ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1741/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 17 tháng 9 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG VIÊM GAN VI RÚT, GIAI
ĐOẠN 2015 - 2019 CỦA TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống Bệnh truyền nhiễm ngày
21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 739/QĐ – BYT, ngày 05 tháng
3 năm 2015 của Bộ Y tế “Về việc ban hành kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi
rút giai đoạn 2015 - 2019";
Xét tờ trình số 1759/TTr-SYT, ngày 07/9/2015 của
Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch phòng, chống viêm gan vi rút, giai đoạn
2015 - 2019 của tỉnh Vĩnh Long; (Kèm theo Kế hoạch).
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên
quan tổ chức triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế và UBND
tỉnh theo quy định.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban
ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- BLĐVP.UBND tỉnh;
- Phòng VHXH;
- Lưu: VT, 3.4.2.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG VIÊM GAN VI RÚT GIAI ĐOẠN 2015 -
2019 CỦA TỈNH VĨNH LONG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1741 /QĐ-UBND, ngày 17 tháng 9 năm 2015 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
Bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền
nhiễm phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tử vong do các biến
chứng của viêm gan vi rút. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi
rút viêm gan B và viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và chịu hậu quả
nặng nề do nhiễm vi rút viêm gan gây nên. Theo kết
quả của các nghiên cứu trong nước và quốc tế, 90% số trẻ nhiễm vi rút
viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành
nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính. Viêm gan mạn tính là một vấn đề y tế nghiêm
trọng ở Việt Nam và ung thư gan là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư.
Để chủ động phòng, chống những tác
hại do bệnh viêm gan vi rút gây ra, nhằm chăm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống bệnh viêm
gan vi rút, giai đoạn 2015 - 2019 của tỉnh Vĩnh Long, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
Giảm lây truyền vi rút viêm gan và
tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, điều trị
và chăm sóc bệnh viêm gan vi rút.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của người dân, cán bộ y tế, chính quyền
các cấp đối với công tác phòng, chống bệnh viêm gan vi rút.
- Tăng cường công tác dự phòng lây
nhiễm vi rút viêm gan, đặc biệt là vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C và dự phòng
lây truyền viêm gan vi rút B từ mẹ sang con.
- Nâng cao năng lực hệ thống giám sát
và thu thập số liệu để cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng chính sách và can
thiệp nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút viêm gan trong cộng đồng và tại các cơ
sở y tế.
- Nâng cao năng lực trong chẩn đoán
và điều trị bệnh nhân viêm gan vi rút và mở rộng tiếp cận với các dịch vụ chẩn
đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm
gan vi rút C.
II. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
1. Giải pháp chính sách và vận động
xã hội
1.1 Vận động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, chính quyền các
địa phương
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền,
nâng cao nhận thức đối với lãnh đạo chính quyền địa phương và các tổ chức chính
trị, chính trị - xã hội, đoàn thể hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi
rút, để ủng hộ và vận động các thành viên tham gia chương trình phòng, chống
viêm gan vi rút tại cộng đồng. Huy động sự tham gia của cấp ủy, chính quyền,
các ban, ngành, đoàn thể các cấp phối hợp với ngành y tế triển khai thực hiện
công tác phòng, chống viêm gan vi rút tại địa phương hàng năm.
- Kết hợp chặt chẽ với ngành Y tế,
Bảo hiểm xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các ban ngành có liên quan tham mưu
cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ, quy định
liên quan đến lĩnh vực phòng, chống viêm gan vi rút, tạo điều kiện để người dân
tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh viêm gan
vi rút, đặc biệt đối với viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C.
- Xây dựng các mô hình phòng chống
viêm gan virút tại cộng đồng, lồng ghép với các mô hình phòng chống HIV/AIDS, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, qua hoạt động mại dâm, tiêm chích ma túy.
1.2. Đẩy mạnh công tác truyền thông,
giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sự nguy hiểm của
bệnh viêm gan vi rút và các biện pháp phòng chống
- Phối hợp và đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục sức
khỏe về phòng chống viêm gan vi rút, sự nguy hiểm, những hậu quả lâu dài của
bệnh viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C như xơ gan, ung thư gan đối với sức
khỏe con người.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các thông điệp truyền thông
dễ hiểu, phù hợp với các đối tượng về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút,
các biện pháp dự phòng, đặc biệt về lợi ích của việc tiêm phòng viêm gan vi rút
B cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chương trình rửa tay và vệ sinh an toàn thực
phẩm, các yếu tố nguy cơ của nhiễm vi rút viêm gan.
- Lồng ghép việc tuyên truyền phòng
chống viêm gan vi rút trong việc tuyên truyền phòng chống ung thư gan, phòng
chống HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống tiêm chích,
mại dâm và ma túy.
- Đẩy mạnh việc tư vấn về phòng
chống bệnh viêm gan vi rút tại các cơ sở y tế, đặc biệt cho phụ nữ có thai,
người hiến máu, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, tiêm chích ma túy.
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày
thế giới phòng chống viêm gan vi rút, các buổi truyền thông, hội thảo, tư vấn,
tập huấn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút để thu hút sự quan tâm của cộng
đồng.
2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn cho
cán bộ y tế các tuyến
- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho
cán bộ y tế các tuyến về bệnh viêm gan vi rút, cập nhật các kiến thức mới về
chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và các biện pháp dự phòng viêm gan vi rút đặc biệt
là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C thông qua các lớp tập huấn, đào tạo
trực tuyến, hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn của tuyến trên.
- Rà soát, biên tập lại các tài liệu
tập huấn liên quan đến viêm gan vi rút, đảm bảo các tài liệu được cập nhật thường
xuyên, đầy đủ thông tin về dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi
rút.
2.2. Giám sát và thu thập bằng chứng
cho việc xây dựng chính sách và xác định các can thiệp ưu tiên cho việc dự
phòng viêm gan virút
- Từng bước tăng cường quản lý chất
lượng xét nghiệm viêm gan vi rút tại các phòng xét nghiệm đáp ứng theo tiêu chuẩn
an toàn sinh học cấp 2 trở lên.
- Thực hiện hướng dẫn Quốc gia về giám
sát và phòng chống bệnh viêm gan vi rút phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm
tăng cường chất lượng số liệu về viêm gan vi rút được thu thập qua hệ thống báo
cáo và giám sát các bệnh truyền nhiễm.
- Sẵn sàng tham gia hợp tác với các
tổ chức trong nước và ngoài nước để xây dựng kế hoạch đánh giá dịch tễ học về
viêm gan vi rút B và C trong cộng đồng và lồng ghép vào trong các đánh giá hiện
có để tránh lãng phí về nguồn lực.
2.3. Tăng cường các hoạt động dự phòng,
giảm lây nhiễm vi rút viêm gan
a) Dự phòng lây truyền vi rút viêm
gan B từ mẹ sang con
- Đảm bảo các cơ sở sản khoa có sinh
đều có sẵn vắc xin viêm gan B để tiêm cho trẻ sơ sinh, thực hiện tốt việc tư
vấn tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ, đạt tỷ lệ trên
90% trẻ/năm.
- Nâng cao chất lượng và tư vấn sàng
lọc viêm gan vi rút B hàng năm cho phụ nữ mang thai ở các cơ sở khám thai, để
phát hiện kịp thời phụ nữ mang thai nhiễm vir út viêm gan B và áp dụng các biện
phòng lây truyền mẹ con.
- Xét nghiệm HBsAg cho tất cả phụ nữ
mang thai và đảm bảo trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút viêm gan B được tiêm đủ liều
vắc xin viêm gan sau sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng.
b) Dự phòng lây nhiễm virút viêm gan
trong cộng đồng
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ vắc xin viêm
gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho tuyến cơ sở hàng năm, thực hiện
tốt việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt trên 90%
và trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ trên 95% trẻ/năm; xem xét mở rộng đối tượng tiêm
chủng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp
thời các trường hợp viêm gan do vi rút.
Sàng lọc phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C cho các quần
thể có nguy cơ cao bao gồm người tiêm chích ma túy, người nhiễm HIV, người có
bệnh lây qua đường tình dục, người lọc máu.
- Lồng ghép các can thiệp dự phòng
lây nhiễm viêm gan, đặc biệt là viêm gan vi rút C vào hoạt động phòng, chống lây
nhiễm HIV cho các quần thể người nhiễm HIV và người có nguy cơ nhiễm HIV.
- Tăng cường công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm, đảm bảo nước sạch và tuyên
truyền vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng để dự phòng lây truyền vi rút
viêm gan lây truyền qua đường tiêu hóa, đặc biệt là vi rút viêm gan A.
c) Dự phòng lây nhiễm viêm gan trong
cơ sở y tế và truyền máu
- Thực hiện nghiêm túc việc xét nghiệm
sàng lọc vi rút viêm gan B, viêm gan C tại các cơ sở y tế truyền máu và các cơ
sở cung cấp máu theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Áp dụng thực hiện nghiêm các quy
trình và phương cách xét nghiệm viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C trong sàng
lọc máu tại các cơ sở truyền máu. Áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng xét nghiệm
tại các cơ sở y tế truyền máu và các cơ sở cung cấp máu nhằm đảm bảo an toàn
truyền máu.
- Thực hiện tốt hoạt động dự phòng
phổ cập phòng, chống nhiễm khuẩn tại tất cả cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt
là các cơ sở khám, chữa bệnh hàng năm.
Đảm bảo tất cả các dụng cụ dùng cho các thủ thuật y tế phải được vô trùng bao
gồm cả bơm kim tiêm và các thủ thuật răng miệng. Khuyến khích việc tiêm chủng
phòng bệnh viêm gan đối với các cán bộ y tế.
2.4. Nâng cao chất lượng, mở rộng hoạt
động sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân viêm gan vi rút
- Thực hiện hướng dẫn phân tuyến điều
trị, khám sàng lọc và áp dụng chẩn đoán, điều trị, dự phòng viêm gan vi rút,
đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C theo quy định của Bộ Y tế và
theo hướng tiếp cận cộng đồng.
- Áp dụng nghiêm quy trình thực hành
chuẩn và phân loại các kỹ thuật áp dụng trong xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và
điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C theo
hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tăng cường năng lực phòng xét nghiệm
tuyến tỉnh, tuyến huyện thông qua tập huấn, tăng cường hệ thống đảm bảo chất
lượng (nội kiểm và ngoại kiểm) hàng năm.
- Đẩy mạnh triển khai và nâng cao năng
lực chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho các cơ sở khám, chữa bệnh thông qua tập
huấn và hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường
tiếp cận cho bệnh nhân viêm gan, đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi
rút C.
- Tăng cường áp dụng các phương pháp,
kỹ thuật mới trong xét nghiệm về chẩn đoán vi rút học mà Bộ Y tế đã phê duyệt,
để tạo hiệu quả trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút.
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân
lực
- Kiện toàn và nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ làm công tác dự phòng, giám sát, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và
truyền thông ở cơ sở y tế các tuyến
- Triển khai tập huấn, đào tạo bổ sung
kiến thức cho cán bộ triển khai các hoạt động giám sát, xét nghiệm, chẩn đoán,
điều trị, sàng lọc máu, tiêm chủng.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu
tại các đơn vị tuyến tỉnh để tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới về dự
phòng, xét nghiệm, giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút.
4. Giải
pháp về đầu tư
- Huy động nguồn lực từ các chương
trình y tế ở địa phương, các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ để đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút.
- Hàng năm, Sở Y tế xây dựng kế
hoạch kinh phí phục vụ công tác phòng chống viêm gan vi rút lồng ghép vào hoạt
động thường xuyên của đơn vị và của ngành, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu
trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
- Sử dụng hiệu quả kinh phí của Chương
trình tiêm chủng mở rộng nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B cho trẻ
sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi theo kế hoạch đề ra, xem xét mở rộng cho các đối
tượng nguy cơ.
5. Tăng cường các hoạt động
nghiên cứu khoa học trong phòng, chống viêm gan virút
- Tăng cường áp dụng các kỹ thuật cao
vào chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra dịch
tễ học và tỷ lệ nhiễm các chủng vi rút viêm gan trên địa bàn tỉnh; điều tra
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống viêm gan vi rút.
- Định kỳ hàng năm tổ chức rà soát
đánh giá năng lực giám sát và xét nghiệm vi rút viêm gan tại các tuyến và xây dựng
mô hình phù hợp để cải thiện chất lượng
giám sát viêm gan vi rút.
- Kết hợp thực hiện các nghiên cứu
đánh giá thực trạng giám sát, xây dựng mô hình giám sát và áp dụng mô hình phòng
chống bệnh viêm gan vi rút có hiệu quả do y tế tuyến trên hướng dẫn.
6. Thời gian triển khai thực
hiện: Từ năm 2015 đến năm 2019.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối
hợp, hướng dẫn các cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính
trị, chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống viêm gan virút
tại cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm và vận động người dân tham gia.
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch về kinh phí tổ
chức thực hiện công tác phòng, chống viêm gan vi rút hàng năm
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống
bệnh. Phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan trong việc huy động lực
lượng, huy động cộng đồng tham gia phòng, chống bệnh viêm gan virút.
- Phối hợp với
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho các Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thị xã,
thành phố, Trạm y tế các xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ
chức triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút trong bệnh viện, tổ
chức thực hiện đúng các hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế về phòng,
chống bệnh viêm gan vi rút trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế dự
phòng, truyền thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS; các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn chuyên
môn của Bộ Y tế, các Viện, bệnh viện tuyến Trung ương; các quy trình chuẩn về
phòng nhiễm khuẩn trong bệnh viện, thực hiện tốt việc khám, sàng lọc để phát
hiện sớm các trường hợp nhiễm virút viêm gan để điều trị, quản lý kịp thời hạn
chế các biến chứng.
- Chỉ đạo triển khai vắc xin viêm gan
B cho trẻ em tại các điểm tiêm chủng và trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng
sinh đạt kế hoạch, đảm bảo an toàn, không để tồn tại các khu vực có tỷ lệ tiêm
củng vắc xin viêm gan B đạt thấp.
- Củng cố kỹ thuật và trang thiết bị,
sinh phẩm lấy, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm về phòng xét nghiệm của Trung
tâm Y tế dự phòng và Viện Pasteur để xác định, phân loại vi rút viêm gan. Phân loại các kỹ thuật áp dụng trong xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và
điều trị viêm gan virút đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C theo
hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức tập
huấn cho các cán bộ y tế làm công tác xét nghiệm tuyến tỉnh, tuyến huyện các phương pháp, kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán viêm gan vi rút; tăng
cường hệ thống đảm bảo chất lượng (nội kiểm và ngoại kiểm) và năng lực phòng
xét nghiệm các tuyến. Tập huấn về hướng dẫn chuyên môn giám sát, phòng chống
bệnh, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho các cơ sở y tế.
2. Sở Tài chính
Tham mưu, đề xuất việc bố trí kinh
phí tổ chức triển khai công tác phòng chống viêm gan vi rút hàng năm và phối hợp,
hướng dẫn Sở Y tế và các đơn vị, địa phương thực hiện các thủ tục thanh quyết
toán theo quy định hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng của tỉnh và các cơ quan y tế đẩy mạnh công tác vận động người dân thực
hiện các biện pháp phòng bệnh, tiêm chủng phòng bệnh và thực hiện nếp sống lành
mạnh.
4. Các sở, ngành thành viên của
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người cấp tỉnh.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao
chủ động phối hợp với ngành y tế tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cộng
đồng và nhân dân hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút và tích cực tham
gia công tác phòng chống tại gia đình và cộng đồng.
5. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung
tâm Y tế và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người của
huyện, thị xã, thành phố; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ
đạo.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động
phòng, chống bệnh viêm gan vi rút và chỉ đạo, bố trí lực lượng, phân công trách
nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện hoạt
động phòng, chống bệnh viêm gan vi rút trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn, các ngành có liên quan trên địa bàn quản lý tổ chức thực hiện kế
hoạch, vận động nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng, chống phù hợp.
- Chỉ đạo trạm y tế các xã,
phường, thị trấn thường xuyên rà soát các đối tượng tiêm chủng, thực hiện các
hoạt động phòng chống bệnh viêm gan vi rút tại cơ sở; thực hiện tiêm vắc xin
viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt trên 90% và trẻ dưới 01 tuổi
đạt trên 95%, đảm bảo an toàn.
- Tuyên truyền trên hệ thống
truyền thông cơ sở về các biện pháp phòng
chống bệnh viêm gan vi rút; phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tại cơ sở
vận động các gia đình thực hiện, vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch, đưa con đi tiêm
phòng vắc xin viêm gan vi rút B đúng lịch vận động các đối tượng có nguy cơ cao
tham gia khám sàng lọc để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
6. Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long
Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức thành viên căn cứ chức
năng, nhiệm vụ cùng phối hợp thực hiện, để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Định kỳ tổ chức
sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình kết quả thực hiện, báo cáo các nội dung
liên quan về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành
Trung ương theo quy định./.