Quyết định 159/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Khuyến công địa phương năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu | 159/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/01/2016 |
Ngày có hiệu lực | 27/01/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cà Mau |
Người ký | Lâm Văn Bi |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 27 tháng 01 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 20/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Căn cứ Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Chương trình Khuyến công trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về quy trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 03/TTr-SCT ngày 15/01/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Khuyến công địa phương năm 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ, đề án khuyến công địa phương năm 2016:
a) Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động: Tổ chức 02 lớp đào tạo cho 70 lao động.
b) Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp:
- Tổ chức 01 lớp tập huấn sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Hỗ trợ thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn.
c) Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn:
- Hỗ trợ 01 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới.
- Hỗ trợ 01 đề án hoạt động hiệu quả để xây dựng mô hình trình diễn phổ biến tuyên truyền, nhân rộng.
- Hỗ trợ 12 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Hỗ trợ 03 đề án đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
d) Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu:
- Tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia.
- Tổ chức tham gia 02 hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ.
đ) Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp:
- Thực hiện 02 chương trình truyền hình khuyến công địa phương.