ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1677/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
24 tháng 10 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Quyết định số
447/2013/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định kiểm soát thủ tục
hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 314/2014/QĐ-UBND ngày
09/6/2014 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm
theo Quyết định số 447/2013/QĐ-UBND, bãi bỏ một số điều của Quy chế ban hành
kèm theo Quyết định số 448/2013/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Báo cáo số 225/BC-STP ngày 15/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 12 thủ tục
hành chính trong lĩnh vực: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Xây dựng,
Y tế (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng,
Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh thực thi các phương án đơn giản hóa ban hành kèm
theo Quyết định này.
Giao Sở Tư pháp kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan, đơn
vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, Sở Y tế; các cơ quan, đơn vị
có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1677/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Giang)
I. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH, QUY ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thủ tục xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Thủ tục xác nhận và hưởng chế độ ưu
đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được quy định
tại: Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Thông tư số
05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
và thân nhân; Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của
liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn khám giám định
bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với
người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
1.1. Đề xuất phương án đơn giản
hóa
a) Hướng dẫn giải quyết đối với các
trường hợp trong giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại
vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học ghi địa danh bằng mã số, ký hiệu.
Lý do: “Vùng
mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học” thể hiện trong các giấy tờ chứng minh
có thể là tên địa danh nhưng cũng có thể chỉ là các ký hiệu cho địa danh bằng
chữ cái và con số. Tuy nhiên, do không có hướng dẫn chi tiết nên thực tế các cơ
quan giải quyết thủ tục hành chính chỉ chấp nhận các giấy tờ có tên địa danh cụ
thể, rõ ràng.
b) Sửa đổi quy định yêu cầu công dân
nộp “bản sao bệnh án”.
Lý do:
- Yêu cầu của việc quy định thành phần
hồ sơ ngoài việc cần đáp ứng mục tiêu quản lý còn phải tính toán đến khả năng
công dân có thể dễ dàng chuẩn bị được thành phần hồ sơ này trên thực tế hay
không. Hiện nay, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể liên quan đến việc cấp bản sao
bệnh án. Trong khi đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về quyền của
người bệnh tại khoản 1 Điều 11 là: “ Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ
sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác” mà không đề cập tới quyền được cấp “bản sao bệnh án”. Do vậy, việc tiếp cận
với bản sao bệnh án của công dân gặp nhiều khó khăn.
- Dựa vào thực tế giải quyết thủ tục
hành chính của cơ quan có thẩm quyền, bản sao bệnh án gồm nhiều nội dung chuyên
môn không cần thiết cho quá trình giải quyết mà chỉ cần bản tóm tắt bệnh án là
đủ.
c) Sửa đổi mẫu Giấy giới thiệu đối tượng
sang Hội đồng Giám định y khoa thống nhất với các quy định về thành phần hồ sơ
của thủ tục hành chính.
Lý do: Quy
định về hồ sơ không yêu cầu đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải nộp hay
xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và Bản khai theo mẫu HH1 ban hành kèm theo Thông tư
số 05/2013/TT-BLĐTBXH cũng không có phần khai về số Giấy chứng minh nhân dân.
Tuy nhiên, mẫu Giấy giới thiệu đối tượng sang Hội đồng Giám định y khoa (Mẫu 1 ban hành kèm theo Thông tư
Liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH) lại có quy định kê khai thêm nội dung về
CMTND (số, ngày cấp, nơi cấp).
1.2. Kiến nghị thực thi
- Bổ sung vào khoản 2 Điều 27 Thông
tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH cách giải quyết đối với các trường hợp trong giấy tờ
chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng
chất độc hóa học ghi tên địa danh bằng mã số, ký hiệu.
- Sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều
27 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH theo hướng thay “bản sao bệnh án” bằng “bản tóm
tắt bệnh án”. Đồng thời, Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể về việc cấp bản tóm tắt
bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
- Bỏ phần yêu cầu thông tin về Giấy
chứng minh nhân dân trong Mẫu 1
ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Bảo đảm tính hợp lý trong quy định
về thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính;
- Bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống
pháp luật, cụ thể ở đây là giữa các quy định trong lĩnh vực Lao động-Thương
binh và Xã hội với các quy định trong lĩnh vực Y tế.
- Lợi ích chi phí tuân thủ (1):
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 17.600.000.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 12.600.000.000 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 5.000.000.000 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,4 %.
2. Thủ tục Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi
Thủ tục Trợ cấp xã hội hàng tháng đối
với người cao tuổi được quy định tại: Luật Người cao tuổi; Nghị định
06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Người cao tuổi; Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày
19/5/2011 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện
trợ cấp xã hội hàng tháng, tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.
2.1. Đề xuất phương án đơn giản
hóa
a) Quy định về việc thành lập và hoạt
động của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
Lý do:
Khoản 2 Điều 2 Thông tư số
17/2011/TT-BLĐTBXH quy định về các công việc Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội
cấp xã phải tiến hành khi tham gia giải quyết thủ tục trợ cấp xã hội hàng tháng
đối với người cao tuổi. Tuy nhiên việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội
đồng này chưa được đề cập tới trong Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Trong khi đó, Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quy định về thành viên và hoạt động của Hội
đồng có chức năng tương tự tên gọi: Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội. Tuy
nhiên, theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2013 (Nghị quyết
số 142/NQ-CP ngày 31/12/2013), Chính phủ đã kết luận thống nhất chưa thực hiện
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
b) Bỏ phần II- Kết luận của Hội đồng
xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã trong mẫu Tờ khai thông tin người cao tuổi (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư
số 17/2011/TT-BLĐTBXH).
Lý do:
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 1
Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH, trong hồ sơ UBND cấp xã gửi Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội giải quyết đã bao gồm Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ
cấp xã hội cấp xã nên phần Kết luật của Hội đồng xét duyệt trong Tờ khai là
không cần thiết.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 2
Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy định, Hội đồng
xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã trình Chủ tịch UBND cấp xã văn bản gửi Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Do đó, phần xác nhận của
Chủ tịch UBND cấp xã trong Tờ khai là không cần thiết.
c) Mẫu hóa Biên bản của Hội đồng xét
duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
Lý do: Để
bảo đảm Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cung cấp những thông tin
cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hành chính tại Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện .
d) Bổ sung quy định về cách giải quyết
trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh của đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính.
Lý do: Thực
tế giải quyết thủ tục hành chính cho thấy, nhiều trường hợp giấy chứng minh nhân
dân, sổ hộ khẩu của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính chỉ ghi năm sinh mà
không có ngày, tháng sinh hay giấy tờ nào khác có giá trị chứng minh ngày,
tháng sinh của đối tượng. Do đó, cơ quan giải quyết không có căn cứ để xác định
thời điểm hưởng trợ cấp xã hội cho các đối tượng này. Điều này dẫn tới tình trạng
để được giải quyết thủ tục, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải thực hiện
thêm thủ tục đăng ký khai sinh hoặc đăng ký lại việc sinh tại UBND cấp xã.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Triển khai xây dựng Thông tư hướng
dẫn và bố trí kinh phí cho việc thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội để có căn cứ pháp lý đầy đủ cho sự thành lập và hoạt động của Hội
đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã. Tuy nhiên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội cần nghiên cứu việc sửa đổi để thống nhất tên gọi của Hội đồng này giữa Nghị
định số 136/2013/NĐ-CP với Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
- Sửa nội dung mẫu Tờ khai
thông tin người cao tuổi (Mẫu số 1)
ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH theo hướng bỏ Phần II- Kết luận
của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
- Mẫu hóa Biên bản của Hội đồng xét
duyệt trợ cấp xã hội cấp xã trong Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH.
- Quy định về cách giải quyết trong trường
hợp không xác định được ngày, tháng sinh của đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính theo hướng: áp dụng tương tự quy định tại điểm h mục 5 phần II Thông tư số
01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định
của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản
lý hộ tịch.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất
trong các quy định liên quan đến Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã, góp
phần tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội đồng này khi tham gia giải quyết
thủ tục hành chính.
- Xây dựng thành phần hồ sơ một cách
hợp lý và được mẫu hóa để thuận tiện cho đối tượng chuẩn bị hồ sơ và đối tượng
khai thác thông tin từ hồ sơ.
- Giải quyết được khó khăn gặp phải
trên thực tế đối với cả đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan có thẩm
quyền giải quyết thủ tục hành chính.
- Lợi ích chi phí tuân thủ (2):
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 162.500.000 đồng/năm
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 90.500.000/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 72.000.000 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 55,6 %.
3. Thủ tục Hỗ trợ mai táng phí đối
với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Thủ tục Hỗ trợ mai táng phí đối với
người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại: Luật Người
cao tuổi; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi; Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH
ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục
thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ
xã hội.
3.1. Đề xuất phương án đơn giản
hóa
a) Mẫu hóa đơn của gia đình, cá nhân
hoặc văn bản đề nghị của tổ chức thực hiện mai táng người cao tuổi bị chết.
Lý do: Để
thuận tiện cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi chuẩn bị hồ sơ.
b) Bỏ thành phần hồ sơ “bản sao giấy
chứng tử” đối với trường hợp UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ đồng thời là UBND cấp
xã thực hiện thủ tục Đăng ký khai tử.
Lý do: Mục
đích của hồ sơ nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong quá
trình giải quyết thủ tục hành chính. Do đó, với trường hợp UBND cấp xã tiếp nhận
hồ sơ đồng thời là UBND cấp xã thực hiện thủ tục Đăng ký khai tử việc yêu cầu đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính nộp bản sao giấy chứng tử là không cần thiết.
Thông thường trên thực tế, UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ giải quyết hỗ trợ mai
táng phí đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đồng thời
là UBND cấp xã đã thực hiện thủ tục Đăng ký khai tử trước đó
c) Bổ sung thêm trình tự thực hiện,
thành phần hồ sơ để giải quyết hỗ trợ mai táng phí đối với trường hợp người cao
tuổi thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 17
Luật Người cao tuổi, chết nhưng chưa được xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Lý do:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Người cao tuổi, người cao tuổi thuộc đối
tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội quy định tại Điều 17 Luật này được hỗ
trợ chi phí mai táng khi chết. Tuy nhiên, Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH chỉ
xây dựng thủ tục để hỗ trợ mai táng phí cho đối tượng là người cao tuổi đang hưởng
trợ cấp xã hội hằng tháng. Tức là những đối tượng được hưởng mai táng phí theo
quy định tại Điều 8 của Thông tư ngoài việc phải thuộc diện hưởng chính sách bảo
trợ xã hội còn phải đáp ứng điều kiện: đã có Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hằng
tháng. Như vậy, trên thực tế sẽ nảy sinh tình trạng người cao tuổi theo quy định
tại Điều 17 Luật Người cao tuổi vì lý do nào đó mà chưa kịp thực hiện thủ tục đề
nghị trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc đã nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục nhưng cơ
quan có thẩm quyền đang trong quá trình xem xét, giải quyết nếu bị chết cũng
không được hỗ trợ chi phí mai táng. Điều này mâu thuẫn với quy định tại khoản 1
Điều 18 Luật Người cao tuổi.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Mẫu hóa đơn của gia đình, cá nhân
hoặc văn bản đề nghị của tổ chức thực hiện mai táng người cao tuổi bị chết quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH.
- Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1
Điều 8 Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH: “Bản sao giấy chứng tử đối với trường hợp
Giấy chứng tử do UBND cấp xã khác cấp”.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
nghiên cứu bổ sung quy định về thủ tục hỗ trợ mai táng phí đối với người cao tuổi
thuộc đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội nhưng chưa được hưởng trợ
cấp xã hội hàng tháng trong Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH theo hướng:
+ Xây dựng trình tự, thời gian thực
hiện thủ tục: tương tự như thủ tục Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao
tuổi
+ Xây dựng thành phần hồ sơ tương tự thành phần hồ
sơ của thủ tục “Hỗ trợ mai táng phí đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp
xã hội hàng tháng trong đó mẫu đơn đề nghị có phần kê khai thông tin về người
cao tuổi tương tự nội dung Phần I của mẫu Tờ khai thông tin người cao tuổi (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông
tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH)
3.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi
thuộc đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội quy định tại Điều 17 Luật
Người cao tuổi;
- Bảo đảm tính thống nhất, tránh mâu thuẫn giữa các
quy định pháp luật liên quan đến người cao tuổi.
- Lợi ích chi phí tuân thủ:(3)
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:
90.500.000 đồng/năm
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:
63.250.000 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 27.250.000 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,1 %.
4. Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với cựu chiến binh
theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ
Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối
với cựu chiến binh được quy định tại: Nghị định số
150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh; Thông tư số
10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007 của liên Bộ: Bộ Lao động
–Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Quốc
phòng.
4.1. Đề xuất phương án đơn giản
hóa
a) Giảm bớt số lượng cơ quan tham gia
giải quyết thủ tục hành chính
Lý do:
Theo quy định tại điểm b mục 1 phần I Thông tư liên
tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP, để quyết định cho cựu chiến binh
được hưởng bảo hiểm y tế cần có sự tham gia của 3 cấp chính quyền với 7 cơ
quan, đoàn thể được xác định và một số cơ quan, đoàn thể chưa được xác định rõ.
Cụ thể:
- Cấp xã: UBND cấp xã; Hội Cựu chiến binh cấp xã;
các cơ quan, đoàn thể có liên quan ở địa phương (Thông tư liên tịch chưa xác định
cụ thể đó là những cơ quan, đoàn thể nào);
- Cấp huyện: UBND cấp huyện; Hội Cựu chiến binh cấp
huyện;
- Cấp tỉnh: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Văn
phòng UBND tỉnh (phối hợp để trình Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định hưởng chế độ
bảo hiểm y tế); Hội Cựu chiến binh tỉnh.
Điều này dẫn tới tình trạng việc giải quyết thủ tục
hành chính trên thực tế bị kéo dài.
Về bản chất, đây là một thủ tục hành chính không quá
phức tạp. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cựu chiến binh đáp ứng các
điều kiện theo quy định tại điểm a mục 1 phần I Thông tư liên tịch số
10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP: Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn
do Chính phủ quy định; Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng
4 năm 1975 trở về trước, không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc chưa được
hưởng Bảo hiểm y tế theo các chế độ ưu đãi khác. Việc kiểm tra các yêu cầu, điều
kiện trên không cần thiết phải trải qua nhiều khâu xét duyệt như quy định hiện
hành.
b) Xác định rõ thời hạn giải quyết tại
các cơ quan giải quyết TTHC.
Lý do: Mặc
dù quy định sự tham gia giải quyết thủ tục hành chính của nhiều cơ quan, đoàn
thể nhưng Thông tư liên tịch số
10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP không quy định cụ thể thời hạn giải quyết tại
từng cơ quan, đoàn thể đó.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Xác định rõ các cơ quan, đoàn thể
tham gia thẩm định hồ sơ ở cấp xã tại dấu (+) thứ nhất điểm
b mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP.
- Sửa quy định tại các dấu (+) từ thứ hai đến thứ
sáu điểm b mục 1 phần I Thông tư liên tịch số
10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP theo hướng: phân cấp thẩm quyền quyết định
hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho UBND cấp huyện. Đồng thời, nghiên cứu quy định
biện pháp phù hợp để UBND cấp huyện phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan bảo
hiểm xã hội trong việc mua và in thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính. Đặc biệt, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu xây
dựng trình tự thực hiện đơn giản hóa hơn nữa đối với những trường hợp Cựu chiến
binh trước đó đã được xét duyệt qua nhiều khâu để hưởng chế độ theo Quyết định
số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ
đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công
tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương và Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối
với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn
Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
- Quy định rõ tại điểm b mục 1 phần I Thông tư liên
tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP thời hạn thẩm định của Hội Cựu chiến
binh cấp xã và các cơ quan, đoàn thể có liên quan; thời hạn Chủ tịch UBND cấp
xã có văn bản đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh; thời hạn UBND cấp
huyện thẩm định và ban hành Quyết định hưởng bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh
theo phân cấp của Chủ tịch UBND tỉnh.
4.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục
hành chính trên thực tế;
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định
về thủ tục hành chính.
5. Thủ tục hưởng chế độ mai táng phí cho cựu chiến binh theo
Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ
Thủ tục hưởng chế độ mai táng phí cho
cựu chiến binh được quy định tại: Nghị định 150/2006/NĐ-CP
ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
Pháp lệnh Cựu chiến binh; Thông tư số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày
25/7/2007 của liên Bộ: Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng.
5.1. Đề xuất phương án đơn giản
hóa
a) Giảm bớt số lượng cơ quan tham gia
giải quyết thủ tục hành chính
Lý do:
Theo quy định tại điểm b mục 2 phần I Thông tư liên
tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP, để quyết định cho cựu chiến binh
được hưởng chế độ mai táng phí cần có sự tham gia của 3 cấp chính quyền với 6
cơ quan, đoàn thể. Cụ thể:
- Cấp xã: UBND cấp xã; Hội Cựu chiến binh cấp xã;;
- Cấp huyện: UBND cấp huyện; Hội Cựu chiến binh cấp
huyện;
- Cấp tỉnh: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Hội
Cựu chiến binh tỉnh.
Theo quy định tại điểm a mục 2 phần I Thông tư liên
tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP, đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính này là cựu chiến binh đáp ứng các điều kiện: Đã tham gia kháng chiến từ
ngày 30/4/1975 trở về trước; Không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo
Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội. Việc kiểm tra các yêu cầu, điều
kiện này có thể thực hiện tại cấp huyện, cấp xã mà không cần thiết phải thực hiện
tại cấp tỉnh như quy định hiện hành.
b) Xác định rõ thời hạn giải quyết tại
các cơ quan giải quyết TTHC.
Lý do: Mặc
dù quy định sự tham gia giải quyết thủ tục hành chính của nhiều cơ quan, đoàn
thể nhưng Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP
không quy định cụ thể thời hạn giải quyết tại từng cơ quan, đoàn thể đó.
5.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa quy định tại
các dấu (+) từ thứ tư, thứ năm điểm b mục 2 phần I Thông tư liên tịch số
10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP theo hướng: phân cấp thẩm quyền quyết định
hưởng chế độ mai táng phí cho UBND cấp huyện. Đồng thời, nghiên cứu quy định biện
pháp phù hợp để UBND cấp huyện phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan bảo hiểm
xã hội trong việc mua và in thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính.
- Quy định rõ tại điểm b mục 2 phần I Thông tư liên
tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP thời hạn xác nhận của Hội Cựu chiến
binh cấp xã; thời hạn Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị giải quyết chế độ
mai táng phí cho cựu chiến binh; thời hạn UBND cấp huyện thẩm định và ban hành
Quyết định hưởng chế độ mai táng phí cho cựu chiến binh theo phân cấp.
5.3. Lợi ích của phương án đơn
giản hóa
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục
hành chính trên thực tế;
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định
về thủ tục hành chính.
II. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH, QUY ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP
1. Thủ tục Cấp lại bản chính Giấy
khai sinh
Thủ tục Cấp lại
bản chính Giấy khai sinh được quy định tại: Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch; Nghị
định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực; Thông tư số
05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của
Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu
mẫu hộ tịch.
1.1. Đề xuất phương án đơn giản hóa
Chuyển thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh từ UBND
cấp huyện cho UBND cấp xã thực hiện.
Lý do:
- Cơ sở thực tiễn: Việc giải quyết thủ tục hành chính tại
UBND cấp huyện gây tốn kém nhiều hơn về thời gian và chi phí đi lại cho đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính.
- Cơ sở pháp lý:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP, sổ đăng ký khai sinh được lưu 01 quyển tại UBND cấp xã nơi đăng
ký khai sinh và 01 quyển tại UBND cấp huyện.
+ Theo quy định tại các Điều 40, 41, 42 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP, tất cả các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại
dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch hay xác định cha, mẹ, con không được
thực hiện tại UBND cấp xã đều được thông báo để ghi vào sổ hộ tịch lưu tại UBND
cấp xã.
Như vậy, UBND cấp xã có đầy đủ khả năng để giải quyết việc
cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cấp Giấy khai sinh trước đây thực hiện việc
cấp lại bản chính Giấy khai sinh”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:
108.010.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 72.010.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 36.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,3 %.
III. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH, QUY ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1. Đối với các thủ tục: cấp chứng
chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng; cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi
công xây dựng công trình
Thủ tục hành chính này được quy định
tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình và hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 12/2009/TT-BXD
ngày 24/6/2009 hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động
xây dựng.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng trực
tiếp xem xét, cấp chứng chỉ hành nghề mà không qua Hội đồng Tư vấn xét cấp chứng
chỉ hành nghề.
Lý do:
Thứ nhất, việc xem xét, cấp chứng chỉ
hành nghề hoạt động xây dựng cơ bản dựa trên hồ sơ của đối tượng, gồm: văn bằng,
chứng chỉ, bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của người xin cấp chứng
chỉ và đối chiếu với các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6
Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về
cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng (Thông tư 12/2009/TT-BXD).
Thứ hai, các bước tiến hành, nội dung
hồ sơ và các quy định về điều kiện được cấp chứng chỉ theo quy định đã rất cụ
thể, rõ ràng giúp cán bộ thực hiện và phòng chuyên môn của Sở Xây dựng có thể tổng
hợp và lựa chọn được những người đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Nên kết
quả họp xét của Hội đồng Tư vấn cơ bản thống nhất với kết quả lựa chọn của
phòng chuyên môn, việc đưa ra ý kiến khác cơ bản không có. Nếu có trường hợp đặc
biệt cần xem xét Sở Xây dựng có thể gửi văn bản xin ý kiến của các cơ quan có
liên quan để quyết định.
Thứ ba, Hội đồng Tư vấn cấp chứng chỉ
hành nghề gồm từ 9-11 người là lãnh đạo của các cơ quan, Hội nghề nghiệp, làm
việc theo chế độ kiêm nhiệm nên việc triệu tập họp gặp nhiều khó khăn. Mặt
khác, tuy Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng đã tăng từ
200.000 đồng lên 300.000 đồng nhưng vẫn không đủ chi trả cho các thành viên của
Hội đồng.
b) Đề nghị giảm thời gian giải quyết
TTHC từ 30 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
Lý do:
Theo như đề xuất ở trên, việc xét cấp chứng chỉ hành nghề không thông qua Hội đồng
Tư vấn xét cấp chứng chỉ hành nghề mà trực tiếp do Phòng chuyên môn tham mưu
cho Giám đốc Sở Xây dựng xem xét cấp, nên có thể rút ngắn giải quyết thủ tục
hành chính do không phải mất thời gian bố trí, sắp xếp tổ chức họp Hội đồng.
Ngoài ra, việc giảm thời gian giải quyết cũng làm hạn chế tiêu cực phát sinh
trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
c) Đề nghị chỉ yêu cầu người xin cấp
chứng chỉ hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ thay bằng 02 bộ hồ sơ như quy định.
Lý do: Hồ
sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề chỉ lưu tại cơ quan cấp chứng chỉ là Sở Xây dựng
mà không phải trả lại cá nhân. Hàng năm, Sở Xây dựng có báo cáo Bộ Xây dựng về
nội dung và số lượng chứng chỉ đã cấp nhưng không phải gửi kèm theo hồ sơ. Do vậy,
chỉ cần yêu cầu cung cấp 01 bộ hồ sơ là đủ để giải quyết TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 3 Điều 37 Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- Bãi bỏ Điều 3 Thông tư số
12/20009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng
chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.
- Sửa đổi khoản 1 và khoản 3 Điều 8
Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về
cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Rút ngắn được 30% thời gian giải
quyết thủ tục hành chính cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính từ đó hạn
chế các tiêu cực do thời gian giải quyết kéo dài.
- Bảo đảm thuận lợi cho cơ quan nhà nước
giải quyết thủ tục hành chính mà vẫn bảo đảm chất lượng của kết quả thủ tục
hành chính.
2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng
nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Bãi bỏ thành phần hồ sơ sau:
- Các Bản vẽ mặt đứng chính của công
trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Các Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống
thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Đối với công trình xây dựng trên
có tầng hầm, hồ sơ còn phải bổ sung thêm văn bản phê duyệt biện pháp thi công
móng và tầng hầm của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình
lân cận.
* Tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công
trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định
của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các
tài liệu sau:
- Bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa
cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc
danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định của
pháp luật về PCCC;
- Đối với nhà ở riêng lẻ quy mô từ 3
tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên bổ sung: Các
bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực) có ký tên,
đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ điều kiện năng lực theo quy định
thực hiện; Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá
nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo mẫu, kèm theo bản sao có chứng
thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Lý do: Các
thành phần hồ sơ nêu trên đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn là không phù hợp,
vì trình độ dân trí của đại bộ phận nhân dân tại nông thôn chưa thể đáp ứng được
và phải đi thuê đơn vị có đủ năng lực thực hiện, như vậy sẽ làm tăng chi phí
tuân thủ THHC. Hơn nữa việc quản lý nhà nước về nhà ở tại nông thôn hiện nay chỉ
cần đảm bảo về quy hoạch (chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng) mà chưa cần thiết
phải đảm bảo về các nội dung khác.
b) Yêu cầu, điều kiện:
- Sửa yêu cầu điều kiện 1 như
sau: “1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng (Quy hoạch
chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị,
quy hoạch điểm dân cư nông thôn hoặc quy định về quản lý trật tự xây dựng được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt), mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu
tư”
- Bỏ yêu cầu điều kiện 4: “Phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới) được phê duyệt hoặc thuộc khu vực phải cấp giấy phép theo quy định của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
Lý do: nội
dung của yêu cầu điều kiện 4 được đưa vào nội dung của yêu cầu điều kiện 1.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 1 Điều 5 Nghị định số
64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 như sau:
- Bỏ điểm a và b khoản 1 và khoản 3 điều
6 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
Bảo đảm các quy định về thủ tục hành
chính được thực hiện trên thực tế; tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính và cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính.
IV. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH, QUY ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
1. Đối với các thủ tục: cấp Giấy
phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay
đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập; cấp Giấy phép hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm;
cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi tên cơ
sở khám, chữa bệnh
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị bãi bỏ các thành phần hồ
sơ sau:
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị
y tế;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự
phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức
quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ
Y tế;
Lý do: Cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh đã phải thực hiện các yêu cầu về 2 thành phần hồ sơ trên
để đáp ứng tại cơ sở về cơ sở vật chất, thiết bị y tế và phải có tài liệu chứng
minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y
tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các
hình thức tổ chức quy định theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số
41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế và Điều lệ tổ chức hoạt động và
phương án hoạt động ban đầu đối với Bệnh viện. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm
định thực tế cơ quan có thẩm quyền sẽ trực tiếp thẩm định tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh về hồ sơ, tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở. Do vậy
không cần yêu cầu thêm 2 thành phần hồ sơ trên, vì sẽ làm tăng chi phí tuân thủ
thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2 Điều 39 Thông tư số
41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp Chứng chỉ hành nghề đối
với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 19.590.900 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 18.505.020 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.085.880 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6 %.