Quyết định 175/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Số hiệu 175/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2009
Ngày có hiệu lực 10/01/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Nhân Chiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/2009/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 31 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003,

- Căn cứ Nghị định 92/2006/ND-CP ngày 7/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội;

- Căn cứ chương trình hành động số 53-CTr/TU ngày 09.10.2008 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn;

- Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 như sau:

1. Quan điểm:

- Tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

- Tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng sản xuất ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá cơ sở sản xuất giống cây, con. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuỷ lợi đồng bộ để đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tạo điều kiện phát triển các chợ đầu mối, cơ sở bảo quản chế biến nông sản thực phẩm.

2. Mục tiêu:

2.1. Diện tích đất nông nghiệp ổn định của toàn tỉnh 35.058,4 ha (phụ lục 1).

STT

Danh mục

Diện tích đất qua các năm (ha)

So sánh tăng (+) giảm (-)

2010

2015

2020

Năm 2015/2010

Năm 2020/2010

 

Tổng DT tự nhiên

82.271,6

82.271

682.271,6

-

-

A

Đất nông nghiệp

46.185,5

41.904,3

35.058,4

-4.281,2

-11.126,8

1

Đất SX nông nghiệp

39.429,0

34.587,1

27.342,4

- 4.841,9

-12.087,4

 

Đất cây hàng năm

38.990,0

34.207,8

26.980,6

-4.782,2

-12.009,4

 

Đất cây lâu năm

439,1

379,3

361,8

-59,8

-77,3

2

Đất cho chăn nuôi

233,8

517,6

779,3

+283,8

+545,5

3

Đất nuôi trồng TS

5.837,4

6.204,6

6.300,3

+367,2

+4.62,9

4

Đất lâm nghiệp

640,0

562,6

608,2

- 77,4

-31,8

5

Đất khác

45,2

32,4

28,2

-12,8

-17,0

B

Đất phi nông nghiệp

35.805,3

40.157,1

47.065,7

+4.351,8

+11.259,8

 2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2020

Giá trị

(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(tỷ đồng

Cơ cấu (%)

I. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994)

2.710

100

2.985

100

1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt

1.150

42,44

1.165

39,03

2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

1.060

50,18

1.200

51,93

3. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

300

350

4. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ

200

7.38

270

9,04

2.3. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt/1 ha đất canh tác theo giá hiện hành, đến năm 2020 đạt 85 triệu đồng.

2.4. Sản lượng lương thực đạt 305 nghìn tấn/năm, trong đó 300 nghìn tấn thóc.

3. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu đến năm 2020:

3.1. Về trồng trọt:

3.1.1. Vùng trồng lúa năng suất cao (từ 30ha trở lên): Diện tích 21.000ha, năng suất đạt từ 70 đến 73 tạ/ha/vụ, trong đó có 60 vùng sản xuất tập trung, thuộc các xã có phụ lục 2 đính kèm.

3.1.2. Vùng sản xuất lúa chất lượng cao (từ 20ha trở lên): Diện tích 3.380ha, năng suất đạt từ 55 đến 60 tạ/ha/vụ, trong đó có 39 vùng sản xuất tập trung, thuộc các xã có phụ lục 3 đính kèm.

3.1.3. Vùng sản xuất khoai tây: Diện tích 4.000ha, sản lượng đạt 87,5 ngàn tấn, trong đó có 35 vùng sản xuất tập trung, thuộc các xã có phụ lục 4 đính kèm.

3.1.4. Vùng trồng rau: Diện tích 11.000ha, sản lượng đạt 242 ngàn tấn, trong đó có 35 điểm sản xuất tập trung quy mô từ 10ha trở lên, thuộc các xã có phụ lục 5 đính kèm.

3.1.5. Vùng cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích 5.000ha (lạc 2.000ha, đậu tương 3.000ha), trong đó có 30 vùng sản xuất tập trung, thuộc các xã có phụ lục 6 đính kèm.

[...]