Quyết định 1625/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt OCOP_AG)

Số hiệu 1625/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/07/2019
Ngày có hiệu lực 03/07/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Trần Anh Thư
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1625/QĐ-UBND

An Giang, ngày 03 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (GỌI TẮT OCOP_AG)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 182/TTr-SNN&PTNT ngày 21 tháng 6 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là OCOP_AG) với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên Đề án: Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là OCOP_AG).

2. Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

3. Cơ quan thực hiện Đề án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang.

4. Thời gian thực hiện: Từ nay đến năm 2020 và đính hướng đến năm 2030.

5. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh An Giang.

6. Đối tượng thực hiện

Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh; trong đó chú trọng các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

7. Quan điểm và cách thức triển khai Đề án

Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của Đề án OCOP_AG là phát triển các đặc sản, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch nông thôn có lợi thế ở mỗi địa phương theo hướng chuỗi giá trị gia tăng, do các thành phần kinh tế tư nhân (đặc biệt là doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể (hợp tác xã) thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và tín dụng.

8. Mục tiêu Đề án a. Mục tiêu chung

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn;

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới;

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường.

b. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức OCOP_AG: Ban hành hệ thống chính sách và hoàn thiện các hoạt động quản lý Đề án OCOP_AG (bao gồm chu trình OCOP, bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP, hệ thống giới thiệu và bán hàng OCOP,...) trên cơ sở cụ thể hóa các hướng dẫn của Trung ương để thực hiện Đề án OCOP_AG hiệu quả.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ