BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1743/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN TRUNG TRUNG BỘ
(NHÓM 3) ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam
ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg
ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét tờ trình số 1681/TTr-CHHVN-KHĐT
ngày 28/7/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam và Biên bản Hội đồng thẩm định tháng
6/2011 về Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Thường trực Hội
đồng thẩm định Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung
Bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung
chủ yếu sau:
1. Phạm vi
quy hoạch
Nhóm 3 bao gồm các cảng biển thuộc
các tỉnh, thành phố ven biển khu vực Trung Trung Bộ: Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Phạm vi phục vụ bao gồm các
tỉnh, thành phố nêu trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biển quá cảnh của
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và vùng Đông Bắc của Vương quốc Thái Lan.
2. Quan điểm và mục tiêu phát
triển
a) Quan điểm phát triển
- Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển cảng biển Trung Trung Bộ và kết cấu
hạ tầng liên quan; các cảng đầu mối khu vực xây mới cần có khâu đột phá đi
thẳng vào hiện đại về xây dựng - công nghệ - quản lý - khai thác, nhanh chóng
hội nhập với các nước tiên tiến khu vực.
- Phát triển hợp lý giữa cảng tổng
hợp quốc gia đầu mối khu vực, chuyên dùng, địa phương đảm bảo thống nhất trong
toàn nhóm và trong hệ thống cảng biển quốc gia; kết nối đồng bộ với cơ sở hạ
tầng giao thông khác; Phát triển cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu
mối khu vực loại I, lâu dài có thể phát triển đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ
quốc tế khu vực miền Trung.
- Phát triển cảng chuyên dùng gắn
với khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung (Hòn La, Chân Mây, Chu Lai, Dung
Quất, Mỹ Thủy), các nhà máy nhiệt điện than quy mô lớn phù hợp với tiến trình
phát triển các cơ sở này trên năng lực của các nhà đầu tư; các cảng tiềm năng
phát triển khi có nhu cầu và khả năng đầu tư; quan tâm công tác duy tu bảo trì
bến hiện hữu để đảm bảo khai thác đồng bộ, hiệu quả.
- Phát triển đồng bộ giữa cảng biển
với luồng tàu và giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối
với cảng biển.
- Huy động mọi nguồn lực trong và
ngoài nước để phát triển cảng biển. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng cảng biển.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
cảng biển với quản lý bảo đảm vệ sinh, môi trường; đảm bảo sự phát triển bền
vững, phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu; gắn liền với yêu cầu phục vụ quốc
phòng - an ninh.
b) Mục tiêu, định hướng phát
triển
- Mục tiêu chung
+ Làm cơ sở để bố trí hợp lý các
cảng biển trong nhóm với mục đích phát huy được hiệu quả tổng hợp; đồng thời
tạo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên
quan với vùng hấp dẫn của cảng, kết hợp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch
vụ làm động lực phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng cho từng địa
phương, toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực liên quan.
+ Hỗ trợ phát triển các khu công
nghiệp, các khu chế xuất trong khu vực; đồng thời tạo điều kiện cho phát triển
đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của khu vực
giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Mục tiêu cụ thể
+ Lượng hàng thông qua cảng dự kiến
tại các thời điểm quy hoạch như sau:
• 41 ÷ 47 triệu T/năm vào năm 2015;
• 82 ÷ 104 triệu T/năm vào năm
2020;
• 154 triệu T/năm vào năm 2030.
+ Tiếp nhận được các tàu vận tải
biển như sau: tàu bách hóa có trọng tải 10.000 - 50.000 DWT, tàu chở hàng
container có trọng tải tương đương từ 10.000 - 50.000 DWT, tàu chuyên dùng chở
dầu thô 160.000 - 320.000 DWT, tàu chở sản phẩm dầu có trọng tải từ 10.000 -
50.000 DWT, tàu trung chuyển than trọng tải trên 10.000 DWT, tàu khách từ
50.000 - 100.000 GRT;
+ Tiếp tục tập trung xây một số bến
thuộc cảng đầu mối, khu vực cho tàu tổng hợp 50.000 DWT tại Tiên Sa, Dung Quất;
bến tổng hợp chuyên dùng khu công nghiệp; lọc hóa dầu tại Dung Quất cho tàu
50.000 - 350.000 DWT; bến nhiệt điện than tại Quảng Bình cho tàu 10.000 -
100.000 DWT;
+ Nghiên cứu đầu tư xây dựng bến
cảng trên các huyện đảo để phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ kinh tế
- xã hội các huyện đảo và mục đích quốc phòng - an ninh.
2. Nội dung quy
hoạch
a) Quy hoạch chi tiết các cảng
trong nhóm
Nhóm cảng biển Trung Trung bộ (nhóm
3) gồm 06 cảng biển: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kỳ Hà và
Dung Quất. Cụ thể như sau:
- Cảng Đà Nẵng: là
cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức
năng: Tiên Sa, Sơn Trà (Thọ Quang) và Liên Chiểu.
+ Khu bến Tiên Sa: là bến tổng hợp,
container, có bến chuyên dùng khách du lịch quốc tế. Giai đoạn 2015: nâng cấp
cải tạo các bến hiện hữu và xây mới 01 bến cho tàu 50.000 DWT; Giai đoạn 2020:
xây mới 01 bến khách cho tàu đến 100.000 GRT phục vụ khách du lịch quốc tế và
bổ sung 01 bến 50.000 DWT trên cơ sở nối 2 bến nhô hiện hữu. Năng lực thông qua
năm 2015 đạt 5,0 triệu T/năm, năm 2020 khoảng 5,5 triệu T/năm và 300 nghìn lượt
khách/năm.
+ Khu bến Sơn Trà (Thọ Quang): Phục
vụ di dời khu bến Sông Hàn, Nại Hiên và Mỹ Khê.
• Bến tổng hợp: xây mới 02 bến cho
tàu 10.000 DWT. Năng lực thông qua 1,5 - 1,8 triệu T/năm.
• Bến xăng dầu: Quy mô gồm 02 bến
cho tàu 10.000 DWT. Năng lực thông qua 0,8 - 1,2 triệu T/năm.
• Bến khí hóa lỏng, đạm: Quy mô 01
bến cho tàu 5.000 DWT, năng lực thông qua 0,5 triệu T/năm.
+ Khu bến Liên Chiểu: là bến chuyên
dùng có bến tổng hợp, phục vụ các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng và
tương lai hỗ trợ bến Tiên Sa khi phát triển hết công suất. Quy mô cho tàu
50.000 - 80.000 DWT. Đây là khu phát triển có điều kiện, quy mô theo tiến trình
đầu tư các khu công nghiệp phía sau. Giai đoạn 2020 xây mới 02 bến cho tàu
50.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 2,5 - 3,5 triệu T/năm.
• Bến xăng dầu: 03 bến hiện hữu cho
tàu 10.000 - 30.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm.
• Bến xi măng Hải Vân: bến chuyên
dùng phục vụ nhà máy xi măng Hải Vân, quy mô như hiện hữu gồm 01 bến cho tàu
7.000 DWT. Trong tương lai được di dời cùng với nhà máy.
+ Khu bến Sông Hàn: Ngừng khai thác
bốc xếp hàng hóa, chuyển đổi công năng thành khu dịch vụ hàng hải, du lịch.
- Cảng Dung Quất: là
cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng
chính: Dung Quất I, Dung Quất II và các bến vệ tinh Sa Kỳ, Lý Sơn.
+ Khu bến Dung Quất I: là bến tổng
hợp, container có bến chuyên dùng phục vụ khu công nghiệp. Giai đoạn 2015: Xây
dựng mới thêm 01 bến cho tàu 50.000 DWT, nâng tổng số bến giai đoạn 2015 là 03
bến (đã gồm 01 bến Gemadept 50.000 DWT và 01 bến phục vụ nhà máy lọc dầu số 1
cho tàu 150.000 DWT). Giai đoạn 2020: tăng quy mô bến lên 04 bến cho tàu 50.000
DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 2,5 - 3,0 triệu T/năm, 2020 đạt 5 - 6
triệu T/năm.
• Bến nhập dầu thô: Nâng cấp bến
hiện hữu cho tàu 300.000 - 320.000 DWT. Năng lực thông qua 2015 khoảng 6,5
triệu T/năm, 2020 khoảng 11 - 12 triệu T/năm.
• Bến xuất sản phẩm: Nâng cấp 06
bến hiện hữu cho tàu đến 50.000 DWT. Giai đoạn đến 2020 xem xét xây bổ sung 02
bến cho tàu 50.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015: 5,5 triệu T/năm, năm 2020
đạt 11 - 12 triệu T/năm.
• Bến khu công nghiệp: Có chức năng
phục vụ trực tiếp các nhà máy luyện thép và công nghiệp nặng. Có khả năng phát
triển 3 - 4 bến cho tàu đến 50.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 8 - 9 triệu
T/năm. Xây dựng một số bến chuyên dùng dùng chung, phục vụ khu công nghiệp phía
sau.
+ Bến Sa Kỳ: là cảng tổng hợp địa
phương vệ tinh. Nâng cấp cải tạo bến hiện hữu đảm bảo cho tàu hàng và tàu khách
đến 1.000 DWT, năng lực thông qua khoảng 0,2 - 0,3 triệu T/năm.
+ Khu bến Dung Quất II: tại Vịnh Mỹ
Hàn, là khu bến phát triển tiềm năng, chủ yếu là chuyên dùng cho tàu 100.000 -
350.000 DWT, có bến tổng hợp cho tàu 30.000 - 50.000 DWT.
- Cảng Quảng Bình: là
cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng, gồm khu bến Hòn La và
bến vệ tinh Sông Gianh.
+ Khu bến Hòn La: Chức năng là bến
tổng hợp địa phương có bến chuyên dùng, đây là khu bến chính của cảng. Giai đoạn
2015, nâng cấp và mở rộng bến hiện hữu cho tàu 20.000 DWT. Giai đoạn 2020, bổ
sung thêm 02 bến cho tàu 20.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 1,2
triệu T/năm, năm 2020 khoảng 3,5 triệu T/năm;
+ Bến nhà máy nhiệt điện than Quảng
Trạch: là bến chuyên dùng phục vụ trung tâm điện lực Quảng Trạch. Xây mới 01 -
02 bến cho tàu 100.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 5,0 - 10,0 triệu T/năm.
+ Bến xi măng Quảng Phúc: là bến
chuyên dùng bốc xếp nguyên liệu, vật tư, xuất sản phẩm cho nhà máy xi măng
Quảng Phúc. Quy mô gồm 1 - 2 bến cho tàu đến 20.000 DWT. Năng lực thông qua 1,5
- 2,0 triệu T/năm.
+ Khu bến Sông Gianh: là cảng tổng
hợp địa phương vệ tinh. Đầu tư nâng cấp bến hiện hữu kết hợp xây dựng mới 01
bến cho tàu 2.000 DWT. Năng lực thông qua 0,2 triệu T/năm.
+ Bến xăng dầu Sông Gianh: Giữ
nguyên quy mô hiện hữu với 01 bến cho tàu đến 1.000 DWT. Năng lực thông qua đạt
0,1 triệu T/năm.
- Cảng Quảng Trị:
cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng.
+ Bến tổng hợp Cửa Việt: là bến
tổng hợp địa phương kết hợp hành khách phục vụ giao lưu giữa huyện đảo Cồn Cỏ
và đất liền. Giai đoạn đến 2015, nâng cấp cải tạo và đầu tư chiều sâu trang
thiết bị 2 cầu cảng hiện hữu cho tàu 2.000 DWT. Giai đoạn 2020: bổ sung 01 cầu
bến tổng hợp cho tàu 2.000 DWT, 01 bến khách. Năng lực thông qua năm 0,2 - 0,3
triệu T/năm, năm 2020 đạt khoảng 0,5 triệu T/năm;
+ Bến xăng dầu Cửa Việt: Giữ nguyên
quy mô hiện hữu với 01 bến phao cho tàu dầu 40.000 DWT, công suất 0,5 triệu
T/năm.
+ Bến nhà máy chế biến gỗ dăm mảnh
Quảng Trị: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp nhà máy chế biến gỗ dăm mảnh
Quảng Trị. Xây mới 01 bến cho tàu đến 10.000 - 30.000 DWT, năng lực thông qua
1,0 triệu T/năm.
+ Khu bến Mỹ Thủy: là bến chuyên
dùng có bến tổng hợp địa phương, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Đông Nam Quảng
Trị. Khu này phát triển có điều kiện khi có nhu cầu và theo năng lực của các
nhà đầu tư, quy mô theo tiến trình đầu tư các nhà máy, các khu kinh tế, công
nghiệp của địa phương.
- Cảng Thừa Thiên Huế: là
cảng tổng hợp địa phương (loại II), bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Chân
Mây, Thuận An.
+ Khu bến Chân Mây: là khu bến
chính của cảng, có chức năng là bến tổng hợp, container có bến chuyên dùng
khách du lịch quốc tế. Giai đoạn 2015, xây dựng bổ sung 01 cầu bến cho tàu
30.000 DWT nâng tổng số bến là 02 bến (không kể bến phụ); Giai đoạn 2020: bổ
sung thêm bến cho tàu 30.000 DWT và 01 bến cho tàu chở khách du lịch quốc tế
đến 100.000 GRT. Năng lực thông qua 4,5 - 5,0 triệu T/năm và 250 - 300 nghìn
lượt khách/năm.
+ Bến xăng dầu Chân Mây: Xây mới 01
bến cứng cho tàu 20.000 - 30.000 DWT, từng bước di dời bến phao hiện hữu dành
quỹ mặt nước xây dựng các bến tổng hợp, container. Năng lực thông qua khoảng
0,7 - 1,0 triệu T/năm.
+ Khu bến Thuận An: là bến tổng hợp
địa phương vệ tinh. Nâng cấp cải tạo, đầu tư chiều sâu 02 bến hiện hữu cho tàu
2.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 0,3 triệu T/năm.
+ Bến xăng dầu Thuận An: Nâng cấp
cải tạo bến hiện hữu, gồm 01 bến phao cho tàu 2.000DWT. Năng lực thông qua đạt 0,2
triệu T/năm.
+ Bến xi măng Đồng Lâm: Chuyên dùng
nhà máy xi măng Đồng Lâm. Xây dựng mới 01 bến cho tàu 15.000DWT. Năng lực thông
qua 1,0 - 1,5 triệu T/năm.
- Cảng Kỳ Hà: là cảng
tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng, bao gồm các khu bến chức
năng: Kỳ Hà, Tam Hiệp.
+ Khu bến Kỳ Hà: Là khu bến tổng
hợp chính của Cảng. Giai đoạn 2015, quy mô nâng cấp bến hiện hữu cho tàu 20.000
DWT. Giai đoạn 2020: Bổ sung 02 bến cho tàu 20.000 DWT. Năng lực thông qua năm
2015 khoảng 1,2 - 1,5 triệu T/năm, năm 2020 khoảng 2,5 - 3,0 triệu T/năm.
+ Bến Elf Gas Đà Nẵng: Nâng cấp bến
hiện hữu cho tàu 3.000 - 5.000 DWT. Năng lực thông qua 0,1 - 0,2 triệu T/năm.
+ Khu bến Tam Hiệp: Là khu bến
chuyên dùng, phát triển có điều kiện khi có nhu cầu, quy mô theo tiến trình và
năng lực đầu tư các nhà máy, cơ sở sản xuất.
(Danh mục chi tiết về quy mô,
chức năng từng cảng trong nhóm được nêu cụ thể tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch
kèm theo Quyết định này)
b) Quy hoạch đầu tư, cải tạo và
nâng cấp luồng tàu
- Xây dựng mới tuyến luồng vào khu
bến Sơn Trà với quy mô luồng 1 chiều cho tàu 10.000 DWT. Trong giai đoạn đến
2015 nạo vét cho tàu 5.000 DWT đầy tải, tàu 10.000 DWT giảm tải.
- Hoàn thành nâng cấp tuyến luồng
Kỳ Hà cho tàu 20.000 DWT, đoạn Kỳ Hà đến khu bến Tam Hiệp cho tàu 10.000 DWT
phù hợp với tiến trình xây dựng các bến khu vực này.
- Hoàn thành cải tạo nâng cấp luồng
Cửa Việt - Quảng Trị.
c) Các dự án ưu tiên giai đoạn
đến năm 2015
- Luồng vào cảng: Xây
dựng luồng vào khu bến Sơn Trà (Thọ Quang) - Đà Nẵng phục vụ di dời các bến
tổng hợp, xăng dầu trên sông Hàn và bến xăng dầu Mỹ Khê. Nâng cấp luồng Cửa
Việt - Quảng Trị.
- Bến cảng
+ Đối với cảng tổng hợp: Hoàn thiện
dự án đầu tư xây dựng các bến Sơn Trà - Đà Nẵng, bến Kỳ Hà - Quảng Nam. Xây
dựng mới bến số 2 Chân Mây - Thừa Thiên Huế, bến số 4 Tiên Sa - Đà Nẵng, bến số
3 Dung Quất - Quảng Ngãi.
+ Đối với cảng chuyên dùng: Hoàn
thiện dự án đầu tư xây dựng bến xăng dầu tại Sơn Trà - Thọ Quang phục vụ di dời
bến Nại Hiên, Mỹ Khê. Nâng cấp các bến nhập dầu thô, xuất sản phẩm của nhà máy
lọc dầu số 1 - Dung Quất - Quảng Ngãi. Xây dựng mới bến than cho trung tâm điện
lực Quảng Trạch - Quảng Bình.
3. Các chính
sách, cơ chế và giải pháp thực hiện
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP, BOT, BT … Tăng cường
xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần
kinh tế (trong và ngoài nước) tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các
hình thức theo quy định.
- Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu
tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng dùng
chung) kết nối với cảng biển quan trọng. Các hạng mục cơ sở hạ tầng bến cảng
chủ yếu đầu tư bằng nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp. Các cảng, bến
cảng do nhà đầu tư đề xuất, kể cả các bến cảng tổng hợp thì toàn bộ hạ tầng bến
cảng và hạ tầng kết nối cảng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động của Nhà
đầu tư.
- Nghiên cứu, thực hiện thí điểm
việc cho phép đối tác nước ngoài tự đầu tư trang thiết bị bốc xếp và thuê khai
thác kết cấu hạ tầng cảng được đầu tư bằng vốn trong nước (có gắn với việc
chuyển giao công nghệ tiên tiến).
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản
hóa và hội nhập quốc tế.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà
nước trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển cảng biển trong nhóm, trong
đó chú trọng phối hợp gắn kết đồng bộ với Quy hoạch phát triển mạng lưới giao
thông khu vực, Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.
- Khuyến khích xây dựng bến, khu
bến phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư
và sử dụng tài nguyên đường bờ làm cảng. Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng
để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác cảng theo hướng đơn giản hóa,
hiện đại hóa; nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình “cơ quan quản lý cảng” ở các
cảng có điều kiện.
Điều 2. Quản
lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Cục Hàng
hải Việt Nam
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch
được duyệt;
- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem
xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng các cảng, bến cảng;
- Đối với các cảng, bến cảng tiềm
năng: căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận
tải xem xét, quyết định.
- Hàng năm phối hợp với chính quyền
địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy
hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy
hoạch, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
2. Các Bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chỉ đạo các Nhà đầu tư lập dự án
xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cảng biển, luồng hàng hải phù hợp với quy
hoạch được duyệt và theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây
dựng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố căn cứ quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích đối
với quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng
kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt
động thuận lợi cho các cảng biển.
- Việc cập nhật các khu bến cảng,
bến cảng chưa được chi tiết hóa trong quy hoạch này:
+ Đối với khu bến cảng, bến cảng
nhiều chủng loại hàng hóa, nhiều nhà đầu tư: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo
cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Cục Hàng hải Việt Nam thẩm
định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.
+ Đối với các khu bến cảng, bến
cảng khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Nhà đầu tư hoặc cơ quan chức năng
lập quy hoạch chi tiết và gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam để
nghiên cứu, cập nhật vào quy hoạch chi tiết Nhóm cảng và thực hiện công tác
quản lý quy hoạch.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các
Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTT. Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Quốc phòng, Công an,
TN&MT, NN&PTNT;
- UBND TP Đà Nẵng;
- UBND các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi;
- Các Tập đoàn, Tổng Công ty 91;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ GTVT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (5).
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|