ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/2016/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐỐI VỚI ĐÊ CẤP IV, CẤP
V TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng
11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP
ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đê điều;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 303/TTr-SNN ngày 01 tháng 12 năm
2015 và số 74/TTr-SNN ngày 26 tháng 4 năm 2016 về việc ban hành quy định về quản
lý và hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản
lý và hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng HĐND và ĐĐBQHHN;
- Báo: HNM, KT và ĐT, Đài PT và TH Hà Nội;
- Cổng Thông tin điện tử Thành phố;
- CPVP, Trung tâm THCB, các phòng CV;
- Lưu: VT, KTGiang.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐỐI VỚI ĐÊ CẤP IV, CẤP V TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Kèm theo Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND
ngày 11 tháng 5 năm
2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý và
hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động
liên quan đến các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quản lý
và hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V
1. Hành lang bảo vệ đối với đê cấp
IV, cấp V được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng.
2. Ủy
ban nhân dân các quận, huyện, thị xã (cấp huyện) chịu trách nhiệm quản
lý đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn.
Điều 4. Xử lý
công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân Thành
phố tổ chức việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V.
2. Căn cứ mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ
đê được cắm trên thực địa, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo
vệ đê được thực hiện theo quy định tại Điều
27 Luật Đê điều, Ủy ban nhân dân cấp huyện
chịu trách nhiệm tổ chức việc di dời công
trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê.
Điều 5. Cấp phép
hoạt động liên quan đến đê điều; sử dụng hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp
V
1. Những hoạt động quy định tại Khoản
1 Điều 25 Luật Đê điều liên quan đến đê cấp IV, cấp V phải được Ủy ban nhân dân Thành phố cấp giấy phép hoạt động.
Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều
thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đất trong hành lang bảo vệ đê cấp
IV, cấp V được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn sóng, lúa và
cây ngắn ngày. Việc khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp
V phải theo hướng dẫn bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 6. Đầu tư tu
bổ, nâng cấp đối với đê cấp IV, cấp V
1. Việc đầu tư tu bổ, nâng cấp đối với
đê cấp IV, cấp V phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và phải được
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm tra, thẩm định theo quy định của
pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Việc xây dựng, cải tạo công trình
giao thông liên quan đến đê cấp IV, cấp V phải tuân thủ quy định tại Điều 28 Luật
Đê điều.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm
của các Sở, ngành Thành phố
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức cắm mốc chỉ
giới phạm vi bảo vệ đê trên thực địa; xác định số lượng công trình, nhà ở phải
di dời, xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện việc di dời theo đúng quy định;
b) Thẩm định, thẩm tra các hoạt động
liên quan đến đê cấp IV, cấp V trình Ủy ban nhân dân Thành
phố cấp phép;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về
hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo;
e) Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng;
xây dựng Chương trình nâng cấp các tuyến đê cấp IV, cấp V đảm bảo yêu cầu chống
lũ, kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội, giao thông nông thôn, trình Ủy
ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố cân đối
bố trí nguồn vốn thực hiện việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê; di dời công
trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê; đầu tư tu bổ, nâng cấp các tuyến đê theo
quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa
bàn Thành phố theo từng giai đoạn và các quy định pháp luật liên quan.
3. Các Sở, ngành khác theo chức năng,
nhiệm vụ của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quản lý các tuyến đê cấp IV, cấp V
trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Đê điều và các quy định
pháp luật khác liên quan.
2. Rà soát, thống kê hiện trạng tình
hình vi phạm và xây dựng kế hoạch xử lý, giải tỏa vi phạm trong phạm vi bảo vệ
đối với đê cấp IV, cấp V.
3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
pháp luật về đê điều; kịp thời xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về
đê điều thuộc phạm vi địa phương quản lý.
4. Chỉ đạo chính quyền cấp xã, các cơ
quan thông tin tuyên truyền của địa phương phổ biến nội dung của quy định này để
nhân dân biết, thực hiện.
Điều 9. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Quản lý các tuyến đê cấp IV, cấp V
trên địa bàn theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Đê điều và các quy định pháp
luật khác liên quan.
2. Tổ chức, quản lý hoạt động của lực
lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn theo quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan truyền
thông thông tin, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân địa phương các văn bản,
quy định của pháp luật về đê điều, quy định về hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V.
Điều 10. Khen
thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong công tác quản lý, bảo vệ đê được khen thưởng theo quy định của pháp
luật về thi đua, khen thưởng.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định
này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Điều
khoản thi hành
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các
ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn Thành
phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để
tổ chức thực hiện
quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên
quan gửi văn bản đề nghị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân Thành
phố xem xét, quyết định./.