Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1761/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Trà Vinh ban hành

Số hiệu 1761/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/10/2024
Ngày có hiệu lực 11/10/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Nguyễn Trung Hoàng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1761/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 11 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1630/QĐ-BNN-KTHT ngày 11 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 534/TTr-SNN ngày 16 tháng 9 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát triển ngành nghề nông thôn nhằm xây dựng và phát triển tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

2. Yêu cầu

a) Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với bảo tồn, khôi phục và giữ gìn các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp; đồng thời, phát huy lợi thế của các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với mẫu mã và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

b) Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình trong sản xuất, kinh doanh các hoạt động ngành nghề nông thôn tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo bước đột phá trong chuyển dịch kinh tế hộ sang kinh tế hợp tác.

c) Nắm bắt cơ hội, tiềm năng, thế mạnh và lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh để sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn theo chuỗi giá trị, đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn, nông nghiệp phát triển bền vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển ngành nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, khai thác tốt về tài nguyên, nguồn lao động tại chỗ, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm, thủy sản thông qua chế biến. Phấn đấu tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

b) Tiếp tục bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, tập trung phát triển sản phẩm đặc thù của từng địa phương nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

[...]