể như sau:
1. Tên
nhiệm vụ: Quy hoạch chung đô thị mới Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang.
2. Đơn vị
tổ chức lập quy hoạch: Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang.
3. Nguồn
vốn thực hiện: Vốn ngân sách nhà nước.
4. Địa điểm
xây dựng: Xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
5. Phạm vi
ranh giới, quy mô lập quy hoạch:
5.1. Phạm vi ranh giới lập
quy hoạch:
- Vị trí, phạm vi nghiên cứu
quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích xã Phúc Sơn, được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp thị trấn Lăng
Can, xã Thổ Bình (huyện Lâm Bình), xã Năng Khả (huyện Na Hang);
+ Phía Đông giáp các xã Năng Khả,
Thanh Tương (huyện Na Hang);
+ Phía Tây giáp xã Tân Mỹ (huyện
Chiêm Hoá) và các xã Minh Quang, Thổ Bình (huyện Lâm Bình);
+ Phía Nam giáp các xã Hùng Mỹ
và Tân Mỹ (huyện Chiêm Hoá).
5.2. Quy mô lập quy hoạch:
Quy mô nghiên cứu quy hoạch: Toàn
bộ địa giới hành chính xã Phúc Sơn với tổng diện tích tự nhiên 9.090,85 ha.
6. Tính chất
khu vực lập quy hoạch:
- Là đô thị mới loại V trực thuộc
tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hoá, giáo dục,
y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một cụm liên xã phía Nam huyện Lâm Bình.
- Là đô thị phát triển dịch vụ
du lịch, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, chuyên canh
nông nghiệp và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Là đô thị vệ tinh của đô thị
động lực, tăng tính kết nối giữa các đô thị trong tỉnh và các vùng lân cận.
7. Một số
chỉ tiêu cơ bản dự kiến:
7.1. Dự báo quy mô dân số:
Dự báo dân số toàn đô thị:
- Đến năm 2030: Dự báo đạt khoảng
10.000 người, dân số khu vực trung tâm đô thị mới Phúc Sơn khoảng 2.500 người.
- Đến năm 2045: Dự báo đạt khoảng
15.000 người, dân số khu vực trung tâm đô thị mới Phúc Sơn khoảng 5.500 người.
7.2. Dự báo quy mô đất
xây dựng đô thị:
- Đến năm 2030: Quy mô đất xây
dựng đô thị khoảng 395 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 70-100 ha).
- Đến năm 2045: Quy mô đất xây
dựng đô thị khoảng 595 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 105-150 ha).
8. Các chỉ
tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật:
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
được thực hiện theo tiêu chí đô thị loại V quy định tại Thông tư số
01/2021/TT/BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn quốc gia
QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng và các tiêu chuẩn,
quy chuẩn hiện hành.
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu
quy hoạch
|
Đợt Đầu
|
Dài Hạn
|
1
|
Đất dân dụng
|
m²/người
|
70-100
|
70-100
|
1.1
|
Đất đơn vị ở
|
m²/người
|
45-55
|
45-55
|
1.2
|
Đất cây xanh đô
thị
|
m²/người
|
≥4
|
≥4
|
1.3
|
Đất công trình dịch vụ - công cộng
đô thị
|
m²/người
|
≥3
|
≥3
|
1.3.1
|
Giáo dục
|
|
|
|
|
Trường PTTH, dạy
nghề
|
chỗ/1000 người
|
40
|
40
|
m²/học sinh
|
≥10
|
≥10
|
1.3.2.
|
Y tế
|
|
|
|
|
Bệnh viện đa
khoa
|
giường/1000người
|
4
|
4
|
m²/giường
|
≥100
|
≥100
|
1.3.3.
|
Văn hóa - Thể dục
thể thao
|
|
|
|
|
Sân vận động
|
m²/người
|
≥0,8
|
≥0,8
|
ha/ công trình
|
≥2,5
|
≥2,5
|
|
Trung tâm văn
hóa - Thể thao
|
m² /người
|
≥0,8
|
≥0,8
|
ha/ công trình
|
≥3
|
≥3
|
|
Nhà văn hoá (hoặc cung
văn hóa)
|
số chỗ/1000người
|
≥8
|
≥8
|
(ha/1 ctrình)
|
≥0,5
|
≥0,5
|
|
Nhà Thiếu nhi
(hoặc Cung thiếu
nhi)
|
số chỗ/1000người
|
≥2
|
≥2
|
(ha/1 ctrình)
|
≥1,0
|
≥1,0
|
1.3.4.
|
Thương mại
|
|
|
|
|
Chợ đô thị
|
ha/ công trình
|
≥1
|
≥1
|
2
|
Hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
|
2.1.
|
Giao thông
|
|
|
|
|
Tỷ lệ đất giao thông (tính từ
đường khu vực trở lên)
|
(%)
|
≥13
|
≥13
|
|
Bãi đỗ xe
|
m²/người
|
≥2,5
|
≥2,5
|
2.2.
|
Cấp nước
|
|
|
|
|
Sinh hoạt
|
l/ng.ngđ
|
≥90
|
100
|
|
Công cộng, dịch
vụ
|
% Qsh
|
10
|
10
|
|
Công nghiệp
|
m3/ha.ngđ
|
≥20
|
≥20
|
|
Tỷ lệ cấp
nước
|
%
|
100
|
100
|
2.3.
|
Cấp điện
|
|
|
|
|
Chỉ tiêu cấp điện Sinh hoạt
|
w/người
|
200
|
330
|
|
Công cộng, dịch
vụ
|
% chỉ tiêu cấp
điện SH
|
30
|
30
|
|
Công nghiệp
|
Kw/ha
|
120-250
|
120-250
|
2.4.
|
Thoát nước thải
|
|
|
|
|
Sinh hoạt
|
% Tiêu chuẩn
cấp nước
|
≥ 80%
|
≥ 80%
|
|
Công nghiệp
|
% Tiêu chuẩn
cấp nước
|
≥ 80%
|
≥ 80%
|
2.5.
|
Chất thải
rắn
|
|
|
|
|
Sinh hoạt
|
kg/ng/ngày
|
0,8 (TL thu
gom 60%)
|
0,8 (TL thu gom > 70%)
|
|
Công nghiệp
|
Tấn/ha/ngày
|
0,3 (TL thu
gom 100%)
|
0,3 (TL thu gom 100%)
|
2.6.
|
Nghĩa trang
|
|
|
|
|
Đất nghĩa trang
|
ha/1000ng
|
0,04
|
0,04
|
9. Các yêu
cầu nghiên cứu đối với nội dung đồ án quy hoạch:
9.1. Quan điểm mục tiêu
phát triển:
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng,
xác định vị thế vai trò của đô thị Phúc Sơn, xác định các tiềm năng, động lực
phát triển của đô thị.
- Nghiên cứu, đánh giá các mô
hình xây dựng và phát triển các đô thị có tính chất tương đồng, từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm và lựa chọn mô hình phát triển áp dụng cho khu vực quy hoạch.
9.2. Động lực, tiềm năng
phát triển:
- Phân tích vai trò, vị thế của
đô thị mới Phúc Sơn trong mối quan hệ vùng:
+ Đô thị Phúc Sơn nằm trên trục
động lực kinh tế trung tâm – trục liên kết thành phố Tuyên Quang – huyện Yên
Sơn – huyện Chiêm Hoá – huyện Na Hang – huyện Lâm Bình. Đóng vai trò hành lang
kết nối các tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang – Bắc Kạn.
+ Làm rõ mối liên hệ giữa đô thị
mới Phúc Sơn với Khu Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang – Lâm Bình trong phát
triển du lịch. Đồng thời định hướng phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp Phúc
Sơn 1 và Phúc Sơn 2.
- Dự báo tăng trưởng về kinh tế,
xã hội, dân số, lao động, đất đai và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động; dự báo khả năng và quá trình đô thị hóa.
- Các cơ sở kinh tế kỹ thuật đô
thị.
- Tiềm năng khai thác quỹ đất
xây dựng đô thị. Cụ thể hóa các hình thái phát triển theo khả năng đô thị hóa của
đô thị.
9.3. Định hướng phát triển
không gian đô thị:
- Xác định cấu trúc và hướng
phát triển đô thị (khu dân cư hiện hữu và khu đô thị mới); Xác định hệ thống
trung tâm (có kết hợp với phân khu vực sử dụng không gian ngầm để xây dựng công
trình ngầm), công viên, hành lang cây xanh và không gian mở, quảng trường trung
tâm cấp đô thị; định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn.
- Xác định khu hiện có hạn chế
phát triển; khu chỉnh trang, cải tạo; khu phát triển mới; khu cần bảo tồn, tôn
tạo; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển.
- Xác định các vùng kiến trúc cảnh
quan trong đô thị, đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, các trục
không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn trong đô thị.
- Xác định mối liên hệ giữa
không gian hiện hữu cũ và mới
- Định hướng phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, đào tạo; hệ thống
xây xanh, quảng trường đô thị.
- Quy hoạch xây dựng phát triển
đô thị trên cơ sở khai thác, tận dụng, phát huy các tiềm năng, lợi thế, hệ sinh
thái và cảnh quan tự nhiên, đặc điểm hiện trạng, lịch sử và địa lý tự nhiên, xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống xã hội, tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan, bảo vệ môi trường, đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội,
an ninh quốc phòng, tổ chức không gian kiến trúc tạo không gian cảnh quan đô thị
sinh động, xây dựng cải tạo đô thị phát triển hài hòa gắn với tự nhiên, thân
thiện môi trường.
- Cần kết hợp quốc phòng, an
ninh với kinh tế, xã hội và kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh; trong lĩnh
vực quy hoạch xây dựng, chú trọng việc “ngầm hóa” các công trình xây dựng, giao
thông, thủy lợi,...; giới hạn độ cao tĩnh không đối với khu vực liên quan đến
nhiệm vụ quốc phòng để phát huy tính lưỡng dụng. Tập dụng địa thế địa hình đồi,
núi tự nhiên để quy hoạch đô thị hợp lý, tránh việc san lấp các điểm cao tự
nhiên tạo mặt bằng đồng mức, tác động không có lợi cho hoạt động quân sự; không
quy hoạch vào các khu đất đã được quy hoạch cho nhiệm vụ quốc phòng.
9.4. Quy hoạch sử dụng đất:
- Nghiên cứu định hướng sử dụng
đất, tính toán sắp xếp tính kết nối vùng, khu vực đảm bảo tính kế thừa và phát
triển hài hòa với các quy hoạch ngành, lĩnh vực và các khu vực xung quanh; phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Đề xuất phương án quy hoạch sử
dụng đất trên cơ sở phù hợp với định hướng phân khu chức năng theo nguyên tắc
khai thác triệt để quỹ đất, tận dụng cảnh quan, thuận lợi cho đầu tư xây dựng
và phân kỳ đầu tư.
- Xác định ranh giới các khu vực
trong phạm vi lập quy hoạch theo tính chất và chức năng sử dụng đất.
- Xác định các chức năng, chỉ
tiêu sử dụng đất;
- Dự kiến cân bằng sử dụng đất
và phân khu chức năng theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
9.5. Thiết kế đô thị:
- Xác định vùng kiến trúc, cảnh
quan trong đô thị.
- Tổ chức không gian các khu trung
tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô
thị.
- Tổ chức không gian cây xanh mặt
nước.
9.6. Quy hoạch mạng lưới
hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông:
- Nghiên cứu khớp nối các định
hướng giao thông của quy hoạch cấp trên và các dự án đã được thực hiện trên
ranh giới lập quy hoạch.
- Xác định mạng lưới và các
công trình giao thông đối ngoại; mạng lưới giao thông đô thị; nghiên cứu xác định
các tuyến đường cần điều chỉnh mặt cắt theo quy hoạch phù hợp với thực tế. Xác
định các nút giao thông quan trọng, các công trình giao thông quan trọng, các hệ
thống bến xe, bãi đỗ xe, hệ thống giao thông tĩnh ( đến đường khu vực).
- Xác định tọa độ mốc thiết kế
theo tim đường tại các nút giao nhau của các tuyến đường chính đô thị.
- Xác định chi tiết mặt cắt
ngang các loại đường chính đô thị; quy hoạch chỉ giới đường đỏ các trục giao
thông chính.
- Xác định khối lượng đầu tư,
khái toán kinh phí thực hiện.
b) Chuẩn bị kỹ thuật:
- Tôn trọng các điều kiện hiện
trạng sử dụng đất, các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã và đang
được triển khai trong khu vực; tính toán phân chia các vị trí xây dựng thuận lợi,
khu cấm xây dựng và các khu dự trữ phát triển đô thị.
- Dựa vào điều kiện địa hình để
tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hợp lý, bố trí đầy đủ các khu chức năng của
đô thị.
- Khu vực lập quy hoạch có địa
hình tương đối phức tạp vì thế cần khai thác tối đa quỹ đất để bố trí các hạng
mục công trình kỹ thuật và tổ chức đấu nối hợp lý với các công trình hạ tầng đô
thị trong khu vực lập quy hoạch.
- Quy hoạch cốt xây dựng khống
chế của từng khu vực xây dựng cụ thể và các tuyến đường phố chính cấp đô thị,
xác định khối lượng đào đắp của từng khu vực cụ thể và tổng khối lượng đào đắp
của toàn đô thị.
- Xác định khối lượng đầu tư và
khái toán kinh phí thực hiện.
c) Thoát nước mưa:
- Xác định chỉ tiêu, các lưu vực
thoát nước, mạng lưới thoát nước và nguồn tiếp nhận nước mặt; vị trí, quy mô
các công trình đầu mối tiêu thoát chính.
- Giai đoạn đầu hệ thống thoát
nước trong khu vực là hệ thống thoát nước chung, giai đoạn sau nghiên cứu là hệ
thống thoát nước riêng hoàn toàn.
- Việc tiêu thoát nước không những
bảo đảm tiêu thoát toàn bộ lượng nước mưa trong khu vực mà còn phải bảo đảm
tiêu thoát nước cho các khu vực lân cận.
- Xác định khối lượng đầu tư và
khái toán kinh phí thực hiện.
d) Cấp nước:
- Xác định chỉ tiêu cấp nước, dự
báo nhu cầu sử dụng nước.
- Xác định các nguồn cấp nước.
- Xác định phân vùng cấp nước;
vị trí và quy mô các công trình thu, các công trình xử lý nước, công trình điều
hòa, tăng áp.
- Lựa chọn công nghệ xử lý nước
sạch; mạng lưới đường ống truyền dẫn chính từ cấp 2 trở lên; các tuyến chuyển tải
nước.
- Xác định khối lượng đầu tư và
khái toán kinh phí thực hiện.
e) Cấp điện:
- Xác định chỉ tiêu cấp điện, dự
báo nhu cầu sử dụng điện.
- Xác định vị trí, công suất điện
áp nguồn điện, mạng lưới cung cấp và phân phối từ trung áp trở lên, các trạm lưới.
- Xác định nhu cầu sử dụng điện
và phụ tải của từng loại hình chức năng trong khu vực lập quy hoạch.
- Mạng lưới cấp điện: Trạm điện,
trạm phân phối, các tuyến đường dây cấp điện, bố trí hệ thống chiếu sáng.
- Xác định chỉ tiêu chiếu sáng
cho các đối tượng được chiếu sáng; dự báo nhu cầu điện năng chiếu sáng cho toàn
đô thị.
- Xác định khối lượng đầu tư và
khái toán kinh phí thực hiện.
g) Thoát nước thải, quản
lý chất thải rắn và nghĩa trang:
- Xác định chỉ tiêu, dự báo nguồn,
khối lượng nước thải và chất thải rắn.
- Hệ thống thu gom, thoát nước
mặt, thu gom xử lý nước thải phải đảm bảo thu hồi tối đa nước thải của đô thị
(trừ trường hợp không thể bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử
lý).
- Tính toán hệ thống thoát nước
thải cho từng khu vực trong đô thị, xác định vị trí, công suất, quy mô của trạm
làm sạch, trạm bơm.
- Tiêu chuẩn chất lượng nước thải
của hệ thống xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường hiện hành và quy định về phân
vùng môi trường theo quy hoạch tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất giải pháp tổ chức thu
gom và quản lý chất thải rắn. Quy hoạch vị trí các điểm trung chuyển chất thải
rắn.
- Dự báo nhu cầu an táng cho
toàn đô thị, các yêu cầu về sử dụng quỹ đất, lựa chọn hình thức an táng.
- Xác định vị trí, quy mô các
nghĩa trang, đề xuất mô hình nghĩa trang của từng giai đoạn.
h) Viễn thông:
- Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ,
đề xuất phương án công nghệ, lựa chọn xây dựng mạng truyền thông, quy hoạch mạng
lưới.
- Đánh giá, lựa chọn giải pháp
công nghệ, dịch vụ thông tin liên lạc. Xác định mạng, chuyển mạch, mạng dịch vụ
viễn thông, mạng ngoại vi và hệ thống truyền dẫn.
- Quy hoạch công trình hạ tầng
viễn thông thụ động tại các khu vực trong đô thị, đảm bảo mạng lưới thông tin
liên lạc và phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, đáp ứng yêu
cầu về cảnh quan đô thị.
i) Đánh giá môi trường
chiến lược:
- Xác định mục tiêu môi trường
và đánh giá sự thống nhất với các mục tiêu quy hoạch:
+ Xây dựng các mục tiêu bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu vực lập quy hoạch.
+ Đánh giá sự thống nhất giữa mục
tiêu môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và mục tiêu quy hoạch để xác định các
mâu thuẫn có khả năng làm ảnh hưởng tới môi trường của khu vực. Từ đó, định hướng
cho các giải pháp kiểm soát, quản lý môi trường trong quá trình thực hiện quy
hoạch cũng như việc điều chỉnh lại các mục tiêu quy hoạch theo hướng bền vững
hơn.
- Đánh giá tác động của định hướng
quy hoạch và xác định các vấn đề môi trường cần quan tâm: Xác định các định hướng
quy hoạch phát triển không gian và khả năng tác động tới môi trường, biến đổi
khí hậu khi phát triển theo các định hướng này. Từ đó xác định các vấn đề chính
cần quan tâm khi phát triển cho từng khu vực.
- Diễn biến môi trường: Xác định,
đánh giá diễn biến môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn, sinh thái, văn
hóa - lịch sử,…) khi thực hiện quy hoạch theo phương án chọn.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ
và nâng cao chất lượng môi trường.
+ Giải pháp quy hoạch: Đề xuất
giải pháp quy hoạch phân vùng về môi trường để phục vụ công tác quản lý, giám
sát trong tương lai đối với các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu trọng
tâm.
+ Giải pháp kỹ thuật: Gợi ý một
số giải pháp kỹ thuật cho việc hạn chế, giảm thiếu tác động tiêu cực tới môi
trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn, sinh thái,…) cũng như tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch.
+ Giải pháp cơ chế chính sách:
Gợi ý một số giải pháp cơ chế chính sách, tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực
trong công tác bảo vệ môi trường, thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu; duy
trì các xu hướng tích cực và hạn chế các xu hướng tiêu cực khi thực hiện quy hoạch.
Định hướng về yêu cầu ĐTM khi thực hiện một số dự án trọng tâm của đô thị theo
quy hoạch đề xuất.
+ Chương trình theo dõi, giám
sát chất lượng môi trường: Trình bày các nội dung về quản lý, giám sát chất lượng
môi trường, rủi ro biến đổi khí hậu trong quá trình triển khai quy hoạch; một số
thông số môi trường và địa điểm cần theo dõi, giám sát.
9.7. Đề xuất các danh mục
quy hoạch, chương trình, dự án ưu tiên:
- Luận cứ xác định danh mục các
chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch (định hướng tại
đồ án quy hoạch, phù hợp với phân kỳ đầu tư theo giai đoạn).
- Đề xuất kiến nghị nguồn lực
thực hiện (đối với các dự án theo phân kỳ đầu tư tại định hướng quy hoạch chung
đô thị được lập tại bước đồ án).
10. Danh mục
hồ sơ đồ án: Nội dung, thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch thực hiện
theo Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ Xây dựng quy định
về hồ sơ của nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch
xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy
hoạch nông thôn và các quy định của pháp luật có liên quan.
13. Thời
gian thực hiện: Thời gian lập đồ án không quá 12 tháng kể từ khi nhiệm
vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân
huyện Lâm Bình và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và
thẩm quyền được giao căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này tổ chức
thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải,
Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà
nước Tuyên Quang; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình và Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (b/c)
- Chủ tịch UBND; (b/c)
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (Thực hiện);
- Các phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT. (ĐTXD - H)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Tuấn
|