Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1637/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/12/2016
Ngày có hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1637/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ các Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 02/2005/TTLB-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; số 61/2007/TTLB-BNN-BTC ngày 22/6/2007 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 197/2005/QĐ-BNN-KL ngày 27/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn xây dựng phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Ban hành quy định về phòng cháy, chữa rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 293/TTr-SNN ngày 21/12/2016 (kèm theo Phương án, Bản đồ phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2016-2020 và hồ sơ liên quan),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Phương án) với những nội dung chính như sau:

1. Tên Phương án: Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020.

2. Đơn vị lập phương án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum (Chi cục Kiểm lâm).

3. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ năm 2016 đến hết năm 2020)

4. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó xác định khu vực trọng điểm và diện tích rừng dễ cháy như sau:

- Khu vực 1: Có nguy cơ cháy rừng rất cao, gồm các huyện Ngọc Hồi. Sa Thầy, Ia H'Drai. Diện tích rừng có nguy cơ cháy rất cao: 90.423,3 ha (40.480,4 ha rừng trồng; 49.943 ha rừng tự nhiên).

- Khu vực 2: Có nguy cơ cháy rừng cao, gồm các huyện: Đăk Hà, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum. Diện tích rừng có nguy cơ cháy cao: 14.932,2 ha (6.651,3 ha rừng trồng, 8.280,9 ha rừng tự nhiên).

- Khu vực 3: Có nguy cơ cháy rừng trung bình, gồm các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông. Diện tích rừng có nguy cơ cháy trung bình: 55.406,5 ha (9.769,1 ha rừng trồng, 45.637,4 ha rừng tự nhiên).

5. Mục tiêu của Phương án

5.1. Mục tiêu chung:

Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác PCCCR, chủ động trong công tác PCCCR đối với Ban chỉ huy các cấp và các đơn vị chủ rừng chủ rừng nhằm hạn chế các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra: Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, ứng cứu kịp thời các vụ cháy rừng nếu xảy ra. Tập trung bảo vệ an toàn trước nạn lửa rừng đối với các khu rừng đặc dụng, rừng biên giới, rừng tự nhiên còn giàu tài nguyên, các khu rừng phòng hộ, khu vực rừng thông, rừng khộp và rừng trong các loại, góp phần bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng.

5.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao năng lực chỉ huy, vai trò, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước về công tác PCCCR của chính quyền các cấp, trách nhiệm thực hiện công tác PCCCR của chủ rừng, của toàn dân, từng bước thực hiện xã hội hóa công tác PCCCR.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về PCCCR; xây dựng, củng cố, duy trì mạng lưới PCCCR từ cấp tỉnh đến cơ sở, chú trọng công tác PCCCR ở cơ sở.

[...]