KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1662/QĐ-KTNN
|
Hà Nội, ngày
08 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày
05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày
25/01/2011 của Bộ Nội Vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
và Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình Quản lý và phân tích ngân sách nhà
nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình Quản lý
và phân tích ngân sách nhà nước”.
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà
nước, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ, Chủ tịch Hội đồng thẩm định
Chương trình Quản lý và phân tích ngân sách nhà nước, Trưởng Ban biên soạn
Chương trình Quản lý và phân tích ngân sách nhà nước và các đơn vị, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- Các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Trung tâm KH và BDCB (03);
- Lưu: VT, TCCB (05).
|
KT. TỔNG KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Đoàn Xuân Tiên
|
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Tên chương trình: Quản lý và phân tích
Ngân sách Nhà nước
2. Số tiết: 48 tiết (24 tiết lý thuyết +
22 tiết thảo luận, thực hành + 2 tiết kiểm tra)
3. Đối tượng: Công chức, viên chức chưa
được đào tạo kiến thức quản lý và phân tích ngân sách nhà nước.
4. Mục tiêu:
- Giúp học viên nắm vững kiến thức về tổ chức quản
lý NSNN: tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức quy trình, phương pháp, thủ tục nghiệp
vụ quản lý NSNN; tổ chức thông tin quản lý; tổ chức kiểm tra, kiểm soát.
- Giúp học viên có hiểu biết về kiến thức phân
tích NSNN; thành thạo các kỹ năng về tổ chức công tác phân tích NSNN.
5. Nhiệm vụ của học viên:
- Tham dự lớp học theo quy chế đào tạo hiện
hành;
- Tham gia tích cực các buổi trao đổi, thảo luận;
- Hoàn thành các bài kiểm tra (nếu có).
6. Mô tả vắn tắt nội dung chuyên đề
- Trang bị cho học viên những kiến thức tổng
quan về Ngân sách Nhà nước, về quản lý NSNN và chu trình NSNN (Lập dự toán
NSNN, Chấp hành NSNN, Quyết toán NSNN).
- Cung cấp các công cụ, phương pháp phân tích
NSNN
7. Tài liệu đọc thêm:
- Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công, Học
viện Tài chính, năm 2010.
- Giáo trình Quản lý thu NSNN, Học viện Tài
chính, năm 2010.
- Giáo trình Quản lý chi NSNN, Học viện Tài
chính, năm 2010.
- Luật NSNN năm 2015 và các văn bản pháp luật có
liên quan.
ĐỀ CƯƠNG NỘI
DUNG CHƯƠNG TRÌNH
STT
|
Nội dung
|
Thời lượng
|
Tổng số tiết
|
Lý thuyết
|
Thảo luận,
thực hành
|
|
Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NSNN
|
20
|
12
|
8
|
1.1.
|
Ngân sách nhà nước và nội dung thu chi chủ
yếu
|
5
|
3
|
2
|
1.1.1
|
Quan niệm NSNN
|
|
|
|
1.1.2
|
Nội dung thu, chi chủ yếu của NSNN
- Nội dung thu của NSNN
- Nội dung chi của NSNN
|
|
|
|
1.1.3
|
Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý NSNN
|
|
|
|
1.2.
|
Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN
|
5
|
3
|
2
|
1.2.1
|
Hệ thống NSNN
- Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
- Quan hệ giữa ngân sách các cấp
|
|
|
|
1.2.2
|
Phân cấp quản lý NSNN
- Sự cần thiết và tác dụng
- Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
|
|
|
|
1.3.
|
Hệ thống mục lục NSNN
|
3
|
1
|
2
|
|
- Khái niệm Mục lục NSNN
- Vai trò của mục lục ngân sách trong công tác
quản lý NSNN
- Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống Mục
lục NSNN
- Hệ thống Mục lục NSNN ở Việt Nam
|
|
|
|
1.4.
|
Quản lý chu trình NSNN
|
6
|
4
|
2
|
1.4.1
|
Chu trình NSNN
|
|
|
|
1.4.2
|
Lập NSNN
- Ý nghĩa của lập NSNN
- Các yêu cầu khi lập NSNN
- Căn cứ lập NSNN
- Phương pháp lập NSNN
- Trình tự lập NSNN
|
|
|
|
1.4.3
|
Chấp hành NSNN
- Mục tiêu, ý nghĩa của chấp hành NSNN
- Nội dung tổ chức chấp hành NSNN
|
|
|
|
1.4.4
|
Quyết toán NSNN
- Mục đích, ý nghĩa của quyết toán NSNN
- Phương pháp và trình tự lập quyết toán NSNN
|
|
|
|
1.5
|
Hệ thống báo cáo quyết toán NSNN
|
1
|
1
|
|
|
Phần 2. PHÂN TÍCH NSNN
|
26
|
12
|
14
|
2.1.
|
Những vấn đề chung về phân tích NSNN
|
2
|
2
|
|
2.1.1
|
Khái niệm, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và
yêu cầu của phân tích NSNN
|
|
|
|
2.1.2
|
Tiêu chí, phương pháp và qui trình phân
tích NSNN
- Tiêu chí phân tích
- Phương pháp phân tích
- Quy trình phân tích NSNN
|
|
|
|
2.2.
|
Nội dung phân tích NSNN
|
24
|
10
|
14
|
2.2.1
|
Phân tích tổng thể NSNN
- So sánh giữa Tổng Thu và Tổng Chi.
- So sánh Tổng Thu, Tổng Chi đã thực hiện với
Dự toán
- So sánh giữa Tổng Thu, Tổng Chi với năm trước
- So sánh giữa số thu về Thuế, Phí, Lệ phí với
số Chi thường xuyên.
|
|
|
|
2.2.2
|
Phân tích thu ngân sách
- Phân tích tổng hợp Thu ngân sách
- Phân tích cơ cấu Thu ngân sách
(Cơ cấu thu nội địa và thu hải quan, Tỷ trọng
số thu từ Thuế trong Tổng Thu, Tỷ trọng số thu trong cân đối ngân sách, Tỷ trọng
số thu thực hiện qua các quí trong năm)
|
|
|
|
2.2.3
|
Phân tích chi ngân sách
- Phân tích vị trí, tầm quan trọng của Chi
NSNN đối với phát triển kinh tế - xã hội
(Tổng Chi NSNN so với GDP, Mức độ Chi đầu tư của
NSNN trong Tổng đầu tư xã hội)
- Phân tích cơ cấu Chi ngân sách
(Tỷ trọng của các khoản chi (như Chi thường
xuyên, Chi đầu tư, Chi trả nợ…) trong Tổng Chi NSNN, Tương quan giữa Chi thường
xuyên và Chi đầu tư, So sánh Chi đầu tư với Bội chi ngân sách, Tỷ trọng số
chi được thực hiện qua các quí trong năm)
|
|
|
|
2.2.4
|
Phân tích cân đối ngân sách
- Phân tích cân đối tổng hợp ngân sách
(Bội chi trong Tổng Chi ngân
sách, Bội chi ngân sách so với GDP)
- Phân tích chi tiết cân đối
ngân sách
(So sánh số thu từ Thuế, Phí, Lệ
phí với Chi thường xuyên; So sánh số Bội chi với Chi đầu tư, với Vay nợ chính
phủ)
|
|
|
|
|
Tổng kết, kiểm tra
|
|
2
|
|
|
Tổng cộng
|
48
|
26
|
22
|