Quyết định 1691/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn”

Số hiệu 1691/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/07/2021
Ngày có hiệu lực 12/07/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1691/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển du lịch - dịch vụ giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong nhũng trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn”, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu

a) Quan điểm

Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu, định hướng tại Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tập trung phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trung tâm du lịch chất lượng cao, tiêu biểu của một cố đô lịch sử, một thành phố di sản cấp quốc gia của Việt Nam; với các sản phẩm văn hóa nghệ thuật truyền thống độc đáo, hấp dẫn; gắn với một đô thị sáng tạo văn hóa hiện đại, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Phát triển du lịch thực sự thành ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh, xã hội hóa cao và chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa một cách hiệu quả nhất; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

Phát triển du lịch thông minh dựa trên nền tảng chuyển đổi số, du lịch xanh đảm bảo ổn định, bền vững, chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, phát huy vai trò trung tâm của hệ thống doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, sự phối hợp liên ngành trong chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm du lịch. Bảo tồn và phát huy tối đa các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống nhằm phục vụ phát triển du lịch; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung - Tây Nguyên và các trung tâm du lịch lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... khu vực ASEAN, hành lang kinh tế Đông - Tây, nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

b) Mục tiêu

Mục tiêu xuyên suốt của phát triển du lịch trong những thời gian tới là chất lượng tăng trưởng du lịch, lấy hiệu quả là thước đo chính, thúc đẩy tăng trưởng tỷ lệ GRDP và tỷ lệ lao động du lịch vào các chỉ tiêu của tỉnh.

Đến năm 2025, ngành Du lịch bước đầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, thông minh; có những điểm đến thực sự quy mô, mới, hấp dẫn và đẳng cấp, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc, đặc trưng riêng, cạnh tranh được với các điểm đến khác trong nước và trong khu vực.

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh. Thừa Thiên Huế thực sự là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á.

c) Chỉ tiêu cụ thể

Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được khống chế trên toàn cầu, ngành du lịch phục hồi và tăng trưởng trở lại, năm 2025, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 45 - 50%; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng; GRDP ngành du lịch đóng góp khoảng 14% so với GRDP của tỉnh (92.000 - 95.000 tỷ đồng); thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt 2,2 triệu đồng/ lượt khách. Lao động trong ngành khoảng 80.000 lao động, chiếm 13% của tỉnh (hơn 600.000 lao động).

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ