Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1687/QĐ-UBND năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 1687/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/08/2009
Ngày có hiệu lực 11/08/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Ngọc Thiện
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1687/QĐ-UBND

Huế, ngày 11 tháng 8 năm 2009

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Căn cứ Quyết định số 675/2008/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh và Quyết định số 889/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 8, Điều 1 Quyết định số 675/2008/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 537/TTr-SNV ngày 09 tháng 7 năm 2009 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 92/STP-TTr ngày 19 tháng 6 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp

1. Vị trí, chức năng:

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Trình Ủy ban Nhân dân tỉnh:

- Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;

- Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;

- Dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản và các nghề tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;

- Dự thảo văn bản pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố Huế.

b) Trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh:

- Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc Sở Tư pháp;

- Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh về quản lý công tác tư pháp ở địa phương.

c) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được giao.

d) Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh để Ủy ban Nhân dân tỉnh trình Hội đồng Nhân dân theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban Nhân dân tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo;

- Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

đ) Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế;

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

e) Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

[...]