UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1740/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 12 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN
NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 158/2015/NQ-HĐND ngày
11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và quốc phòng - an ninh tỉnh Vĩnh Long 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016
của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Công văn số 1282/SKHĐT-KT ngày 22/7/2016 về việc ban hành chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều
2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực
hiện chương trình này.
Điều
3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-UBND, ngày 12/8/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016
của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số
158/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh tỉnh Vĩnh Long 5 năm 2016 -
2020. UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG VỀ HỖ TRỢ VÀ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013
của Chính phủ về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tỉnh đã rà soát, thực
hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp xử lý nợ xấu (thu hồi nợ từ khách
hàng, bán nợ cho VAMC, xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro,...), đã kéo giảm nợ xấu
đến cuối năm 2015 xuống còn 280 tỷ đồng, chiếm 1,7%/tổng dư nợ, hầu hết các
doanh nghiệp gặp khó khăn đều được cơ cấu lại nợ, hỗ trợ giảm tiền thuế đất
trên 100 tỷ đồng,.
Trong những năm qua, công tác phát triển doanh
nghiệp luôn được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, toàn tỉnh có 4.071 doanh
nghiệp, 840 chi nhánh và văn phòng đại diện đã được chứng nhận thành lập với tổng
số vốn đăng ký khoảng 19.095 tỷ đồng. Số doanh nghiệp đang còn hoạt động đến cuối
năm 2015 là 2.715 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 15.267 tỷ đồng (bình
quân 5,6 tỷ đồng/doanh nghiệp) góp phần giải quyết việc làm tại thời điểm đăng
ký cho 32.496 lao động.
Công tác đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện
theo cơ chế “một cửa liên thông” thực hiện liên thông với Cục thuế, Công an tỉnh
đối với doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đăng ký doanh
nghiệp trực tiếp trên hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia, vận hành phần mềm
dùng chung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cấp phép, cấp mã số thuế cho doanh
nghiệp và thực hiện giao trả kết quả qua đường bưu điện đã góp phần rút ngắn thời
gian đăng ký cho doanh nghiệp.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU,
NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1. Quan điểm
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh
tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ
bên ngoài cho đầu tư phát triển;
Phát triển DNNVV một cách bền vững, tăng cường
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm; ưu tiến phát triển các ngành nghề, sản phẩm
có giá trị gia tăng cao, các ngành nghề có thế mạnh của tỉnh và doanh nghiệp có
lợi thế cạnh tranh; tập trung cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV cạnh
tranh bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực và thị trường; nâng cao năng lực quản
trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.
2. Mục tiêu
- Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp có năng lực cạnh
tranh và phát triển bền vững, phấn đấu đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có khoảng
4.200 doanh nghiệp còn hoạt động[1],
trong đó phấn đấu có doanh nghiệp quy mô lớn.
- Tỷ trọng đóng góp của khu vực tư nhân khoảng
45% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 50-60% tổng GRDP vào năm 2020[2].
- Năng suất lao động xã hội tăng bình quân mỗi
năm khoảng 5%[3], năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 40-45%[4] trong tăng trưởng GRDP toàn tỉnh vào năm 2020.
- Bình quân mỗi năm có khoảng 25-30% doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh có hoạt động đổi mới, sáng tạo.
3. Nguyên tắc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật để bảo vệ
quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp
luật không cấm.
- Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách
của Nhà nước nhằm kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Nghiên cứu ban hành văn bản quy
phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tổ chức thực hiện
hỗ trợ DNNVV.
- Điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
của tỉnh đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong thực hiện cơ chế, chính sách, cải
thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện.
- Đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp,
không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực
như: vốn, tài nguyên, đất đai,... và đầu tư kinh doanh.
- Xây dựng chính sách khuyến khích DNNVV, doanh
nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng
và phát triển, đóng góp cao trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm
bảo xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan đầu mối, cơ quan phối hợp
trong giải quyết hồ sơ, công việc có liên quan đến hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong thực
hiện điều kiện kinh doanh, không ban hành quy định về điều kiện kinh doanh của
địa phương.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm trong phát triển doanh nghiệp, chú trọng
thực hiện hậu kiểm để phát hiện những sai sót đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh
nghiệp thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng
thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.
- Doanh nghiệp phải có ý thức tuân thủ pháp luật,
thực hiện liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức
doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ
và liên kết hợp tác; đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp
a) Sở Nội vụ
- Tăng cường tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ
thị số 06-CT/TU ngày 29/3/2016 của Tỉnh uỷ; Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày
30/5/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị 06-CT/TU
ngày 29/3/2016 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính
trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị địa phương trên địa bàn tỉnh. Phối hợp
với các ngành, các cấp quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách
hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục
vụ và hỗ trợ doanh nghiệp. Chủ trì phối hợp với các ngành công khai quy trình xử
lý công việc và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, đồng thời xây dựng kế hoạch
thanh tra công vụ nhằm tăng cường kiểm tra quá trình xử lý công việc của công
chức, viên chức; kiên quyết xử lý cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền
hà cho doanh nghiệp.
- Phối hợp với các ngành, các cấp rà soát chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, sửa
đổi bổ sung theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, không bỏ sót hoặc
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành.
- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp
triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011 - 2020; Kế hoạch cải cách hành chính, giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ
và của tỉnh. Xây dựng cơ chế đánh giá và chế tài xử lý cán bộ, công chức trực
tiếp giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp ở tất cả các
cơ quan nhà nước.
- Tiếp tục theo dõi, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 23/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương và Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Long về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm phẩm
chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.
b) Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh
- Thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp
trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng
dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp,
các ngành công khai quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh; mở chuyên mục
trên trang thông tin điện tử công khai kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại
của doanh nghiệp, nhất là các cơ quan có liên quan đến doanh nghiệp; sửa đổi,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh
để giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
c) Sở Tư pháp
- Chủ trì tổng hợp tình hình xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật có thủ tục hành chính có liên quan đến phát triển
và hỗ trợ doanh nghiệp.
- Thẩm định trình ban hành các đề xuất sửa đổi,
bổ sung hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính không còn phù hợp với các quy định hiện
hành.
d) Các Sở ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số
19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 và chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 66/TB-VPCP ngày 27/4/2016 về tình
hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
- Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để công khai, minh bạch nhằm tạo
điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường
mạng Internet; Duy trì và thực hiện có hiệu quả các trang thông tin có nội dung
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhất là các trang thông tin của Uỷ ban nhân dân
tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
- Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg
ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện nghiêm kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh
về thực hiện công tác cải cách hành chính trong giai đoạn 2016-2020; Quyết định
số 422/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về bổ sung Quyết
định số 2251/QĐ- UBND ngày 30/10/2015 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về ban
hành kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020.
- Phối hợp rà soát, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh
thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành
chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
thì thông báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ các
nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ.
2. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương tiếp
tục rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp đã và đang thực hiện, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh
doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Rà soát, đánh giá việc thực hiện và đề xuất sửa
đổi, bổ sung các chính sách đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
- Nghiên cứu tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng
và tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình khởi nghiệp doanh nghiệp, vận động
các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực
hiện chương trình khởi nghiệp, chương trình đổi mới sáng tạo. Đồng thời, tham
mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác xã kiểu mới trong
giai đoạn 2016-2020.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các
ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 17/5/2016 về
tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của
tỉnh Vĩnh Long, thực hiện đối thoại công khai với doanh nghiệp ít nhất hai lần/năm
để kịp thời nắm thông tin và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên
địa bàn.
- Phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ các
DNNVV tiếp cận được nguồn vốn cho vay từ Quỹ hỗ trợ vốn của trung ương và địa
phương.
b) Sở Tài chính
Chủ trì, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối
nguồn vốn thực hiện các đề án, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành.
Chủ trì và phối hợp với các ngành đề xuất việc
thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại địa phương nhằm tạo thuận lợi về
vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và
có tiềm năng tăng trưởng cao.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu
nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn, mô hình trang trại nhằm tạo vùng nguyên liệu
tại chỗ cho doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Tài chính đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
tiếp cận đất đai và sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp đối với doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai chương trình khởi sự doanh nghiệp,
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là theo hình thức đối tác công tư với sự
tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
d) Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực
hiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sau khi Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và các Bộ ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện.
- Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng
thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chuyển giao công nghệ.
đ) Sở Tài nguyên - Môi trường
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Sở Tài chính đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tiếp cận đất đai và sử dụng có hiệu quả đất đai nông nghiệp.
e) Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Long
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham mưu
Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của địa phương
theo Đề án của Trung ương ban hành, trong đó chú trọng đưa nội dung khởi nghiệp
vào nội dung đào tạo cho sinh viên theo hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương.
g) Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo đài trên địa bàn tỉnh
xây dựng các chương trình thực tế, sân chơi về khởi nghiệp, nhằm tạo kênh thuận
lợi trong tuyên truyền chính sách pháp luật, hỗ trợ, cũng như ý chí trong khởi
nghiệp.
3. Đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng
tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các Sở ngành có liên quan
tham mưu xây dựng quy định cụ thể hóa các nội dung về hỗ trợ DNNVV có cơ hội tiếp
cận các nguồn lực phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
- Triển khai và công khai các quy định về phá sản
doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản theo Luật
định nhằm góp phần thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau thành lập doanh nghiệp.
- Phối hợp chặt chẽ với Hội doanh nghiệp tỉnh
Vĩnh Long, các ngành, địa phương kịp thời đối thoại với doanh nghiệp; xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại
nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tốt lợi thế với các thị trường hiện
có, đồng thời tiếp cận thị trường mới.
b) Sở Tài chính
- Nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định về bảo
lãnh tín dụng cho DNNVV, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành có
liên quan xây dựng các cơ chế khuyến khích đầu tư.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định giá đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục thuê đất, thực hiện công tác giải phóng mặt
bằng,...
c) Cục Thuế tỉnh
- Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh phương
án xử lý nợ chậm nộp cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan; nghiên cứu, đề
xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho DNNVV theo quy định của Luật
thuế và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi những quy định về các
loại thuế, quản lý thuế và các khoản phí để giảm thủ tục, thời gian và chi phí
thực hiện. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện đúng quy định của Luật
Doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh có quy mô lớn, đủ điều kiện phải thực hiện
kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
d) Sở Công Thương
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi
bỏ một số quy định hiện hành theo hướng tạo thuận lợi, giảm chi phí cho doanh
nghiệp, đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”.
- Chủ trì phối hợp các ngành, các cấp triển khai
quyết liệt Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh
công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất
lượng, hàng không đảm bảo an toàn trong tình hình mới, bảo đảm môi trường sản
xuất, kinh doanh bình đẳng.
- Tăng cường cung cấp thông tin và các hướng dẫn
thực thi cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế (ASEAN, WTO, APEC,
ASEM...) và các hiệp định kinh tế - thương mại, đặc biệt là các hiệp định -
thương mại tự do thế hệ mới để nâng cao năng lực hội nhập cho doanh nghiệp, mở
rộng thị trường xuất khẩu và đầu tư, đặc biệt là ve AEC, TPP, RCEP...
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp
để thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho DNNVV, doanh
nghiệp ở vùng nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công.
- Phối hợp với Sở Công thương Thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu tạo điều kiện cho các cơ sở
sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh tìm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa
vào các hệ thống phân phối tại các thành phố lớn góp phần tiêu thụ hàng hóa
nông sản và xuất khẩu.
- Tổ chức hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn,
thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xây dựng, quảng bá nhãn hiệu, thương
hiệu hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh.
- Triển khai Kế hoạch phát triển thương mại điện
tử giai đoạn 2016-2020; xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất sửa đổi những bất
cập về đất đai, phối hợp với các ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và thuê đất sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp thanh toán tiền thuê đất linh hoạt, phù hợp với nhu
cầu sử dụng của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Rà soát đề xuất sửa đổi các quy định nhằm đơn
giản hóa và giảm bớt các thủ tục về đất đai.
e) Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì triển khai và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy trình
đánh giá sự phù hợp, hợp chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa sản
phẩm của doanh nghiệp.
- Rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục theo
chức năng, nhiệm vụ được phân công. Thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục tham mưu xử lý nghiêm các vi phạm.
- Đề xuất các biện pháp cụ thể để hỗ trợ doanh
nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia
và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước để thực hiện đổi mới công nghệ,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
g) Sở Xây dựng
- Thực hiện các quy định về quy hoạch xây dựng,
cấp phép xây dựng để giảm thời gian cấp phép theo tinh thần Nghị quyết số
19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ.
- Nghiên cứu đề xuất phân cấp, uỷ quyền thẩm định
thiết kế, dự toán; đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây
dựng cơ bản, định mức, đơn giá phù hợp với thị trường.
- Nghiên cứu tham mưu, đề xuất bổ sung cơ chế
chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho
công nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
h) Sở Tư pháp
- Rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định
về giao dịch bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thế chấp tài sản
làm cơ sở tiếp cận nguồn vốn.
- Nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định
và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm việc ban hành quy định về
điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính đúng thẩm quyền, thực sự cần
thiết, hợp lý, minh bạch và khả thi.
i) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tham mưu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cao phù hợp với
nhu cầu doanh nghiệp trong tình hình mới.
- Triển khai thực hiện các quy định của Bộ,
ngành Trung ương có liên quan đến người lao động, phối hợp với các ngành có
liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đào tạo, giải quyết
việc làm phải phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
k) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Vĩnh
Long.
- Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện
các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là DNNVV tiếp cận vốn tín dụng.
- Khuyến khích các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh chủ động ký kết hợp tác với các Quỹ trợ vốn, bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi triển khai có hiệu quả các
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục triển
khai có hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng và chương trình
bình ổn giá trên địa bàn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
l) Các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Đôn đốc các cơ quan trực thuộc nghiêm túc thực
hiện quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và
các thủ tục hành chính liên quan nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực,
sản phẩm trình điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và
quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết
nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường
quốc tế.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
xã hội phát triển.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua
việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh: đào tạo, tư vấn, thông tin, thị
trường...
4. Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp
a) Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh
- Phối hợp với các ngành rà soát các quy định pháp
luật về đất đai, thuế đề xuất điều chỉnh giảm tiền thuế đất, chi phí chuyển đổi
mục đích sử dụng đất và các chi phí khác theo đúng quy định của cấp trên và
tình hình thực tế của tỉnh, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất khi thực hiện
các thủ tục về nghĩa vụ tài chính khi thành lập doanh nghiệp.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực
hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; trước mắt rà soát tham mưu Uỷ ban nhân
dân tỉnh xem xét các chế độ ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp thành lập mới
theo quy định hiện hành.
b) Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xem xét trình
sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm công khai
minh bạch về giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
c) Các ngành, các cấp căn cứ vào chức năng nhiệm
vụ được phân công rà soát, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh các quy định
của tỉnh theo quy định của Nghị quyết số 35/NQ-CP, trong đó đặc biệt là các quy
định có liên quan đến khoản chi phí đầu vào của doanh nghiệp, đảm bảo sự hài
hòa giữa người sử dụng lao động với người lao động và phù hợp với tình hình thực
tế của tỉnh.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp
a) Thanh tra tỉnh
- Chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu Uỷ ban
nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên
ngành theo hướng lồng ghép, phối hợp và kế thừa kết quả hoạt động giữa các cơ
quan.
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra không quá 01 lần/doanh nghiệp/năm, kết
hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm
tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp
luật rõ ràng.
- Công khai trước kế hoạch thanh tra, kiểm tra
doanh nghiệp để tránh trùng lặp, chồng chéo; không thanh tra, kiểm tra khi
không có căn cứ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý
thuế.
b) Công an tỉnh
- Tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy
định của tỉnh đảm bảo phù hợp với quy định của Trung ương về an ninh, an toàn
xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo những quyền kinh doanh đã
được pháp luật quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các
cơ quan có liên quan xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, buôn lậu,
trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật
về môi trường... để bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi của các doanh nghiệp chân
chính.
- Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự theo
quy định của Nghị quyết số 35/NQ-CP. Tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh
nghiệp kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các ngành, các cấp kịp thời thực
hiện các giải pháp thiết thực để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp,
đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
c) Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan
kiểm tra, định hướng, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động
đúng quy định, phản ánh đúng tình hình; phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, xây dựng và quảng bá
thương hiệu, tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông
không đưa tin, bài chưa được kiểm chứng có thể tạo nên dư luận xấu ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thống kê, tổng hợp các tin, bài báo phát hiện
các hành vi tiêu cực, cản trở hoạt động của doanh nghiệp gửi các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết và công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
d) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với các Sở ban ngành tỉnh thực hiện
thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.
- Theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp,
kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan
những trường hợp sai phạm của doanh nghiệp. Không hình sự hóa các quan hệ kinh
tế, dân sự theo quy định của Nghị quyết số 35/NQ-CP.
- Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm kịp thời
nắm bắt tình hình, đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp; tập trung xử lý các kiến
nghị của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới Phát triển
doanh nghiệp tỉnh và phân công thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;
phối hợp với các ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức
triển khai thực hiện chương trình hành động này.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp định
kỳ hàng quý giao ban đánh giá tình hình thực hiện chương trình hành động này;
hàng năm sơ kết đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung vào kế
hoạch hàng năm của tỉnh và tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để kịp thời
báo cáo về Chính phủ theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trực tiếp tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP, đồng thời phối hợp với các ngành, địa phương xây
dựng nội dung cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tham mưu Uỷ
ban nhân dân tỉnh thời điểm ký cam kết đúng thời gian và trình tự theo quy định
của Nghị quyết số 35/NQ-CP.
- Tham mưu triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh
giá mức độ phát triển doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; tham mưu đánh giá kết quả đã đạt được và đề xuất giải pháp thực hiện
hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp và các ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển
khai thực hiện Nghị quyết, chương trình hành động này.
- Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện
Nghị quyết gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Chỉ
đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp TW trước ngày 10 của tháng cuối quý.
3. Giám đốc các Sở ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hành
động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo các nhiệm vụ được giao chậm nhất 30
ngày kể từ ngày ban hành Chương trình hành động này, báo cáo kết quả về Uỷ ban
nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp và Phát
triển doanh nghiệp theo quy định. Trong 45 ngày kể từ ngày ban hành Chương
trình này, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình.
- Chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám
sát, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chế độ
báo cáo theo quy định của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và chương trình
hành động này.
- Tổng hợp các khó khăn và vướng mắc, kiến nghị
của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý để xử lý hoặc
chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức
gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh thực hiện
công tác tuyên truyền Nghị quyết 35/NQ-CP, Chương trình hành động này và các
chính sách về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
5. Các doanh nghiệp
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động hoặc thông qua các hội nghề nghiệp
trao đổi, phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc. Đẩy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng
dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất
lượng, khả năng cạnh tranh.
- Thực hiện tốt quy định của Nghị quyết số
35/NQ-CP về nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh, tôn trọng
pháp luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh
doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tham gia chương trình
xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
- Tăng cường các giải pháp xây dựng quan hệ lao
động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
6. Đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp chỉ đạo các
cơ quan thường trực thường xuyên tổ chức giám sát hoạt động của các cơ quan tư
pháp nhằm ngăn chặn hành vi hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự theo đúng quy định
của Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.
7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh
Long thực hiện vận động, hướng dẫn và tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp
luật, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, của tỉnh Vĩnh Long; tham gia
giám sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp Việt
Nam. Đồng thời thực hiện tốt quy định của Trung ương về giám sát và phản biện
xã hội.
8. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai thực
hiện có hiệu quả các chương trình của Tổng Liên đoàn Lao động trong xây dựng đội
ngũ người lao động có trình độ, có ý thức trách nhiệm, hợp tác để phát triển
doanh nghiệp; đề xuất giải pháp bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người
lao động; tham gia giám sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phát triển
doanh nghiệp Việt Nam./.