Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1931/QĐ-BYT năm 2016 Hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 1931/QĐ-BYT
Ngày ban hành 19/05/2016
Ngày có hiệu lực 19/05/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1931/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TẨY SÁN LÁ GAN NHỎ TẠI CỘNG ĐỒNG

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Xét biên bản họp ngày 25/03/2016 của Hội đồng chuyên môn ca Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 927/QĐ-BYT ngày 21/3/2016 của Bộ Y tế về việc xây dựng Hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng và sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tẩy giun;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, cha bệnh - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện: Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Qui Nhơn, Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Tp Hồ Chí Minh; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trư
ng (để biết);
- Website Bộ Y tế, website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

HƯỚNG DẪN

TẨY SÁN LÁ GAN NHỎ TẠI CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: 1931/QĐ-BYT ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Đại cương

- Bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis/Opisthorchiasis) ở Việt Nam do loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini ký sinh ở đường mật trong gan gây nên.

- Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ: Đau tức vùng gan, kém ăn, thường có ri loạn tiêu hóa, ậm ạch khó tiêu, đôi khi có sạm da, vàng da. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu gan to hay xơ gan tuỳ mức độ và thời gian mắc bệnh.

- Tác hại của sán lá gan nhỏ: gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, gây kích thích và viêm đường mật, áp xe đường mật, xơ hóa lan tỏa ở khoảng cửa, tchức gan tăng sinh, thoái hóa mỡ gan, gan to, áp xe gan, có thể có cổ trướng. Sán lá gan nhỏ gây sỏi mật, đặc biệt có thể gây ung thư đường mật cholangiocarcinoma.

- Theo điều tra của Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương và Viện St rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Qui Nhơn có ít nht 32 tỉnh có bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis hoặc Opisthorchis) lưu hành, trong đó lưu hành nặng nht ở Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Định. Trong các tỉnh này cũng có huyện lưu hành nặng như huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam Định), huyện Kim Sơn, Yên Khánh (Ninh Bình) huyện Ba Vì (Hà Tây), huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), huyện Tuy An (Phú Yên), huyện Phù Mỹ (Bình Định). Có nhiều xã tại các huyện này có tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ lên tới trên 30% dân số. Do tập quán ăn gỏi tỉ lệ nhiễm sán lá gan tăng dần theo tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm tuổi 30-50 (50,2-51,6%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam giới cao gấp 3 lần ngiới.

II. Đối tượng và tần suất tẩy sán lá gan nhỏ tại cộng đồng

1. Đối tượng

- Chỉ định: Lứa tuổi từ 6 tuổi trlên và đã từng ăn gỏi cá tại các vùng dịch tễ bệnh.

- Chống chđịnh:

+ Người đang mắc các bệnh cấp tính, đang sốt > 38,5°C.

+ Phụ ncó thai 3 tháng đầu.

+ Suy gan.

+ Đang bị một số bệnh mãn tính như suy tim, thận hoặc bệnh tâm thần,...

[...]