Quyết định 161a/QĐ-TANDTC năm 2020 về Đề án thành lập Nhóm biên, phiên dịch của Tòa án nhân dân tối cao giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030

Số hiệu 161a/QĐ-TANDTC
Ngày ban hành 29/06/2020
Ngày có hiệu lực 29/06/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Thúy Hiền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161a/QĐ-TANDTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN THÀNH LẬP NHÓM BIÊN, PHIÊN DỊCH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2030

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;

Căn cứ vào Quyết định số 918/2015/QĐ-TANDTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ và Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thành lập Nhóm biên, phiên dịch của Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Các Phó Chánh án TANDTC (để biết);
- Thủ trưởng các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Các Tòa án nhân dân cấp cao (để thực hiện);
- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để thực hiện);
- Lưu: VP, Vụ HTQT.

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Thúy Hiền

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP NHÓM BIÊN DỊCH, PHIÊN DỊCH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2030
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 161a/QĐ-TANDTC ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP NHÓM BIÊN, PHIÊN DỊCH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

1. Bối cảnh và nhu cầu tăng cường đội ngũ biên, phiên dịch của tòa án nhân dân tối cao

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch và vững mạnh đặt ra yêu cầu tăng cường hợp tác trong thực hiện cải cách tư pháp, đào tạo cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 09/12/2009 của Ban Bí thư xác định các nguyên tắc, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016 về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, hệ thống Tòa án nhân dân đã từng bước mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều hệ thống Tòa án, tổ chức, hiệp hội và thiết chế quốc tế về tư pháp và pháp luật cả bề rộng lẫn chiều sâu. Việc tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế đã và đang mang lại những lợi ích thiết thực cho hệ thống Tòa án nhân dân trong việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, áp dụng vào thực tiễn Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự chủ động hội nhập của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp khác có điều kiện tham gia sâu hơn vào hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật. Cùng với đó, vai trò và vị thế của Tòa án nhân dân tối cao nước ta ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng thì các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của hệ thống Tòa án nhân dân ngày càng phong phú theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa, tăng cường ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận hợp tác song phương với các nước và các tổ chức quốc tế, nâng cao tính hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực của các chương trình, dự án đã ký kết, đưa các mối quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu; tích cực mở rộng, hợp tác với các đối tác mới. Thực tiễn này đòi hỏi tăng cường đội ngũ biên, phiên dịch kịp thời trong điều kiện rất ít Thẩm phán và cán bộ của hệ thống Tòa án nhân dân sử dụng được ngoại ngữ. Ngoài ra, theo báo cáo của các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong quá trình xét xử, số lượng vụ án có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng, nhu cầu phiên dịch trong các phiên tòa ngày càng cao trong khi nhiều Tòa án nhân dân gặp khó khăn trong việc mời được phiên dịch. Tình trạng này dẫn đến việc nhiều phiên tòa bị hoãn, ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng phiên tòa và thời hạn xét xử.

Để khắc phục những khó khăn, tồn tại hiện nay của công tác biên, phiên dịch, từng bước nâng cao hiệu quả công tác này thì việc thành lập một bộ phận biên, phiên dịch phục vụ cho hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế và xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân là cần thiết, trong đó, xây dựng Đề án thành lập Nhóm biên, phiên dịch của Tòa án nhân dân tối cao là bước đi cần thiết đầu tiên.

2. Thực trạng về công tác biên, phiên dịch của hệ thống Tòa án nhân dân

2.1. Những kết quả đạt được

Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của hệ thống Tòa án nhân dân, công tác biên, phiên dịch của Tòa án nhân dân tối cao ngày càng được chú trọng. Để đảm trách được công việc này, Tòa án nhân dân tối cao đã từng bước tăng cường nhân lực, đặc biệt kể từ khi Tòa án nhân dân tối cao thành lập Vụ Hợp tác quốc tế theo Quyết định số 113/QĐ-TCCB ngày 29/01/2007. Đến nay, về cơ bản, 100% công chức của Vụ Hợp tác quốc tế sử dụng được tiếng Anh, trong đó 70% có kinh nghiệm biên dịch, 35% hoàn thành tốt công tác phiên dịch. Ngoài ra, một số công chức, viên chức tại các đơn vị khác của Tòa án nhân dân tối cao cũng có thể biên dịch, phiên dịch tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác ở mức độ tương đối. Về cơ bản, trong thời gian vừa qua, công tác biên, phiên dịch ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của hệ thống Tòa án nhân dân.

Bên cạnh việc huy động nguồn nhân lực của mình, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên từ một số bộ, ngành liên quan như Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để phiên dịch cho các đoàn đại biểu cấp cao Tòa án nhân dân tối cao đi công tác nước ngoài, đón tiếp các đoàn đại biểu cấp cao đến làm việc với hệ thống Tòa án nhân dân, phiên dịch tại các hội thảo quốc tế lớn.

Những kết quả đạt được của công tác biên, phiên dịch đã có những đóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và hoạt động hợp tác quốc tế nói riêng. Cho đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã biên dịch được một khối lượng đồ sộ tài liệu về kinh nghiệm quốc tế trên nhiều lĩnh vực như tranh tụng, phát triển án lệ, thủ tục rút gọn, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của Tòa án nhiều nước trên thế giới v.v… Công tác phiên dịch cũng đã chuyển tải ngôn ngữ trong các chuyến nghiên cứu, khảo sát, tham dự hội thảo tại nước ngoài của Thẩm phán và cán bộ Tòa án, tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam, các buổi làm việc trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài dành cho hệ thống Tòa án nhân dân.

2.2. Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác biên, phiên dịch của hệ thống Tòa án nhân dân còn nhiều bất cập, hạn chế như sau:

[...]