Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu | 1673/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/05/2023 |
Ngày có hiệu lực | 18/05/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Nguyễn Văn Thi |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1673/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2023 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN MƯỜNG LÁT ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/06/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/06/2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ các Nghị quyết của Bộ Chính trị: số 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 1554/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 1508/SVHTTDL-QHPTTNDL ngày 03/4/2023 về việc rà soát, hoàn thiện Đề án phát triển du lịch huyện Mường Lát đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; kèm theo hồ sơ, văn bản có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phát triển du lịch đảm bảo hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội; có bản sắc văn hóa riêng; gắn liền với giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương; bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ-mú…; gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới và phát triển nghề truyền thống của huyện.
2. Phát triển du lịch theo hướng văn minh, thân thiện, an toàn, bền vững; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển du lịch trong mối quan hệ mật thiết với tỉnh, khu vực và quốc tế.
1. Mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của huyện, là điểm đến du lịch của du khách trong và ngoài tỉnh. Đến năm 2030, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của huyện, có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế địa phương, đưa huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu về kinh tế
- Đến năm 2025: Đón 14.080 lượt khách du lịch, trong đó có 13.500 lượt khách nội địa, 580 lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt 10.350 triệu đồng; trong đó, tổng thu từ khách nội địa đạt 9.700 triệu đồng, tổng thu từ khách quốc tế đạt 650 triệu đồng; có 29 cơ sở lưu trú với tổng 90 phòng.
- Đến năm 2030: Đón 28.500 lượt khách du lịch, trong đó có 25.700 lượt khách nội địa, 2.800 lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt 26.800 triệu đồng, trong đó, tổng thu từ khách nội địa đạt 23.250 triệu đồng, tổng thu từ khách quốc tế đạt 3.550 triệu đồng; có 76 cơ sở lưu trú với tổng 163 phòng.
(Chi tiết tại Phụ lục 01)
2.2. Mục tiêu về xã hội
- Đến năm 2025: Thu hút được 270 lao động tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó, có 80 lao động trực tiếp và 190 lao động gián tiếp; có 70 lao động qua đào tạo.
- Đến năm 2030: Thu hút được 590 lao động tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó, có 170 lao động trực tiếp và 420 lao động gián tiếp; có 150 lao động qua đào tạo.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1673/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2023 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN MƯỜNG LÁT ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/06/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/06/2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ các Nghị quyết của Bộ Chính trị: số 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 1554/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 1508/SVHTTDL-QHPTTNDL ngày 03/4/2023 về việc rà soát, hoàn thiện Đề án phát triển du lịch huyện Mường Lát đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; kèm theo hồ sơ, văn bản có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phát triển du lịch đảm bảo hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội; có bản sắc văn hóa riêng; gắn liền với giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương; bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ-mú…; gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới và phát triển nghề truyền thống của huyện.
2. Phát triển du lịch theo hướng văn minh, thân thiện, an toàn, bền vững; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển du lịch trong mối quan hệ mật thiết với tỉnh, khu vực và quốc tế.
1. Mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của huyện, là điểm đến du lịch của du khách trong và ngoài tỉnh. Đến năm 2030, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của huyện, có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế địa phương, đưa huyện Mường Lát thoát nghèo nhanh và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu về kinh tế
- Đến năm 2025: Đón 14.080 lượt khách du lịch, trong đó có 13.500 lượt khách nội địa, 580 lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt 10.350 triệu đồng; trong đó, tổng thu từ khách nội địa đạt 9.700 triệu đồng, tổng thu từ khách quốc tế đạt 650 triệu đồng; có 29 cơ sở lưu trú với tổng 90 phòng.
- Đến năm 2030: Đón 28.500 lượt khách du lịch, trong đó có 25.700 lượt khách nội địa, 2.800 lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch đạt 26.800 triệu đồng, trong đó, tổng thu từ khách nội địa đạt 23.250 triệu đồng, tổng thu từ khách quốc tế đạt 3.550 triệu đồng; có 76 cơ sở lưu trú với tổng 163 phòng.
(Chi tiết tại Phụ lục 01)
2.2. Mục tiêu về xã hội
- Đến năm 2025: Thu hút được 270 lao động tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó, có 80 lao động trực tiếp và 190 lao động gián tiếp; có 70 lao động qua đào tạo.
- Đến năm 2030: Thu hút được 590 lao động tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó, có 170 lao động trực tiếp và 420 lao động gián tiếp; có 150 lao động qua đào tạo.
2.3. Mục tiêu về môi trường
- Đến năm 2025: 100% số hộ dân trên địa bàn và các hộ tham gia phục vụ du lịch được sử dụng nước hợp vệ sinh; 80% nước và rác thải từ hoạt động du lịch được thu gom và xử lý; 80% các khu, điểm du lịch trên địa bàn có nhà vệ sinh công cộng, thùng rác công cộng.
- Đến năm 2030: 100% số hộ tham gia phục vụ du lịch được sử dụng nước sạch; 100% nước và rác thải từ hoạt động du lịch được thu gom và xử lý; 100% các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện có nhà vệ sinh công cộng, thùng rác công cộng.
1. Định hướng phát triển thị trường
1.1. Giai đoạn 2023 - 2025: Tập trung thu hút thị trường khách nội tỉnh, kết nối khách du lịch từ các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; phát triển thị trường khách du lịch nội địa từ Thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn, nhất là các tỉnh phía Bắc và khách du lịch đến vùng Tây Bắc; thị trường khách du lịch quốc tế (Lào) qua cửa khẩu Tén Tằn.
1.2. Giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục phát triển thị trường khách nội tỉnh, Hà Nội và khu vực lân cận, thị trường khách du lịch đến vùng Tây Bắc; mở rộng ra thị trường khu vực phía Bắc; phát triển thị trường khách du lịch nội địa đến từ các trung tâm phân phối khách lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ; thị trường khách quốc tế từ Lào (qua cửa khẩu Tén Tằn), Hàn Quốc, Tây Âu, Đông Âu.
2. Định hướng phát triển sản phẩm
2.1. Du lịch cộng đồng, gắn với giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện và các bản làng ven biên giới.
2.2. Du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh, gắn với các địa danh thu hút sự khám phá: Bản Sài Khao, Bia tưởng niệm Tây Tiến, Cột mốc 281, Đền thờ Tư Mã Hai Đào, thiền Viện Đại Hóa…
2.3. Du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu học tập, tham quan, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; các khu vực có cảnh quan thiên nhiên hùng tráng, nguyên sơ; khí hậu vùng núi cao mát mẻ, trong lành, cảnh quan khác biệt.
2.4. Du lịch biên giới, gắn với Cửa khẩu Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, bản làng ven biên giới.
3. Định hướng tổ chức không gian và phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển du lịch huyện Mường Lát theo 03 không gian chính, gắn với các sản phẩm du lịch thế mạnh:
3.1. Không gian phát triển 1: Xã Mường Lý, xã Tam Chung, thị trấn Mường Lát
- Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa (tại bản Lát, bản Sài Khao); du lịch biên giới (cửa khẩu Tén Tằn, chợ cửa khẩu Tén Tằn); du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi (núi Tén Hóm); du lịch tìm hiểu văn hóa, di tích, lịch sử (Bia tưởng niệm đoàn quân Tây Tiến); du lịch tâm linh (đền thờ Tư Mã Hai Đào, đền thờ Tạo Pọng Poong, thiền viện Đại Hóa); du lịch nghiên cứu học tập (Khu phố Đoàn Kết).
- Giai đoạn 2023 - 2025: Định hình, xây dựng một số các sản phẩm du lịch: Du lịch cộng đồng tại bản Lát; du lịch biên giới tại cửa khẩu và chợ cửa khẩu Tén Tằn; tìm hiểu di tích, lịch sử Bia tưởng niệm đoàn quân Tây Tiến; du lịch tâm linh tại đền thờ Tư Mã Hai Đào, đền thờ Tạo Pọng Poong, thiền viện Đại Hóa; du lịch nghiên cứu học tập tại Khu phố Đoàn Kết...
- Giai đoạn 2026 - 2030: Hoàn thiện và phát triển sản phẩm, trải nghiệm du lịch; nâng cao chất lượng, giá trị cho các sản phẩm du lịch đã có; từng bước mở rộng, phát triển các trải nghiệm du lịch mới, tạo một hệ thống các trải nghiệm du lịch giàu giá trị tại Mường Lát; cụ thể: Du lịch cộng đồng bản Sài Khao; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi tại bản Sài Khao; thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc tại địa phương…
3.2. Không gian phát triển 2: Xã Trung Lý, xã Nhi Sơn, xã Pù Nhi
- Du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hóa các dân tộc (bản Cò Cài, bản Pha Đén, bản Pá Quăn, chợ phiên Nhi Sơn); du lịch lòng hồ sông Mã, du lịch thể thao mạo hiểm (Khu du lịch lòng hồ sông Mã, xã Trung Lý); du lịch trải nghiệm, khám phá thiên nhiên gắn với các dãy núi, đồi, cảnh quan thiên nhiên… và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.
- Giai đoạn 2023 - 2025: Định hình, phát triển một số sản phẩm cơ bản: Sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; hoạt động leo núi khám phá núi Pha Khâm; tham quan, mua sắm, tìm hiểu văn hóa chợ phiên Nhi Sơn, bản Pá Quăn…
- Giai đoạn 2026 - 2030: Hoàn thiện hệ thống sản phẩm, nâng cao giá trị và phát triển các sản phẩm du lịch mới: Du lịch cộng đồng dân tộc Thái bản Cò Cài; du lịch cộng đồng dân tộc Mông bản Pha Đén; Trekking băng rừng Pha Đén; sản phẩm du lịch lòng hồ sông Mã; sản phẩm nghỉ đêm trong rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu…
3.3. Không gian phát triển 3: Xã Quang Chiểu, xã Mường Chanh
- Du lịch cộng đồng; du lịch trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa (bản Suối Tút của người Dao; bản Sáng của người Thái; cảnh quan bản làng khu tái định cư bản Nà Chừa); du lịch mạo hiểm (hang Thắm Khoang); du lịch trải nghiệm nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP (vùng trồng lúa nếp Cáy Nọi, ruộng bậc thang, vườn cam Suối Tút).
- Giai đoạn 2023 - 2025: Định hình, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng lớn, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch: Du lịch cộng đồng bản Suối Tút, gắn với văn hóa dân tộc Dao; trải nghiệm nông nghiệp tại vườn cam bản Suối Tút, khu vực trồng sản phẩm OCOP gạo nếp Cáy Nọi …
- Giai đoạn 2026 - 2030: Hoàn thiện hệ thống sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch mới: Du lịch cộng đồng bản Nà Chừa; trekking khám phá hang Thắm Khoang; khám phá về suối và sản phẩm từ suối…
4. Định hướng các hoạt động đầu tư phát triển du lịch
a) Giai đoạn 2023 - 2025
- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản phẩm du lịch đặc thù tại khu vực bản Lát (xã Tam Chung), bản Suối Tút (xã Quang Chiểu) để tạo sức lan tỏa ra các khu vực, các điểm di tích văn hóa - lịch sử (Bia tưởng niệm đoàn quân Tây Tiến, cột mốc 281…), di tích văn hóa - tâm linh (đền thờ Tư Mã Hai Đào, đền Tạo Pọng Poong, thiền viện Đại Hóa), các điểm tài nguyên phụ trợ đặc thù được lựa chọn phát triển các trải nghiệm tham quan, khám phá thiên nhiên.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm phát triển du lịch cộng đồng tại 02 bản: Bản Lát (xã Tam Chung), Bản Suối Tút (xã Quang Chiểu).
- Đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn huyện để tăng cường phục vụ khách du lịch.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Ưu tiên đầu tư vào khu vực bản Sài Khao (xã Tam Chung), bản Nà Chừa (xã Mường Chanh), bản Pha Đén (xã Pù Nhi), bản Cò Cài (xã Trung Lý) và các điểm du lịch phụ trợ.
- Mở rộng mô hình điểm du lịch cộng đồng và kêu gọi, thu hút đầu tư vào 04 bản: Bản Sài Khao (xã Tam Chung), bản Nà Chừa (xã Mường Chanh), bản Pha Đén (xã Pù Nhi), bản Cò Cài (xã Trung Lý).
- Lập quy hoạch khu du lịch lòng hồ sông Mã (xã Trung Lý), làm cơ sở kêu gọi thu hút đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh du lịch.
5. Định hướng phát triển tuyến du lịch
5.1. Phát triển các tuyến du lịch nội huyện (Loại hình vận chuyển: Đường bộ, đường sông; thời gian trung bình 1 tuyến 0,5 - 1 ngày/01 tuyến)
5.1.1. Các tuyến du lịch chung
a) Tuyến xã Mường Lý - xã Tam Chung - thị trấn Mường Lát
- Tuyến 1: Bản Sài Khao - Bia tưởng niệm đoàn quân Tây Tiến - Thung lũng ruộng bậc thang Sài Khao (xã Mường Lý).
- Tuyến 2: Hang Bo Cú, Bản Lát (xã Tam Chung) - Cầu treo đường vào Khu phố Đoàn Kết, Rừng tre, luồng, Khu phố Đoàn Kết, thác và hang Đoàn Kết - Cửa khẩu Tén Tằn - Chợ cửa khẩu Tén Tằn (thị trấn Mường Lát).
b) Tuyến xã Quang Chiểu - xã Mường Chanh
- Tuyến 1: Bản Pùng, khu trồng gạo nếp Cáy Nọi, Bản Sáng (xã Quang Chiểu) - Bản Nà Chừa (xã Mường Chanh).
- Tuyến 2: Bản Suối Tút, Vườn cam bản Suối Tút, Khu trồng dược liệu dưới tán rừng (xã Quang Chiểu) - Suối Xim (xã Quang Chiểu, xã Mường Chanh) - Hang Thắm Khoang (xã Mường Chanh).
c) Tuyến xã Trung Lý - xã Pù Nhi - xã Nhi Sơn:
- Tuyến 1: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Bản Pá Quăn, Cổng trời Mường Lát (xã Trung Lý) - Chợ phiên Nhi Sơn, Đồi Kéo Hượn (xã Nhi Sơn) - Điểm ngắm cảnh bản Pha Đén (xã Pù Nhi).
- Tuyến 2: Bản Cò Cài, Cổng trời Mường Lát (xã Trung Lý) - Chợ phiên Nhi Sơn, Đồi Kéo Hượn (xã Nhi Sơn) - Bản Pha Đén (xã Pù Nhi).
d) Tuyến xã Trung Lý - xã Nhi Sơn - thị trấn Mường Lát - xã Quang Chiểu - xã Mường Chanh:
- Tuyến 1: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Bản Cò Cài (xã Trung Lý) - Chợ phiên Nhi Sơn (xã Nhi Sơn) - Đỉnh Pha Đén (xã Pù Nhi) - Cửa khẩu Tén Tằn (thị trấn Mường Lát) - Bản Pùng, Bản Suối Tút (xã Quang Chiểu) - Bản Nà Chừa (xã Mường Chanh).
- Tuyến 2: Bản Pá Quăn, Cổng trời Mường Lát (xã Trung Lý) - Chợ phiên Nhi Sơn (xã Nhi Sơn) - Đền thờ Tư Mã Hai Đào, Bản Piềng Mòn (thị trấn Mường Lát) - Bản Sáng (xã Quang Chiểu) - Hang Thắm Khoang (xã Mường Chanh).
e) Tuyến xã Mường Lý - xã Tam Chung - thị trấn Mường Lát - xã Nhi Sơn - xã Pù Nhi - xã Trung Lý:
- Tuyến 1: Bia tưởng niệm Đoàn quân Tây Tiến (xã Mường Lý) - Hang Bo Cú (xã Tam Chung) - Khu phố Đoàn Kết, Rừng tre, luồng, Cầu Mường Lát (thị trấn Mường Lát) - Chợ phiên Nhi Sơn, Đồi Kéo Hượn (xã Nhi Sơn) - Cụm ruộng bậc thang Pha Đén, Pù Quăn, Hua Pù (xã Pù Nhi) - Bản Pá Quăn (xã Trung Lý).
- Tuyến 2: Thung lũng ruộng bậc thang Sài Khao, Hang Nhên Mèo (xã Mường Lý) - Cổng trời Mường Lát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Bản Cò Cài (xã Trung Lý).
g) Tuyến xã Mường Chanh - xã Quang Chiểu - thị trấn Mường Lát - xã Pù Nhi: Hang Thắm Khoang (xã Mường Chanh) - Bản Suối Tút (xã Quang Chiểu) - Thiền viện Đại Hóa, Cửa khẩu Tén Tằn (thị trấn Mường Lát) - Bản Pha Đén (xã Pù Nhi).
5.1.2. Các tuyến du lịch theo chủ đề
- Tuyến du lịch chủ đề “Khám phá thiên nhiên hùng tráng”: Núi Tén Hóm (xã Mường Lý) - Đồi Kéo Hượn (xã Nhi Sơn) - Núi Pha Khâm (xã Trung Lý).
- Tuyến du lịch chủ đề “Vùng biển Mường Lát”: Bản Suối Tút (xã Quang Chiểu) - Cột mốc 281, Cửa khẩu Tén Tằn, Khu phố Đoàn Kết (thị trấn Mường Lát) - Đỉnh Pha Đén (xã Pù Nhi).
- Tuyến du lịch chủ đề “Tìm về chốn bình yên nơi cửa ngõ Tây Bắc Thanh Hóa”: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Bản Cò Cài, thuyền qua sông Mã (xã Trung Lý) - Thung lũng ruộng bậc thang Sài Khao, Bia tưởng niệm Đoàn quân Tây Tiến (xã Mường Lý) - Bản Lát (xã Tam Chung) - Bản Suối Tút (xã Quang Chiểu).
- Tuyến du lịch chủ đề “Xuôi dòng sông Mã”: Bến thuyền xã Trung Lý
- Khu du lịch lòng hồ sông Mã (xã Trung Lý) - Cửa khẩu Tén Tằn (thị trấn Mường Lát).
- Tuyến du lịch chủ đề “Khám phá văn hóa”:
Tuyến 1: Đền thờ Tạo Pọng Poong, Thiền Viện Đại Hoá, Đền thờ Tư Mã Hai Đào (thị trấn Mường Lát) - Bản Lát (xã Tam Chung) - Bia Tưởng niệm Tây Tiến (xã Mường Lý).
Tuyến 2: Bản Sài Khao (dân tộc Mông, xã Mường Lý) - Bản Lát (dân tộc Thái, xã Tam Chung) - Khu phố Đoàn Kết (dân tộc Khơ-mú), Chợ cửa khẩu Tén Tằn (thị trấn Mường Lát) - Bản Suối Tút (dân tộc Dao, xã Quang Chiểu).
Tuyến 3: Bản Cò Cài, bản Pá Quăn (dân tộc Thái, xã Trung Lý) - Chợ phiên Nhi Sơn (xã Nhi Sơn) - Bản Pha Đén (dân tộc Mông, xã Pù Nhi) - Khu phố Đoàn Kết (dân tộc Khơ-mú, thị trấn Mường Lát) - Bản Suối Tút (dân tộc Dao, xã Quang Chiểu).
5.2. Các tuyến du lịch liên huyện (Loại hình vận chuyển: Đường bộ, đường sông; thời gian trung bình: 1,5 - 2,5 ngày/ 01 tuyến)
5.2.1. Các tuyến du lịch chung
- Tuyến 1: Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bến En (huyện Như Thanh) - Khu Di tích văn hóa, lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) - Suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thuỷ) - Khu du lịch Pù Luông (huyện Bá Thước) - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (huyện Mường Lát).
- Tuyến 2: Động Từ Thức - Khu Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình (huyện Nga Sơn) - Khu Lăng Miếu Triệu Tường (huyện Hà Trung) - Hang Con Moong (huyện Thạch Thành) - Suối Cá Thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thuỷ) - Đền thờ Hà Công Thái (huyện Bá Thước) - Thiền Viện Đại Hoá - Đền thờ Tư Mã Hai Đào (huyện Mường Lát).
- Tuyến 3: Biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa) - Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa) - Núi Đọ (huyện Thiệu Hóa) - Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc) - Hang Phi (huyện Quan Hóa) - Bia tưởng niệm Đoàn quân Tây Tiến (huyện Mường Lát) - Bản Sài Khao (huyện Mường Lát).
- Tuyến 4: Du lịch về thượng nguồn sông Mã: Thị trấn Cẩm Thủy - Suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) - Khu du lịch lòng hồ Sông Mã (huyện Mường Lát) - Bản Lát (huyện Mường Lát) - Cửa khẩu Tén Tằn (huyện Mường Lát).
- Tuyến 5: Khu du lịch biển Sầm Sơn (thành phố Sầm Sơn) - Khu di tích quốc gia đền Bà Triệu (huyện Hậu Lộc) - Chiến khu Ngọc Trạo (huyện Thạch Thành) - Hang Ma (huyện Quan Hóa) - Bản Cò Cài (huyện Mường Lát) - Chợ cửa khẩu Tén Tằn (huyện Mường Lát).
- Tuyến 6: Cửa khẩu Tén Tằn - Bản Suối Tút (huyện Mường Lát) - Chợ cửa khẩu Na Mèo (huyện Quan Sơn).
5.2.2. Các tuyến du lịch theo chủ đề
- Chủ đề “Tìm về cội nguồn sông Mã”: Cửa Lạch Hới (thành phố Sầm Sơn) - Khu du lịch văn hóa lịch sử Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa) - huyện Đông Sơn - huyện Thiệu Hóa - huyện Vĩnh Lộc - huyện Cẩm Thủy - huyện Bá Thước - huyện Quan Hóa - huyện Mường Lát.
- Chủ đề “Chinh phục miền biên viễn”: Khu vực Cửa khẩu Tén Tằn và thị trấn (huyện Mường Lát) - Khu vực Cửa khẩu Na Mèo và thị trấn (huyện Quan Sơn) - Khu vực Cửa khẩu Méng, Khẹo và thị trấn Lang Chánh (huyện Lang Chánh).
5.3. Các tuyến du lịch liên tỉnh (Loại hình vận chuyển: Đường bộ, đường sông; thời gian trung bình: 02 - 4 ngày/ 01 tuyến)
5.3.1. Các tuyến du lịch chung
- Tuyến thành phố Hà Nội - tỉnh Hoà Bình - huyện Quan Hoá - huyện Mường Lát.
- Tuyến tỉnh Lai Châu - Sơn La - huyện Mường Lát - huyện Quan Hoá.
- Tuyến tỉnh Sơn La - Hòa Bình - huyện Mường Lát - huyện Bá Thước.
- Tuyến huyện Mường Lát - huyện Quan Hoá - tỉnh Hòa Bình.
- Tuyến tỉnh Hà Tĩnh - tỉnh Nghệ An - huyện Quan Sơn - huyện Mường Lát - tỉnh Hòa Bình.
- Tuyến tỉnh Hà Tĩnh - tỉnh Nghệ An - huyện Quan Sơn - huyện Mường Lát - tỉnh Hòa Bình.
- Tuyến huyện Mường Lát - tỉnh Nghệ An - các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên - Nam Bộ.
- Tuyến du lịch quốc tế: Huyện Quan Sơn - huyện Viêng Say (Lào) - tỉnh Hủa Phăn (Lào) - huyện Mường Lát.
5.3.2. Các tuyến du lịch theo chủ đề
- Tuyến du lịch chủ đề “Ngược sông Mã chinh phục hành trình Tây Tiến”:
(1) Tuyến du lịch nội địa: Huyện Mường Lát - huyện Mai Châu - huyện Mộc Châu.
(2) Tuyến du lịch quốc tế: Huyện Mường Lát - thị xã Sam Neua (Sầm Nưa, Lào) - huyện Mai Châu - huyện Mộc Châu.
- Chủ đề “Khám phá dòng chảy sông Mã”: Huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) - huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) - huyện Xiengkhor/Sop Bao (tỉnh Huaphanh, Lào) - huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa).
1. Nhiệm vụ, giải pháp về quản lý nhà nước
- Tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các xu hướng phát triển du lịch hiện đại.
- Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, đặc biệt tại khu vực biên giới và cửa khẩu; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành du lịch và ngành an ninh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cơ quan liên quan trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng để xây dựng, hoàn thiện quy chế quản lý, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch biên giới phát triển.
- Xây dựng quy chế quản lý hiệu quả các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện; quy chế đối thoại giữa người dân, đơn vị tham gia kinh doanh du lịch với chính quyền địa phương; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý sức chứa, đảm bảo phù hợp với quy mô phục vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; gắn với quản lý chất lượng dịch vụ, trật tự xây dựng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.
- Đẩy mạnh kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư du lịch, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, phân công nhiệm vụ và phân chia lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan.
2. Nhiệm vụ, giải pháp về quy hoạch
- Thực hiện lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch của huyện vào các chương trình mục tiêu quốc gia; quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành; phát triển giao thông gắn với phát triển các tuyến du lịch. Lồng ghép, gắn quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế với phát triển du lịch.
- Giai đoạn 2023 - 2025: Lập quy hoạch khu chức năng du lịch tại bản Suối Tút (xã Quang Chiểu)… Giai đoạn 2026 - 2030: Quy hoạch chi tiết Khu du lịch lòng hồ sông Mã (xã Trung Lý); điểm dân cư nông thôn gắn với phát triển du lịch như: Bản Lát (xã Tam Chung), bản Sài Khao (xã Mường Lý)…
- Xây dựng quy chế phối hợp trong quá trình triển khai quy hoạch và tổ chức khai thác phát triển du lịch, đảm bảo phù hợp với khả năng của cộng đồng địa phương. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án, quy hoạch liên quan đến du lịch tại huyện.
3. Nhiệm vụ, giải pháp về phát triển không gian du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.
3.1. Nhiệm vụ, giải pháp về phát triển không gian du lịch
- Tập trung khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch (giá trị văn hóa cộng đồng, giá trị văn hóa lịch sử, giá trị tài nguyên tự nhiên); khai thác giá trị lan tỏa của hoạt động kinh tế tại khu vực cửa khẩu Tén Tằn.
- Xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy tài nguyên và môi trường cho từng không gian du lịch; quản lý tài nguyên du lịch; chương trình nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch trên địa bàn huyện định kỳ, làm cơ sở để thực hiện các hoạt động quản lý sản phẩm của các không gian phát triển du lịch và xúc tiến, quảng bá thế mạnh du lịch của huyện.
3.2. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
- Thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ, dự án phát triển sản phẩm du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của tỉnh, cùng với ngân sách địa phương để xây dựng sản phẩm du lịch, tăng tính hấp dẫn của tài nguyên, tạo ra các trải nghiệm cho khách du lịch.
- Nghiên cứu, khôi phục văn hóa nghệ thuật truyền thống các dân tộc, nghề, làng nghề trên địa bàn huyện, phục vụ phát triển sản phẩm du lịch. Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển nghề truyền thống.
- Tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống, gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương: Nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm OCOP dược liệu tại bản Suối Tút; sản phẩm đặc sản sâu măng Mường Lát… Thành lập tổ hợp tác du lịch ở khu vực các bản được định hướng là mô hình điểm du lịch cộng đồng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương, tạo điều kiện nâng cao năng lực cho cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch hấp dẫn, dựa trên các yếu tố văn hóa bản địa, ẩm thực…, tạo nên hệ thống sản phẩm thu hút khách du lịch, mang đặc trưng, thương hiệu Mường Lát.
4. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường khách du lịch và quảng bá, xúc tiến du lịch
- Xây dựng chương trình nghiên cứu và đánh giá thị trường định kỳ, làm cơ sở cho các hoạt động quản lý, xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Tranh thủ nguồn lực, chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm thu hút nguồn khách đến huyện Mường Lát. Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh, các tổ chức, đoàn thể trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Mường Lát nhằm thu hút du khách và tiếp cận các nhà đầu tư. Tổ chức các hoạt động quảng bá về sản phẩm và điểm đến Mường Lát gắn với lợi ích của doanh nghiệp; kết nối du lịch huyện với khu vực phía Đông của tỉnh thu hút nguồn khách du lịch lan tỏa đến huyện.
- Tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP tại các chương trình, sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa, các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam, kết nối nông sản trong và ngoài tỉnh…; hình thành các “điểm đến” về sản phẩm OCOP, gắn với các điểm du lịch.
- Huy động các nguồn lực cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; chủ động đấu mối, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh; phối hợp lồng ghép các nội dung xúc tiến du lịch của huyện vào các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch của tỉnh nhằm quảng bá hình ảnh, điểm đến của huyện. Tích cực tham gia các hội nghị, hội chợ, hội thảo giới thiệu các điểm du lịch, các điểm tài nguyên huyện Mường Lát
- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh, nhà đầu tư, các tổ chức và người dân địa phương tích cực tham gia tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Gắn kết du lịch - thương mại, kết nối các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các tuyến, điểm du lịch với tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của các vùng, miền, địa phương trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, vận động, kết nối các doanh nghiệp lữ hành với các hệ thống phân phối sản phẩm trên địa bàn huyện để hình thành tuyến du lịch, đưa khách du lịch vào thăm quan, mua sắm.
- Biên soạn, phát hành các ấn phẩm có chất lượng, cập nhật thông tin thường xuyên về du lịch huyện Mường Lát phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình, doanh nghiệp khảo sát, xây dựng phim, ảnh, bài viết về du lịch Mường Lát, khả năng khai thác phát triển du lịch của huyện. Huy động các nguồn lực hỗ trợ từ nguồn Chương trình phát triển du lịch hàng năm của tỉnh để hỗ trợ quảng bá thương hiệu du lịch huyện Mường Lát.
5. Nhiệm vụ, giải pháp đầu tư phát triển du lịch
- Huy động các nguồn đầu tư phát triển: Nguồn vốn Trung ương, địa phương, Chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm, chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa…; các nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, NGO, ODA...; nguồn lực từ cộng đồng dân cư địa phương, thông qua các hình thức đóng góp về vốn, về sức lao động cho phát triển du lịch.
- Tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất; tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh …; đầu tư các công trình phục vụ viễn thông, nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt; xây dựng các công trình bổ trợ: Bãi đỗ xe, bến thuyền, điểm dừng chân…
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính đầu tư kinh doanh du lịch tại huyện; kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú.
6. Nhiệm vụ, giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Chú trọng công tác liên kết trong xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp lữ hành để thực hiện các hoạt động khảo sát tài nguyên du lịch của huyện; xây dựng các tuyến du lịch liên kết nội huyện, liên huyện, liên tỉnh; đưa một số điểm du lịch của huyện vào tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh, với định hướng là các điểm du lịch mới, hấp dẫn du khách.
- Đẩy mạnh liên kết các huyện, tỉnh lân cận, các tỉnh của nước bạn Lào để hình thành các cụm sản phẩm mạnh, tạo thành điểm đến liên huyện, liên tỉnh, liên quốc gia với các sản phẩm du lịch chuyên đề phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
- Hợp tác phát triển du lịch thông qua các hình thức hợp đồng liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
- Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đoàn famtrip mời các đoàn du lịch mạo hiểm, du lịch theo tour, du lịch khám phá… đến huyện Mường Lát trải nghiệm.
7. Nhiệm vụ, giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác, phát triển du lịch
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch: Xây dựng trang thông tin du lịch huyện Mường Lát, bộ nhận diện thương hiệu du lịch; phát triển các hoạt động truyền thông trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Tiktok… của huyện Mường Lát (lồng ghép với các chương trình, kế hoạch tuyên truyền của tỉnh).
- Triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch tích hợp chung vào hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh Thanh Hóa gồm: Hệ thống tài nguyên, các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch…; bản đồ số về du lịch. Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến cho công tác quản lý và phát triển điểm đến; triển khai tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch và công tác thống kê du lịch, lưu trữ tài liệu hàng năm.
8. Nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Ưu tiên nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch; tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho người lao động và cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch trọng điểm.
- Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ và nghiệp vụ du lịch cho lao động trong ngành du lịch; tạo điều kiện tham dự các hội thảo du lịch được tổ chức trong nước, trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch. Quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn huyện cho đồng bào dân tộc nhằm cung cấp nguồn nhân lực du lịch tại chỗ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu về phát triển du lịch địa phương.
9. Nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch
- Chú trọng phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường và tôn tạo các khu di tích; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển du lịch; hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch đối với việc trồng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức, tư duy, hành động cho hộ kinh doanh, cộng đồng và du khách về phát triển du lịch bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
- Phát động các phong trào thi đua đảm bảo an toàn, an ninh du lịch nhằm tạo môi trường an toàn, văn minh, lịch sự cho du lịch phát triển.
- Giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tối đa tác động của hoạt động du lịch tới môi trường tự nhiên và xã hội trong giai đoạn xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Nghiên cứu, xây dựng các phương án kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình xây dựng các công trình phục vụ du lịch. Tổ chức một bộ phận kiêm nhiệm theo dõi về sự an toàn, an ninh du lịch; triển khai xây dựng nội dung về giám sát tài nguyên và môi trường du lịch vào các nội dung báo cáo định kỳ của ngành du lịch huyện.
V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng kinh phí dự kiến: 945.072 triệu đồng, trong đó:
2. Nguồn kinh phí thực hiện
2.1. Nguồn kinh phí thực hiện lồng ghép là: 841.462 triệu đồng
(Chi tiết tại Phụ lục 02)
2.2. Nguồn ngân sách tỉnh (Chương trình phát triển du lịch), Ngân sách huyện và xã hội hóa: 103.610 triệu đồng, trong đó:
a) Kinh phí giai đoạn 2023 - 2025: 9.360 triệu đồng, gồm:
- Ngân sách tỉnh: 4.870 triệu đồng;
- Ngân sách huyện, xã: 2.320 triệu đồng;
- Nguồn huy động xã hội hóa: 2.170 triệu đồng.
b) Kinh phí giai đoạn 2026 - 2030: 94.250 triệu đồng, gồm:
- Ngân sách tỉnh: 15.500 triệu đồng;
- Ngân sách huyện, xã: 9.230 triệu đồng;
- Nguồn huy động xã hội hóa: 69.520 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 03)
1. UBND huyện Mường Lát: Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phù hợp với tình hình thực tế tại huyện; tham mưu cho Huyện ủy, HĐND huyện ban hành các nghị quyết, chính sách (nếu có) để phát triển du lịch huyện Mường Lát; cân đối nguồn ngân sách, ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện Đề án.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tính chính xác của số liệu, nội dung thẩm định, trình phê duyệt tại Đề án này.
- Phối hợp với UBND huyện Mường Lát triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án. Thực hiện lồng ghép kế hoạch, chương trình phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển du lịch tại huyện; tăng cường công tác hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, báo cáo UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Mường Lát, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, căn cứ nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm, tham mưu ưu tiên bố trí vốn triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch thuộc danh mục Đề án.
4. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ các chương trình, kế hoạch, đề án… được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách; thẩm định kinh phí hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và các đơn vị liên quan lồng ghép các nội dung phát triển du lịch địa phương vào Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn các dự án du lịch liên quan đến đất rừng và thuê môi trường rừng.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham gia ý kiến với đơn vị chủ trì khi có đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư; tham mưu trình UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất các dự án thuộc các lĩnh vực gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mường Lát; thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường và hướng dẫn việc thực hiện hồ sơ môi trường theo quy định.
7. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với UBND huyện Mường Lát lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch huyện Mường Lát trong các dự án, đề án liên quan của Sở. Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ, đường sông; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm, đăng ký cho phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch theo quy định.
8. Sở Xây dựng: Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng tại các khu, điểm du lịch (nếu có); thủ tục, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật; phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện Mường Lát và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng tại các khu, điểm du lịch theo thẩm quyền.
9. Sở Công Thương: Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện tại huyện theo kế hoạch đã được phê duyệt; chỉ đạo Công ty Điện lực Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị có liên quan đảm bảo cấp đủ điện phục vụ nhu cầu sử dụng của Nhân dân và phát triển du lịch địa phương. Hỗ trợ UBND huyện trong công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, đặc sản của địa phương.
10. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các giá trị tài nguyên du lịch, quan tâm thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại huyện Mường Lát. Hỗ trợ UBND huyện Mường Lát trong việc phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch và kết nối với các doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh du lịch của huyện; hỗ trợ UBND kết nối với các địa phương phát triển du lịch trong và ngoài tỉnh để tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho cán bộ quản lý du lịch và người dân địa phương.
11. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp và hỗ trợ UBND huyện Mường Lát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, đặc biệt trong công tác xây dựng và triển khai tuyến du lịch kết nối Mường Lát với nước CHDCND Lào. Phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng các quy chế quản lý trên cơ sở phát triển du lịch gắn với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới.
12. Hiệp hội Du lịch tỉnh: Hỗ trợ UBND huyện Mường Lát triển khai thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu các doanh nghiệp, công ty lữ hành quan tâm khảo sát các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng cho phát triển du lịch và các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch tại các địa phương.
13. Các đơn vị, địa phương có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các nội dung tại Đề án thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ phát triển du lịch huyện Mường Lát với các nhiệm vụ công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Mường Lát tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Mường Lát.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND huyện Mường Lát và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN MƯỜNG LÁT ĐẾN NĂM
2030
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND
ngày / /2023 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
TH 2021 |
TH 2022 |
KH 2023 |
KH 2024 |
KH 2025 |
KH 2026 |
KH 2027 |
KH 2028 |
KH 2029 |
KH 2030 |
1 |
Tổng lượt khách |
Lượt |
4.650 |
9.320 |
10.760 |
12.290 |
14.080 |
16.180 |
18.600 |
21.400 |
24.700 |
28.500 |
- |
Khách quốc tế |
Lượt |
50 |
170 |
260 |
390 |
580 |
780 |
1.100 |
1.500 |
2.100 |
2.800 |
- |
Khách nội địa |
Lượt |
4.600 |
9.150 |
10.500 |
11.900 |
13.500 |
15.400 |
17.500 |
19.900 |
22.600 |
25.700 |
2 |
Ngày khách lưu trú bình quân |
Ngày |
1,1 |
1,2 |
1,4 |
1,4 |
1,4 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
3 |
Chi tiêu của khách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Khách quốc tế |
Trđ/ngày/ khách |
0,70 |
0,73 |
0,75 |
0,77 |
0,80 |
0,82 |
0,84 |
0,87 |
0,90 |
0,92 |
- |
Khách nội địa |
Trđ/ngày/ khách |
0,45 |
0,47 |
0,48 |
0,50 |
0,51 |
0,53 |
0,54 |
0,56 |
0,58 |
0,59 |
4 |
Doanh thu |
Triệu đồng |
2.300 |
5.300 |
7.300 |
8.680 |
10.350 |
13.200 |
15.700 |
18.670 |
22.300 |
26.800 |
- |
Khách quốc tế |
Triệu đồng |
40 |
150 |
270 |
420 |
650 |
950 |
1.330 |
1.840 |
2.560 |
3.550 |
- |
Khách nội địa |
Triệu đồng |
2.260 |
5.150 |
7.030 |
8.260 |
9.700 |
12.250 |
14.370 |
16.830 |
19.740 |
23.250 |
5 |
Số cơ sở lưu trú du lịch |
Cơ sở |
7 |
7 |
18 |
20 |
29 |
30 |
48 |
57 |
66 |
67 |
6 |
Số phòng |
Phòng |
63 |
63 |
70 |
75 |
90 |
95 |
120 |
130 |
145 |
160 |
7 |
Số lao động du lịch |
Người |
70 |
96 |
140 |
160 |
260 |
280 |
420 |
490 |
570 |
590 |
7.1 |
Theo mức độ đóng góp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Lao động trực tiếp |
Người |
22 |
30 |
40 |
50 |
70 |
80 |
120 |
140 |
160 |
170 |
- |
Lao động gián tiếp |
Người |
48 |
66 |
100 |
110 |
190 |
200 |
300 |
350 |
410 |
420 |
7.2 |
Theo đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Lao động qua đào tạo |
Người |
2 |
2 |
35 |
40 |
60 |
70 |
100 |
120 |
140 |
150 |
- |
Lao động chưa qua đào tạo |
Người |
68 |
94 |
105 |
120 |
200 |
210 |
320 |
370 |
430 |
440 |
TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ NGUỒN VỐN LỒNG
GHÉP VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÁC
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày
/ /2023 của UBND tỉnh)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Danh mục dự án |
Tổng mức đầu tư |
Lũy kế vốn đã bố trí từ đầu dự án đến hết năm 2020 |
Số vốn còn thiếu đến hết năm 2020 |
Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 |
Ghi chú |
|
TỔNG SỐ |
841.462 |
274.565 |
276.079 |
495.169 |
|
1 |
Nâng cấp tuyến đường giao thông từ bản Nà Ón đi bản Cò Cài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát |
110.000 |
|
|
88.000 |
Nghị quyết 123/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của HĐND tỉnh |
2 |
Nâng cấp tuyến đường thị trấn Mường Lát - Đồn biên phòng 483 - Mốc G3, huyện Mường Lát (giai đoạn 2) |
99.000 |
|
|
70.500 |
Nghị quyết 123/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của HĐND tỉnh |
3 |
Hệ thống đường giao thông xã Mường Chanh, huyện Mường Lát |
68.786 |
43.000 |
25.786 |
19.700 |
Nghị quyết 123/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của HĐND tỉnh |
4 |
Cấp điện nông thôn tỉnh Thanh Hóa (đã bao gồm các thôn, bản: bản Sài Khao, bản Cò Cài, bản Suối Tút) |
431.863 |
192.899 |
238.964 |
238.964 |
Nghị quyết 123/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của HĐND tỉnh |
5 |
Đường giao thông từ trung tâm bản Suối Lóng, xã Tam Chung đi bản Sài Khao, xã Mường Lý (Đoạn nối tiếp với đường bản Ún đi bản Sài Khao), Mường Lát |
29.998 |
21.500 |
8.498 |
5.498 |
Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 11/08/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa |
6 |
Đường giao thông từ đường tỉnh 521E tại bản Pùng xã Quang Chiểu đi bản Pù Quăn xã Pù Nhi, huyện Mường Lát |
19.997 |
17.166 |
2.831 |
831 |
Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 11/08/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa |
7 |
Xây dựng tuyến đường kết nối ĐT 521D từ bản Tài Chánh, xã Mường Lý đến xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La (chiều dài khoảng 5 km) để đi QL6 |
38.500 |
|
|
35.000 |
Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 11/08/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa |
8 |
Nhà Văn hóa bản Pha Đén, xã Pù Nhi |
1.400 |
|
|
1.400 |
Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 13/07/2022 của HĐND tỉnh |
9 |
Nhà Văn hóa bản Lát |
2.300 |
|
|
2.300 |
Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 13/07/2022 của HĐND tỉnh |
10 |
Nhà máy nước sạch huyện Mường Lát |
33.342 |
|
|
26.700 |
Nghị quyết 123/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của HĐND tỉnh |
11 |
Hỗ trợ đầu tư bảo tồn bản văn hóa truyền thống: Bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát. (Bao gồm: Xây dựng toàn bộ không gian văn hóa làng: Bảo tồn giá trị văn hóa vật thể (các công trình kiến trúc, các công cụ lao động, sinh hoạt...). Bảo tồn cảnh quan không gian văn hóa của làng, bản; Bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể (lễ hội, trò chơi, trò diễn, trang phục, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực...) |
6.276 |
|
|
6.276 |
Nghị quyết số 302/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của HĐND tỉnh Thanh Hóa |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LÁT TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH
(CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH), NGUỒN NGÂN SÁCH HUYỆN VÀ XÃ HỘI HÓA
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND
ngày / /2023 của
UBND tỉnh)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Danh mục dự án |
Tổng mức đầu tư |
Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2023-2025 |
Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2026-2030 |
||||||
Tổng số |
Vốn ngân sách tỉnh |
Vốn ngân sách huyện, xã |
Vốn xã hội hóa |
Tổng số |
Vốn ngân sách tỉnh |
Vốn ngân sách huyện, xã |
Vốn xã hội hóa |
|||
|
TỔNG SỐ |
103.610 |
9.360 |
4.870 |
2.320 |
2.170 |
94.250 |
15.500 |
9.230 |
69.520 |
I |
Nhóm dự án đầu tư hạ tầng phục vụ PTDL |
8.220 |
1.240 |
1.140 |
100 |
|
6.980 |
4.530 |
2.450 |
|
1 |
Xây dựng đường bê tông kết nối bản Suối Tút với vườn cam của bản (1km) |
1.500 |
|
|
|
|
1.500 |
750 |
750 |
|
2 |
Xây dựng đường bê tông nội bản Pha Đén (chiều dài 2km) |
3.000 |
|
|
|
|
3.000 |
1.500 |
1.500 |
|
3 |
Xây dựng bãi đỗ xe: - Giai đoạn 2023-2025: Tại bản Lát, bản Suối Tút; - Giai đoạn 2026-2030: Tại bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Cò Cài |
2.400 |
800 |
800 |
|
|
1.600 |
1.600 |
|
|
4 |
Xây dựng cổng chào: - Giai đoạn 2023-2025: Tại bản Lát, bản Suối Tút; - Giai đoạn 2026-2030: Tại bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Cò Cài |
720 |
240 |
200 |
40 |
|
480 |
400 |
80 |
|
5 |
Xây dựng biển hiệu chỉ dẫn, bảng nội quy và thông tin du lịch: - Giai đoạn 2023-2025: Tại bản Lát, bản Suối Tút; - Giai đoạn 2026-2030: Tại bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Cò Cài |
600 |
200 |
140 |
60 |
|
400 |
280 |
120 |
|
II |
Nhóm dự án quy hoạch phát triển du lịch |
4.000 |
1.000 |
800 |
200 |
|
3.000 |
2.400 |
600 |
|
1 |
Lập quy hoạch khu chức năng du lịch bản Suối Tút |
1.000 |
1.000 |
800 |
200 |
|
|
|
|
|
2 |
Lập quy hoạch khu chức năng du lịch bản bản Sài Khao |
1.000 |
|
|
|
|
1.000 |
800 |
200 |
|
3 |
Lập quy hoạch khu chức năng du lịch bản Lát |
1.000 |
|
|
|
|
1.000 |
800 |
200 |
|
4 |
Lập quy hoạch khu du lịch lòng hồ sông Mã (xã Trung Lý) |
1.000 |
|
|
|
|
1.000 |
800 |
200 |
|
III |
Nhóm dự án phát triển sản phẩm du lịch |
76.240 |
2.390 |
600 |
340 |
1.450 |
73.850 |
3.450 |
2.810 |
67.590 |
1 |
Đầu tư xây dựng nhà tắm, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, sửa chữa nhà cửa cho các hộ làm dịch vụ du lịch tại bản Lát (10 hộ), bản Sài Khao (8 hộ), bản Nà Chừa (10 hộ), bản Pha Đén (8 hộ), bản Co Cài (8 hộ) |
3.960 |
900 |
|
|
900 |
3.060 |
|
|
3.060 |
2 |
Đầu tư trang thiết bị ban đầu cho các hộ dân làm dịch vụ du lịch (dụng cụ nấu nướng, chăn ga gối đệm…) tại bản Lát (10 hộ), bản Sài Khao (8 hộ), bản Nà Chừa (10 hộ), bản Pha Đén (8 hộ), bản Co Cài (8 hộ) |
880 |
200 |
|
|
200 |
680 |
|
|
680 |
3 |
Đầu tư cải tạo cảnh quan, điểm ngắm cảnh làm giàu tài nguyên du lịch, ki-ốt phục vụ ẩm thực: - Giai đoạn 2023-2025 tại: Cổng trời Mường Lát, thung lũng ruộng bậc thang Sài Khao; - Giai đoạn 2026-2030: Đồi bản Kéo Hượn, bản Nà Chừa, bản Piềng Mòn, bản Pha Đén; tuyến trekking: Núi Tén Hóm, khám phá hang Thắm Khoang, khám phá hang Nhên Mèo, Hang Bo Cú, băng rừng Pha Đén, băng rừng KBTTN Pù Hu |
6.000 |
1.000 |
500 |
300 |
200 |
5.000 |
2.500 |
1.500 |
1.000 |
4 |
Đầu tư xe đạp (mỗi bản 10 chiếc) tại các điểm tổ chức dịch vụ đạp xe trekking tại bản Lát, bản Pá Quăn, bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Suối Tút, bản Sáng, bản Co Cài |
400 |
150 |
|
|
150 |
250 |
|
|
250 |
5 |
Đầu tư thuyền chèo (10 chiếc), kayak (15 chiếc), áo phao (50 chiếc) phục vụ cho khách du lịch trải nghiệm dịch vụ ngắm cảnh sông Mã, đánh bắt thủy sản trên sông Mã |
580 |
|
|
|
|
580 |
|
480 |
100 |
6 |
Đầu tư xây dựng bến thuyền du lịch tại xã Trung Lý |
1.500 |
|
|
|
|
1.500 |
750 |
750 |
|
10 |
Thu hút đầu tư xây dựng Bungalow nghỉ dưỡng tại bản Sài Khao |
60.000 |
|
|
|
|
60.000 |
|
|
60.000 |
11 |
Xây dựng quầy trưng bày, bày bán các sản phẩm đặc sản, thêu, dệt, rèn, rượu cần, gạo Cáy Nọi, đồ lưu niệm truyền thống… của đồng bào dân tộc tại khu vực nhà văn hóa các bản: Bản Lát, bản Suối Tút, bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Co Cài (1 quầy/ bản) |
420 |
140 |
100 |
40 |
|
280 |
200 |
80 |
|
12 |
Đầu tư xây dựng các trò chơi giải trí mạo hiểm tại khu vực sông Mã: băng thừng qua sông, đu dây, đạp xe trên mặt nước… |
2.500 |
|
|
|
|
2.500 |
|
|
2.500 |
IV |
Nhóm dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và di tích phục vụ phát triển du lịch |
4.650 |
2.150 |
1.310 |
840 |
|
2.500 |
1.480 |
1.020 |
|
1 |
Hỗ trợ mua sắm trang phục, thiết bị, đạo cụ biểu diễn và hỗ trợ tập huấn biểu diễn các chương trình văn nghệ truyền thống phục vụ khách du lịch: - Giai đoạn 2023-2025 tại: Bản Lát, bản Suối Tút - Giai đoạn 2026-2030 tại: Bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Co Cài |
2.400 |
800 |
500 |
300 |
|
1.600 |
940 |
660 |
|
2 |
Bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể (nghề thủ công truyền thống, ẩm thực) phục vụ phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch tại: Bản Lát, bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Co Cài |
2.250 |
1.350 |
810 |
540 |
|
900 |
540 |
360 |
|
V |
Nhóm dự án bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch |
3.300 |
800 |
720 |
80 |
|
2.500 |
2.340 |
160 |
|
1 |
Đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (300 triệu/ nhà vệ sinh) tại các khu, điểm du lịch: - Giai đoạn 2023-2025 tại: Bản Suối Tút, bản Lát; - Giai đoạn 2026-2030 tại: Cửa khẩu Tén Tằn, cổng trời Mường Lát, bến thuyền du lịch xã Trung Lý, bản Nà Chừa, bản Sài Khao, bản Pha Đén, bản Cò Cài. |
2.700 |
600 |
600 |
|
|
2.100 |
2.100 |
|
|
2 |
Đầu tư trang thiết bị thu gom rác thải: - Giai đoạn 2023-2025 tại: Bản Suối Tút, bản Lát; - Giai đoạn 2026-2030 tại: Bản Sài Khao, bản Nà Chừa, bản Pha Đén, bản Co Cài. |
600 |
200 |
120 |
80 |
|
400 |
240 |
160 |
|
VI |
Nhóm dự án nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực du lịch |
1.400 |
400 |
300 |
100 |
|
1.000 |
900 |
100 |
|
1 |
Tổ chức lớp bồi dưỡng tổng quan về hoạt động du lịch cho các đối tượng liên quan (2 năm/ 1 lớp) |
400 |
100 |
100 |
|
|
300 |
300 |
|
|
2 |
Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch (2 năm/ 1 lớp) |
400 |
100 |
100 |
|
|
300 |
300 |
|
|
3 |
Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ lưu trú, nhà hàng và vệ sinh an toàn thực phẩm (2 năm/ 1 lớp) |
400 |
100 |
100 |
|
|
300 |
300 |
|
|
4 |
Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các địa phương khác trong nước cho các cán bộ, chủ hộ kinh doanh du lịch (Giai đoạn 2023-2025: 01 lớp; giai đoạn 2025-2030: 01 lớp) |
200 |
100 |
|
100 |
|
100 |
|
100 |
|
VII |
Nhóm dự án xúc tiến quảng bá du lịch |
5.800 |
1.380 |
|
660 |
720 |
4.420 |
400 |
2.090 |
1.930 |
1 |
Xây dựng ấn phẩm quảng bá du lịch: Bản thông tin, tờ rơi, tập gấp… tại các khu, điểm du lịch |
1.900 |
570 |
|
180 |
390 |
1.330 |
|
420 |
910 |
2 |
Tổ chức đoàn famtrip khảo sát, quảng bá các khu, điểm du lịch tại huyện Mường Lát |
500 |
|
|
|
|
500 |
400 |
100 |
|
3 |
Xây dựng trang web giới thiệu về du lịch huyện Mường Lát; phát triển các kênh thông tin giới thiệu qua các trang mạng xã hội như: facebook, youtube, tiktok... (kết nối với các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa; liên kết với các điểm du lịch phía Tây Bắc Việt Nam; liên kết với các đơn vị lữ hành, tour du lịch) |
700 |
210 |
|
130 |
80 |
490 |
|
320 |
170 |
4 |
Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch trong tỉnh và trong nước |
1.000 |
100 |
|
50 |
50 |
900 |
|
450 |
450 |
5 |
Phối hợp với các đơn vị truyền hình, báo chí của huyện, tỉnh để xây dựng các chương trình quảng bá vẻ đẹp huyện Mường Lát phát sóng, đăng bài trên các kênh thông tin truyền thông, truyền hình |
1.700 |
500 |
|
300 |
200 |
1.200 |
|
800 |
400 |