Kế hoạch 1053/KH-TCCB năm 2019 thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” trong Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 1053/KH-TCCB
Ngày ban hành 27/12/2019
Ngày có hiệu lực 27/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Trí Tuệ
Lĩnh vực Giáo dục

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1053/KH-TCCB

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ HỌC TẬP NGOẠI NGỮ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2019-2030” TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ Kế hoạch số 195/KH-TANDTC ngày 20/3/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Chỉ thị số 301/2019/CT-CA ngày 04/5/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trong Tòa án nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”;

Nhằm mục đích nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và môi trường quốc tế;

Tòa án nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch triển khai “Chương trình quốc gia về học tập, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” trong Tòa án nhân dân như sau:

I. Đối tượng và thời gian thực hiện

1. Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân;

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến hết năm 2030.

II. Yêu cầu, mục tiêu

1. Yêu cầu:

- Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước và nhu cầu thực tế của ngành Tòa án nhân dân;

- Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm huy động, phát huy tối đa các nguồn lực, năng lực hiện có của đội ngũ giảng viên, giáo viên Học viện Tòa án;

- Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng và bản thân cán bộ, công chức, viên chức trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ;

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, gắn việc học ngoại ngữ đi đôi với thực hành, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên, hiệu quả trong thực thi công vụ.

2. Mục tiêu: Ưu tiên trước mắt tập trung đào tạo, bồi dưỡng, học tập môn tiếng Anh thông dụng và chuyên ngành hướng tới đáp ứng hiệu quả thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế.

2.1. Giai đoạn 1 (đến hết năm 2025)

a. Đối với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao:

- 50% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.

- 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.

b. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện

- 25% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.

2.2. Giai đoạn 2 (đến hết năm 2030)

a. Đối với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao:

- 60% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.

- 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.

b. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện

[...]