Quyết định 168/2007/QĐ-BQP về việc chuẩn bị mặt bằng các dự án thuộc Đề án Đường tuần tra biên giới đất liền do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 168/2007/QĐ-BQP
Ngày ban hành 02/11/2007
Ngày có hiệu lực 03/12/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Phùng Quang Thanh
Lĩnh vực Đầu tư,Giao thông - Vận tải

BỘ QUỐC PHÒNG
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 168/2007/QĐ-BQP

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN THUỘC ĐỀ ÁN ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996, đã sửa đổi, bổ sung ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng Đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định nội dung, trình tự, cách thức và mối quan hệ trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng của các dự án thuộc Đề án Đường tuần tra biên giới.

2. Quyết định này áp dụng đối với các Chủ đầu tư, các cơ quan thẩm định dự án, Tư vấn khảo sát, thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công, rà phá bom, mìn, vật nổ các dự án thuộc Đề án Đường tuần tra biên giới, các cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương nơi có tuyến đường đi qua.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Phạm vi chiếm dụng vĩnh viễn, là dải đất nằm trong giới hạn giữa hai hàng cọc giải phóng mặt bằng ở hai bên đường và dài theo suốt chiều dài của tuyến đường.

2. Lộ trình đường bộ, là dải đất nằm trong giới hạn giữa hai hàng cọc lộ giới đường bộ ở hai bên đường và dài theo suốt chiều dài của tuyến đường.

3. Hành lang an toàn đường bộ, là phần đất dọc hai bên đường bộ, nằm giữa hàng cọc lộ giới đường bộ và hành cọc giải phóng mặt bằng, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

4. Đất mượn thi công, là dải đất tính từ cọc lộ giới đường bộ đến chỉ giới cần sử dụng trong thi công. Mép ngoài của dải đất này có thể được đánh dấu bằng hàng cọc tạm.

Điều 3. Phạm vi giải phóng mặt bằng

1. Cọc lộ giới đường bộ

1.1. Vị trí cắm cọc

a) Theo mặt cắt ngang tuyến:

Được cắm tính từ mép ngoài công trình (mép chân ta-luy đường đắp, mép đỉnh ta-luy đường đào hoặc mép ngoài các công trình khác thuộc đường), xác định bằng phương pháp đo trắc ngang ra mỗi bên là 5 m;

Trường hợp công trình đi qua thị trấn, thị tứ, cửa khẩu mà địa phương đã phê duyệt quy hoạch thì cắm theo quy hoạch địa phương.

b) Theo chiều dọc tuyến:

Đường qua khu dân cư, khoảng cách cắm 200m/cọc;

Đường qua khu vực đồng ruộng, đất rừng có canh tác, khoảng cách cắm 500m đến 1000m/cọc;

Đường qua vùng rừng núi hiểm trở, dọc đường biên giới, không cắm cọc lộ giới đường bộ, khi cần thiết chỉ cắm cọc đại diện;

Đối với công trình cầu, cống thực hiện theo Điều 14 Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Bắt buộc cắm cọc tại gianh giới hành chính các cấp; có thể cắm bổ sung tại các vị trí đường cong, cầu, cống bảo đảm đủ điều kiện giải phóng mặt bằng.

1.2. Quy cách cọc

a) Theo quy định của Tiêu chuẩn ngành Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 (ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải);

b) Mặt trước có chữ “MỐC LỘ GIỚI” hướng về phía đường, hai mặt bên có chữ “TTBG”; chữ chìm sâu vào bê tông 3mm-5mm, cao 6cm, nét rộng 1cm, sơn màu đỏ;

[...]