Quyết định 1615/QĐ-BTTTT năm 2018 về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Số hiệu 1615/QĐ-BTTTT
Ngày ban hành 05/10/2018
Ngày có hiệu lực 05/10/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1615/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GIỮA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Bộ trưởng lãnh đạo, quản lý chung mọi mặt hoạt động và công tác của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao; chịu trách nhiệm trước Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Bộ theo quy định.

2. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, thực hiện từng lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng, được sử dụng quyền của Bộ trưởng để giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công hoặc được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các quyết định của mình.

3. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc và phối hợp với các Thứ trưởng khác khi cần thiết; trường hợp không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng quyết định.

4. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về quyết định của các Thứ trưởng liên quan đến việc thực hiện các công việc được Bộ trưởng phân công. Các Thứ trưởng có trách nhiệm nắm tình hình hoạt động và chương trình công tác của Bộ để có thể thay mặt Bộ trưởng dự họp với các bộ, ngành, địa phương và tiếp khách quốc tế. Tùy theo yêu cầu công tác của Bộ, việc phân công công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi.

5. Hàng tuần hoặc khi cần thiết, Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp để giải quyết những công việc cần bàn bạc tập thể, kiểm điểm đánh giá, thống nhất việc chỉ đạo chương trình công tác của Bộ. Các Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng và thông báo các Thứ trưởng khác biết về nội dung chỉ đạo công tác của mình.

Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi công việc được Bộ trưởng phân công

1. Chỉ đạo thực hiện chương trình công tác của Bộ.

2. Chủ trì đề xuất các chủ trương, chính sách, cơ chế và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

3. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng, các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác do mình phụ trách; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

4. Giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền của Bộ hoặc báo cáo Bộ trưởng để thống nhất xử lý những vấn đề quan trọng.

5. Khi cần thiết Bộ trưởng phân công một Đồng chí Thứ trưởng, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên do Bộ trưởng phân công sẽ thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết các công việc của Bộ.

Điều 3. Những công việc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ

I. Quản lý theo lĩnh vực

1. Báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn); Thông tin điện tử; Thông tin đối ngoại; Thông tin cơ sở.

2. Xuất bản, in, phát hành.

3. Bưu chính, chuyển phát.

4. Viễn thông; Internet; Tần số vô tuyến điện; Truyền dẫn phát sóng;

5. Công nghệ thông tin, điện tử: ứng dụng công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử; thuế, mua sắm đối với dịch vụ công nghệ thông tin; chuyển đổi số; an toàn thông tin; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông (công nghiệp phần mềm; công nghiệp nội dung số; công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông; khu công nghệ thông tin tập trung).

6. Công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.

[...]