Quyết định 1710/2007/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 1710/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/05/2007
Ngày có hiệu lực 01/06/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Hồng Quân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1710/2007/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 22 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02/4/2002;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 09/6/2004 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Quân

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1710/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này quy định việc phân cấp quản lý nhà nước về lao động đối với Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn thuộc quyền quản lý và theo sự phân cấp.

Điều 2. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quản lý nhà nước về lao động là nắm cung cầu lao động để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng nguồn lao động; hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động; xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về việc làm, đưa người đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động; giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định.

2. Phân cấp quản lý nhà nước về lao động là việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý lao động đối với Ủy ban nhân dân các cấp.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện phân cấp quản lý lao động:

1. Bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động.

2. Phân cấp quản lý nhà nước về lao động phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện được các công việc được phân cấp.

3. Xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý nhà nước về lao động, đồng thời bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định và thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

Chương II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG

[...]