ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2013/QĐ-UBND
|
Đồng Xoài,
ngày 12 tháng 4 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CUNG CẤP DỮ LIỆU
CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm
đô thị;
Căn cứ Thông tư số
11/2010/TT-BXD ngày 17/8/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu
công trình ngầm đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 234/TTr-SXD ngày 28/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định về quản lý
cơ sở dữ liệu và cung cấp dữ liệu về công trình ngầm đô thị trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Các ông (bà)
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Thông tin và Truyền
thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức
và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ
ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lợi
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CUNG CẤP DỮ LIỆU CÔNG
TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của UBND
tỉnh Bình Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản
lý không gian ngầm tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước khi tham gia các hoạt động có liên quan đến không gian xây dựng
ngầm tại các đô thị ở tỉnh Bình Phước phải tuân thủ các quy định của Quy định
này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 2.
Nguyên tắc chung quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
1. UBND tỉnh thống nhất quản lý
không gian ngầm đô thị trên toàn tỉnh, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo
quy định của pháp luật; Chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cống,
bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp nổi
tại các đô thị cũ, đô thị cải tạo.
2. Không gian xây dựng ngầm phải
được quy hoạch, xây dựng, quản lý sử dụng. Quy hoạch, phát triển không gian đô
thị trên mặt đất phải được kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả
không gian ngầm.
3. Việc sử dụng không gian ngầm để
xây dựng công trình ngầm phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường
và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
4. Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu
nhà ở mới và các tuyến đường phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách
nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật
để bố trí, lắp đặt các đường dây và ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
5. Việc
xây dựng các công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định sau:
a) Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về
xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng.
b) Không được xây dựng vượt quá chỉ
giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất,
thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá
chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ
thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép.
c) Bảo đảm an toàn cho cộng đồng,
cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc
sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình
đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.
Điều 3. Các quy định về sở hữu
công trình xây dựng ngầm; Sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị; Hỗ trợ
và ưu đãi để xây dựng công trình ngầm đô thị; Quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng
ngầm đô thị được quy định tại các điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định số
39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm
đô thị (Nghị định sô 39/2010/NĐ-CP).
Điều 4. Cơ sở
dữ liệu công trình ngầm đô thị
1. Dữ liệu về hiện trạng các công
trình ngầm đô thị bao gồm:
a) Các bản vẽ hoàn công xây dựng của
từng công trình ngầm được đưa vào dữ liệu gồm: Các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt dọc,
mặt cắt ngang, hệ thống đấu nối kỹ thuật thể hiện được vị trí, mặt bằng, chiều
sâu công trình.
b) Bản vẽ hiện trạng hệ thống công
trình ngầm đô thị được lập cho một khu vực của đô thị hoặc toàn đô thị trong đó
thể hiện loại công trình ngầm, quy mô, vị trí, kích thước và hệ thống đấu nối kỹ
thuật của các loại công trình.
2. Dữ liệu về quy hoạch không gian
xây dựng ngầm đô thị bao gồm: Các đồ án quy hoạch đô thị hoặc các đồ án quy hoạch
không gian xây dựng ngầm được quy định tại Điều 12, Điều 13, Nghị định số 39/2010/NĐ-CP được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
3. Các dữ liệu có liên quan về quản
lý xây dựng ngầm đô thị:
a) Thông tin về cấp và loại công
trình ngầm, quy mô và tính chất công trình, thời gian hoàn thành công trình và
tình trạng sử dụng.
b) Thông tin về tên, địa chỉ và số
điện thoại liên hệ của chủ sở hữu công trình ngầm.
c) Thông tin về tên, địa chỉ và điện
thoại liên hệ các đơn vị quản lý,vận hành và đơn vị sử dụng các công trình ngầm.
4. Dữ liệu công trình ngầm do các
tổ chức hoặc cá nhân cung cấp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm
tại địa phương là thuyết minh, bản vẽ, văn bản và dữ liệu đã được số hóa được
quy định cụ thể như sau:
a) Dữ liệu công trình ngầm được
quy định tại khoản 1 của Điều này là các bản vẽ và dữ liệu đã được số hóa.
b) Dữ liệu công trình ngầm được
quy định tại khoản 2 của Điều này là thuyết minh tổng hợp, bản vẽ và dữ liệu đã
được số hóa.
c) Dữ liệu được quy định tại khoản
3 của Điều này là các văn bản.
Điều 5. Các
hành vi bị cấm
1. Xây dựng công trình ngầm đô
thị sai quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm; sai giấy phép
xây dựng hoặc không giấy phép xây dựng.
2. Vi phạm hành lang an toàn và
phạm vi bảo vệ công trình ngầm.
3. Tham gia hoạt động xây dựng
mà không đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Vi phạm các quy định về quản
lý, khai thác sử dụng, bảo trì công trình ngầm.
5. Các hành vi khác vi phạm các
quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và pháp luật có liên quan.
Điều 6. Các quy định về quy hoạch
không gian xây dựng ngầm đô thị; xây dựng công trình ngầm đô thị; tổ chức đấu nối,
quan trắc địa kỹ thuật và bảo trì công trình ngầm được quy định tại chương II,
III, IV của nghị định 39/2010/NĐ-CP.
Chương II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠ SỞ
DỮ LIỆU CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu công trình ngầm của các đô thị trên địa
bàn tỉnh.
2. Lập kế hoạch và tổng hợp kế hoạch
hàng năm về thu thập, điều tra khảo sát dữ liệu công trình ngầm trong phạm
vi nội thị (bao gồm cả các dự án đang triển khai thi công xây dựng
có thời gian thi công trên 3 năm) của các đô thị trên địa bàn tỉnh nhẳm xây dựng cơ sở dữ liệu công trình ngầm, trình UBND
cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện, đồng thời rà soát, bổ sung cập nhật dữ
liệu theo định kỳ.
3. Quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp
dữ liệu về công trình ngầm tại các đô thị (khu vực nội thị),
cụm/khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu đô thị mới
trên địa bàn tỉnh.
4. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các quy định về quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm.
5. Tổ chức lưu trữ hồ sơ cơ sở dữ
liệu công trình ngầm tại các đô thị (trong đô thị), cụm/khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư mới và theo quy định của pháp luật về lưu
trữ.
6. Định kỳ tổng
hợp, báo cáo tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm của các đô
thị trên địa bàn về UBND tỉnh, Bộ Xây dựng.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở
Giao thông Vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Khu quản lý đường bộ 7
quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị thuộc phạm vi
các tuyến đường Quốc lộ là đường tránh đi qua đô thị, đường sắt cấp vùng, đường
cao tốc trên địa bàn tỉnh; cung cấp dữ liệu công trình ngầm cho
các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Lập kế hoạch hàng năm về thu thập,
điều tra khảo sát dữ liệu công trình ngầm đô thị thuộc phạm vi quản lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu, thông
qua Sở Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện. Đồng thời rà soát, bổ sung cập
nhật dữ liệu theo định kỳ.
3. Tổ chức lưu trữ hồ sơ cơ sở dữ
liệu công trình ngầm đô thị thuộc phạm vi các tuyến đường Quốc lộ là đường
tránh đô thị, đường sắt cấp vùng, đường cao tốc trên địa bàn tỉnh
và theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Định kỳ, thông qua Sở Xây dựng báo cáo UBND tỉnh tình hình lập và quản lý cơ sở dữ
liệu công trình ngầm của các đô thị theo phân cấp tại Quy định này.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở
Thông tin và Truyền thông
1. Có ý kiến chuyên ngành đối với việc ngầm hóa
các công trình thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
2. Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp thu
hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình ngầm viễn thông, tiến đến
dùng chung cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.
Điều 10. Trách nhiệm của Cơ
quan Tài chính
Trên cơ sở dự toán ngân sách được lập bởi các
đơn vị có nhiệm vụ thu thập, điều tra khảo sát, rà soát bổ sung, cập nhật và quản
lý công trình ngầm đô thị, Cơ quan Tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp chung
vào dự toán ngân sách hàng năm, báo cáo UBND cùng cấp xem xét, trình HĐND cùng
cấp quyết định.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã
1. Lập kế hoạch hàng năm về thu thập,
điều tra khảo sát dữ liệu công trình ngầm đô thị thuộc phạm
vi ngoài đô thị (trừ các công trình quy định tại
khoản 1, điều 8 Quy định này) thuộc địa bàn quản lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu, báo cáo Sở Xây dựng trình
UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện. Đồng thời rà soát, bổ sung cập nhật dữ liệu theo định kỳ.
2. Quản lý cơ sở dữ liệu công
trình ngầm thuộc phạm vi ngoại thị trên địa bàn quản lý;
cung cấp dữ liệu công trình ngầm thuộc phạm vi ngoại thị
cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các quy định về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm trên địa bàn mình quản
lý.
4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ cơ sở dữ
liệu công trình ngầm trên địa bàn quản lý và theo quy định của pháp luật về lưu
trữ.
5. Định kỳ, thông qua Sở Xây dựng Báo cáo tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu công trình
ngầm về UBND tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ
sở hữu) công trình ngầm.
1. Lưu trữ các hồ sơ, tài liệu về
công trình ngầm đang sở hữu theo quy định.
2. Cung cấp 01 bộ dữ liệu công
trình ngầm đang sở hữu theo quy định tại điểm a khoản 1 (bản vẽ và dữ liệu đã
được số hóa) và khoản 3 (các văn bản) của Điều 5 của Quy định này cho cơ quan
quản lý về cơ sở dữ liệu công trình ngầm là Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải,
UBND các huyện, thị xã trong vòng 90 ngày kể từ ngày công trình được đưa vào sử
dụng.
Đối với công trình ngầm đã hoàn
thành trước khi Thông tư số 11/2010/TT-BXD ngày 17/8/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị có hiệu lực
thi hành, chủ sở hữu có trách nhiệm cung cấp các dữ liệu trên cho cơ quan quản
lý về cơ sở dữ liệu công trình ngầm theo phân cấp như đã nêu trên, thời hạn
cung cấp do cơ quan quản lý về cơ sở dữ liệu công trình ngầm quy định.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tính chính xác của các dữ liệu
do mình cung cấp.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Xử
lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có
hành vi vi phạm các quy định tại Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP
ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở.
Điều 14. Tổ
chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Xây
dựng để được hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo
quy định./.