Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 162/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “dồn điền đổi thửa” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2011 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành

Số hiệu 162/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/10/2009
Ngày có hiệu lực 21/10/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Nhân Chiến
Lĩnh vực Bất động sản

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 162/2009/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 21 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011.

UBND TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
Căn cứ chương trình hành động số 53-CTr/TU ngày 09.10.2008 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “dồn điền đổi thửa” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2011 (có đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Nhân Chiến

 

ĐỀ ÁN

“DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2009-2011
(Kèm theo Quyết định số 162/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” - THỰC HIỆN MỤC TIÊU CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Chuyển đổi, dồn ghép tích tụ ruộng đất để có ô thửa lớn liền vùng, liền thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân sản xuất, tiết kiệm lao động sống trong việc đi lại, làm đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch; từ đó để sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng suất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa cơ giới vào nông nghiệp giải phóng sức lao động, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người nông dân và tăng hiệu quả sử dụng đất, người nông dân có điều kiện để sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá trên các ô thửa lớn.

Từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh xác định “dồn điền, đổi thửa” là một chủ trương lớn, là động lực cho phát triển sản xuất hàng hoá trong kinh tế nông nghiệp, tạo đà tích cực cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tại diễn đàn “Công tác dồn điền, đổi thửa phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức, đã đánh giá: “Tỉnh Bắc Ninh là một trong những địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng được đánh giá cao trong công tác “dồn điền, đổi thửa”, nhờ đó đã phát triển mạnh mô hình V.A.C, tăng hiệu quả kinh tế từ 3-4 lần so với thời kỳ độc canh cấy lúa trước đây”.

Thực tiễn sản xuất cho thấy, sự manh mún ruộng đất gây ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất như:

- Lãng phí đất đai.

- Làm cho nông nghiệp phải chịu chi phí quá cao trong quá trình làm đất, chăm sóc, thu hoạch.

- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp, tăng giá thành sản phẩm.

- Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như cơ giới hoá vào nông nghiệp, nông thôn bị hạn chế.

Để đáp ứng nguyện vọng của người nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển công nghiệp, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ về “dồn điền, đổi thửa”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; UBND Tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác “dồn điền, đổi thửa” giai đoạn 2009 - 2011, như sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

Thông qua việc “dồn điền, đổi thửa” nhằm:

- Khắc phục cơ bản tình trạng ruộng đất sản xuất nông nghiệp quá phân tán, manh mún, tạo điều kiện cho việc cải tạo, thiết kế đồng ruộng, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm sức lao động, giảm giá thành; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, rà soát điều chỉnh bổ sung các quy hoạch như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, quy hoạch vùng chuyên sản xuất lúa, quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị để đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.

[...]