Quyết định 1577/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 1577/QĐ-NHNN |
Ngày ban hành | 09/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 09/08/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Đặng Thanh Bình |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng,Bộ máy hành chính |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1577/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại;
Xét đề nghị của vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng,
Điều 1. Phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đặt trụ sở chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT.
THỐNG ĐỐC |
CƠ CẤU LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1577/QĐ-NHNN ngày 9 tháng 8 năm 2006 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
MỤC 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN
A/ THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN:
I. Bối cảnh ra đời và kết quả chấn chỉnh củng cố sắp xếp lại:
- Thực hiện các Pháp lệnh về ngân hàng, từ năm 1990 đến năm 1996 Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (ngân hàng TMCP nông thôn), trong đó 10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các Hợp tác xã tín dụng trước Pháp lệnh 10 ngân hàng được cấp Giấy phép thành lập mới. Đặc điểm cơ bản của việc hình thành ngân hàng TMCP nông thôn của Việt Nam là việc thành lập để xử lý đổ vỡ HTX tín dụng và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Đến thời điểm năm 1996-1997, nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng hoạt động khó khăn, nợ quá hạn bình quân trên 30%, vi phạm nghiêm trọng các qui định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật, 1 số ngân hàng đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán và có nguy cơ đổ vỡ, 2 ngân hàng TMCP đô thị không có khả năng hoạt động đã xin chuyển thành ngân hàng TMCP nông thôn để thu hẹp qui mô, địa bàn hoạt động (Đà Nẵng, Tây Đô). Trước các vấn đề tồn tại, yếu kém của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại toàn bộ các ngân hàng TMCP theo Đề án "chấn chỉnh và sắp xếp lại các ngân hàng TMCP Việt Nam" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999.
- Kết quả triển khai thực hiện Đề án, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý dứt điểm 11 ngân hàng TMCP nông thôn, cho 04 ngân hàng chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị, đến nay chỉ còn lại 07 ngân hàng đang hoạt động bình thường. Cụ thể việc xử lý như sau:
+ Đóng cửa, rút giấy phép: 1 ngân hàng (Đông phương)
+ Sáp nhập: 7 ngân hàng (Hải Phòng, Tân Hiệp, Thạnh Thắng, Cái Sắn, Quảng Ninh, Châu Phú, Tây Đô)
+ Cho ngân hàng khác mua lại: 1 ngân hàng (Tứ Giác Long Xuyên)
+ Cho hợp nhất ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng và Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn thành Ngân hàng Việt á.
+ Chấp thuận cho 04 ngân hàng TMCP nông thôn (An Bình, Sông Kiên, Ninh Bình, Nhơn ái) chuyển thành ngân hàng TMCP đô thị.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1577/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại;
Xét đề nghị của vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng,
Điều 1. Phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đặt trụ sở chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT.
THỐNG ĐỐC |
CƠ CẤU LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1577/QĐ-NHNN ngày 9 tháng 8 năm 2006 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
MỤC 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN
A/ THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN:
I. Bối cảnh ra đời và kết quả chấn chỉnh củng cố sắp xếp lại:
- Thực hiện các Pháp lệnh về ngân hàng, từ năm 1990 đến năm 1996 Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (ngân hàng TMCP nông thôn), trong đó 10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các Hợp tác xã tín dụng trước Pháp lệnh 10 ngân hàng được cấp Giấy phép thành lập mới. Đặc điểm cơ bản của việc hình thành ngân hàng TMCP nông thôn của Việt Nam là việc thành lập để xử lý đổ vỡ HTX tín dụng và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Đến thời điểm năm 1996-1997, nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng hoạt động khó khăn, nợ quá hạn bình quân trên 30%, vi phạm nghiêm trọng các qui định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật, 1 số ngân hàng đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán và có nguy cơ đổ vỡ, 2 ngân hàng TMCP đô thị không có khả năng hoạt động đã xin chuyển thành ngân hàng TMCP nông thôn để thu hẹp qui mô, địa bàn hoạt động (Đà Nẵng, Tây Đô). Trước các vấn đề tồn tại, yếu kém của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại toàn bộ các ngân hàng TMCP theo Đề án "chấn chỉnh và sắp xếp lại các ngân hàng TMCP Việt Nam" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999.
- Kết quả triển khai thực hiện Đề án, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý dứt điểm 11 ngân hàng TMCP nông thôn, cho 04 ngân hàng chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị, đến nay chỉ còn lại 07 ngân hàng đang hoạt động bình thường. Cụ thể việc xử lý như sau:
+ Đóng cửa, rút giấy phép: 1 ngân hàng (Đông phương)
+ Sáp nhập: 7 ngân hàng (Hải Phòng, Tân Hiệp, Thạnh Thắng, Cái Sắn, Quảng Ninh, Châu Phú, Tây Đô)
+ Cho ngân hàng khác mua lại: 1 ngân hàng (Tứ Giác Long Xuyên)
+ Cho hợp nhất ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng và Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn thành Ngân hàng Việt á.
+ Chấp thuận cho 04 ngân hàng TMCP nông thôn (An Bình, Sông Kiên, Ninh Bình, Nhơn ái) chuyển thành ngân hàng TMCP đô thị.
1.1/ Số lượng và phân bố địa bàn:
Hiện nay có 07 ngân hàng TMCP nông thôn đang hoạt động, chủ yếu ở các tỉnh phía nam, được phân bổ cụ thể như sau:
Địa bàn |
Số lượng ngân hàng |
Miền Nam: - Thành phố Cần Thơ - Tỉnh Kiên Giang - Tỉnh An Giang - Tỉnh Long An - Tỉnh Đồng Nai - Tỉnh Đồng Tháp |
06 01 (Miền Tây) 01 (Kiên Long) 01 (Mỹ Xuyên) 01 (Rạch Kiến) 01 (Đại á) 01 (Đồng Tháp Mười). |
Miền Bắc: - Tỉnh Hải Dương |
01 01 (Hải Hưng) |
Tổng cộng |
07 Ngân hàng |
Địa bàn hoạt động của ngân hàng TMCP nông thôn chỉ trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đặt trụ sở chính. Mạng lưới hoạt động chỉ có Hội sở và Phòng giao dịch, một số ngân hàng được mở một số chi nhánh cấp 1, cấp 2 trên địa bàn, tuy nhiên chỉ tập trung tại những nơi trung tâm kinh tế phát triển (thành phố, thị xã, thị trấn và những khu công nghiệp). Trụ sở chính của các ngân hàng TMCP nông thôn hiện nay đều đặt tại trung tâm thành phố, thị xã. Cùng với quá trình mở rộng địa bàn hoạt động, một số ngân hàng đã mở điểm giao dịch, tổ tín dụng ra ngoài địa bàn.
1.2/ Cổ đông:
Trước đây, cổ đông chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ trên địa bàn. Đến nay, do nhu cầu tăng vốn hoạt động, hầu hết cổ đông mới là các nhà đầu tư tại các địa phương khác. Một số ngân hàng đã gọi được cổ đông là tổ chức tham gia. Một số ngân hàng đã xuất hiện có các nhóm cổ đông lớn, có kinh nghiệm và am hiểu hoạt động ngân hàng vì vậy định hướng và mục tiêu hoạt động của các ngân hàng TMCP nông thôn có sự thay đổi so với trước đây theo hướng tăng quy mô vốn, mở rộng địa bàn, hoạt động đa năng.
1.3/ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành:
- Hầu hết bộ máy lãnh đạo ngân hàng đều được củng cố, nhiều thành viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng của bộ máy điều hành (Tổng giám đốc, Giám đốc, Trưởng, Phó phòng) bước đầu đã được nâng cao và được phân công, phân nhiệm, phân cấp quản lý và uỷ quyền cụ thể cho từng chức danh và từng lĩnh vực.
- Tuy nhiên do hoạt động trên địa bàn nông thôn, dịch vụ hoạt động nghèo nàn nên các cán bộ quản trị điều hành cũng ít có điều kiện trau dồi kiến thức chuyên môn, ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại.
1.4/ Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của các ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm và gấp nhiều lần so với khi thành lập. Tất cả các ngân hàng hiện nay vốn điều lệ đều đạt hoặc vượt so với qui định về mức vốn pháp định tại Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Chính phủ; Nhiều ngân hàng đã đạt hoặc vượt mức vốn pháp định quy định đối với ngân hàng TMCP đô thị. Chi tiết theo bảng dưới đây:
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Tên ngân hàng |
Khi thành lập |
31/12/2004 |
31/12/2005 |
30/6/2006 |
- Miền Tây - ĐTháp mười - Đại á - Hải Hưng - Kiên Long - Mỹ Xuyên - Rạch Kiến |
320 700 1.000 600 400 303 387 |
30.000 5.000 42.000 17.200 18.001 15.500 13.100 |
52.702 90.000 50.000 17.200 28.039 24.750 70.000 |
152.000 90.000 50.000 71.000 113.400 24.750 70.000 |
Tổng cộng |
3.710 |
140.801 |
332.691 |
571.150 |
(Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán, báo cáo của các ngân hàng)
Qua bảng trên cho thấy, đến 30/6/2006 tổng số vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP nông thôn là 571,150 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với 31/12/2004. Vốn điều lệ bình quân một ngân hàng là 57,1 tỷ đồng (mức vốn pháp định qui định là 5 tỷ đồng); trong đó một số ngân hàng có vốn điều lệ tăng lớn, cụ thể: Miền Tây 152 tỷ đồng, Kiên Long 113,4 tỷ đồng, Đồng Tháp Mười 90 tỷ đồng (lớn hơn mức vốn pháp định đối với ngân hàng TMCP đô thị )... Thực tế đa số các ngân hàng đều đã và đang có kế hoạch tiếp tục tăng vốn điều lệ để nâng cấp ngân hàng, đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình phát triển.
1.5/ Trình độ cán bộ: Đã được nâng lên một bước đáng kể. Những năm qua, các ngân hàng đã chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại, cũng như đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, vẫn còn bất cập, trình độ cán bộ chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng và mức độ cạnh tranh còn yếu so với các ngân hàng TMCP trong hệ thống, một phần quan trọng là do lương của cán bộ ở các ngân hàng này thấp hơn, lại ở địa bàn nông thôn. Cơ cấu trình độ cán bộ được chi tiết theo bảng dưới đây:
Thời điểm: 30/6/2006
Tên ngân hàng |
Tổng số |
>=Đại học(%) |
Khác(%) |
1- Miền Tây |
101 |
49 (48,5) |
52 (51,5) |
2- Đồng Tháp Mười |
36 |
30 (83,3) |
6 (16,7) |
3- Đại á |
148 |
107 (72,3) |
41 (27.7) |
4- Hải Hưng |
73 |
32 (43,8) |
41 (56,2) |
5- Kiên Long |
126 |
71 (56,3) |
55 (43,7) |
6- Mỹ Xuyên |
102 |
53 (52) |
49 (48) |
7- Rạch Kiến |
65 |
40 (61,5) |
25 (38,5) |
(Nguồn: Theo báo cáo của các ngân hàng)
2.1/ Huy động vốn:
Tình hình huy động vốn của các ngân hàng TMCP nông thôn được thể hiện qua bảng dưới đây:
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Tên ngân hàng |
31/12/2004 |
31/12/2005 |
30/6/2006 |
1 - Miền Tây 2- Đồng Tháp mười 3- Đại Á 4- Hải Hưng 5- Kiên Long 6- Mỹ Xuyên 7- Rạch Kiến |
164.118 0 322.702 118.033 201.116 88.472 128.493 |
152.481 31.835 469.426 39.184 320.351 190.099 150.496 |
156.000 381.200 520.900 247.000 374.500 173.200 281.000 |
Tổng cộng |
1.022.934 |
1.553.872 |
2.133.800 |
(Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán, báo cáo của các ngân hàng)
- Qua bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 1.553,87 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2004. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động tiết kiệm tại địa bàn và vốn vay của các TCTD khác, chưa huy động được nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Tổng nguồn vốn huy động 06 tháng đầu năm 2006 đạt 2.133,8 tỷ đồng tăng 37,3% so với cả năm 2005.
- Để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay, các ngân hàng đã có những hình thức huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất khác nhau để giúp khách hàng lựa chọn hình thức tiền gửi phù hợp, mở một số điểm hoạt động ở khu dân cư, địa bàn trọng điểm để có điều kiện huy động vốn.
- Một số ngân hàng được WB đánh giá có tình hình tài chính lành mạnh, phát triển ổn định và hiệu quả nên được chọn để tham gia Dự án tài chính nông thôn II, nên đã có một tỷ lệ nguồn vốn ổn định cho hoạt động (Ngân hàng Rạch Kiến, Kiên Long).
- Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn huy động tiết kiệm, do đó chi phí vốn còn cao; công cụ huy động còn đơn điệu nghèo nàn, một số nghiệp vụ huy động vốn chưa thực hiện như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài hạn, tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng, vay vốn qua thị trường mở ...
- Do điều kiện hạn hẹp về phạm vi và phương thức huy động vốn, để đáp ứng hoạt động kinh doanh trên địa bàn, một số ngân hàng đã phải đi vay, nhận tiền gửi có kỳ hạn (với lãi suất cao) của các TCTD khác để bổ sung vào nguồn vốn của mình với tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động.
- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, cũ kỹ, chưa sử dụng các phương tiện thông tin phục vụ cho công tác huy động vốn, marketing để nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng và nhất là chưa tạo ra những sản phẩm huy động vốn đa dạng cho khách hàng giao dịch.
2.2/ Sử dụng vốn:
Cho đến nay, các ngân hàng TMCP nông thôn chủ yếu sử dụng vốn để đầu tư vào hoạt động tín dụng. Tình hình dư nợ cho vay của các ngân hàng này qua một số thời điểm như sau:
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Tên ngân hàng |
31/12/2004 |
31/12/2005 |
30/6/2006 |
1- Miền Tây 2- Đồng Tháp mười 3- Đại á 4- Hải Hưng 5- Kiên Long 6- Mỹ Xuyên 7- Rạch Kiến |
160.051 0 335.196 92.528 217.853 153.397 125.400 |
173.743 181.268 460.777 105.623 331.500 194.696 188.105 |
203.000 411.400 492.000 201.000 477.600 250.800 240.000 |
Tổng cộng |
1.084.425 |
1.635.712 |
2.275.800 |
(Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán, báo cáo của các ngân hàng)
- Qua bảng trên cho thấy tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2005 đạt 1.635,7 tỷ đồng tăng 50,8% so với năm 2004, trong đó: cho vay ngắn hạn chiếm 76%; tổng dư nợ 06 tháng đầu năm 2006 đạt 2.275,8 tỷ đồng tăng 39,2% so với cả năm 2005 và tăng 109,8% so với cả năm 2004. Đầu tư tín dụng đạt tốc độ tăng trưởng cao, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng; các ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực hữu hiệu trong công tác đầu tư tín dụng như: cải thiện thủ tục vay vốn và phong cách phục vụ khách hàng, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt, việc khai thác và thu hút khách hàng luôn được quan tâm quản lý chặt chẽ.
- Hầu hết các ngân hàng đến nay đều từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, tiêu dùng, thương mại dịch vụ, đầu tư phát triển kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình và thu hút khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Về chất lượng hoạt động: Dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, chất lượng tín dụng được nâng cao, công tác kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ được thực hiện tốt, xử lý triệt để việc thu hồi nợ, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ khó thu hồi. Tổng nợ quá hạn của tất cả các ngân hàng TMCP nông thôn đến 30/6/2006 chiếm 1,08%, thấp dưới mức cho phép, đều có tài sản đảm bảo và có khả năng thu hồi. Nhìn chung các ngân hàng luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, áp dụng qui trình tín dụng chặt chẽ nên nợ quá hạn luôn được kiềm chế ở tỷ lệ thấp.
2.3/ Các hoạt động khác:
Về cơ bản hoạt động của ngân hàng TMCP nông thôn vẫn chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ truyền thống là đi vay và cho vay trực tiếp. Các hoạt động dịch vụ khác rất hạn chế, chủ yếu là đại lý cho ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính khác như: thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, đại lý bán bảo hiểm, đại lý thẻ, đại lý thu đổi ngoại tệ… và chỉ là những dịch vụ thông thường, chưa đòi hỏi công nghệ cao, vì thế nguồn thu nhập từ phí và hoa hồng không đáng kể. Ngoài lĩnh vực đầu tư tín dụng, các ngân hàng cũng chú trọng đến việc đầu tư vào các trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, tín phiếu kho bạc, trái phiếu NHTM.… Nói chung các hoạt động dịch vụ của ngân hàng TMCP nông thôn còn rất nghèo nàn: chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này tiềm ẩn khả năng rủi ro cao khi thị trường có biến động bất thường và nếu không có sự cơ cấu lại triển vọng phát triển sẽ khó khăn.
2.4/ Việc ứng dụng công nghệ thông tin:
Đa số các ngân hàng còn đang duy trì các thao tác thủ công, công nghệ tin học chưa được ứng dụng rộng rãi, khả năng tiếp cận công nghệ mới rất khó khăn.
Góp cùng thành quả chung của hệ thống ngân hàng TMCP, trong những năm qua các ngân hàng TMCP nông thôn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về hiệu quả kinh doanh. Tình hình cụ thể của từng ngân hàng được thể hiện qua bảng dưới đây:
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Tên ngân hàng |
31/12/2004 |
31/12/2005 |
30/6/2006 |
1- Miền Tây 2- Đồng Tháp Mười 3- Đại á 4- Hải Hưng 5- Kiên Long 6- Mỹ Xuyên 7- Rạch Kiến |
3.786 7,3 8.441 1.124 7.366 4.787 2.180 |
8.004 3.128 14.567 643 14.164 7.880 4.553 |
4.600 4000 8.300 1.570 14.500 6.020 3.100 |
Tổng cộng |
27.691 |
52.939 |
42.090 |
(Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán, báo cáo của các ngân hàng)
Năm 2005 kết quả kinh doanh lãi 52,92 tỷ đồng, tăng 92,6% so với năm 2004; 06 tháng đầu năm 2006 lợi nhuận đạt 42,09 tỷ đồng. Các ngân hàng TMCP nông thôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước hàng năm, trích lập các quĩ đúng qui định và đảm bảo kế hoạch lợi nhuận đề ra, đảm bảo lợi tức cho cổ đông, lợi tức cổ phiếu năm sau cao hơn năm trước. Báo cáo tài chính đều được kiểm toán hàng năm. Đặc biệt các ngân hàng TMCP nông thôn đã chấp hành tốt việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động.
4/ Việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước:
Về cơ bản các ngân hàng TMCP nông thôn đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên qua công tác thanh tra cho thấy các ngân hàng TMCP nông thôn còn có những vi phạm sau:
- Các vi phạm về cho vay: ở một số ngân hàng, công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay chưa thường xuyên; cho vay chưa đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; thủ tục, hồ sơ cho vay chưa đảm bảo quy định.
- Vi phạm về quản trị điều hành: ở một số ngân hàng, việc ban hành các văn bản quản lý nội bộ, quản lý nghiệp vụ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng, chưa cập nhật với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; công tác tổ chức, hoạt động của HĐQT, BKS, Ban điều hành ở một số ngân hàng chưa hiệu quả (Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ là khâu yếu nhất của các ngân hàng TMCP nông thôn). Vi phạm về tỷ lệ an toàn: những năm trước đây khi vốn tự có của các ngân hàng TMCP nông thôn thấp nên thường vi phạm về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, đến nay vốn tự có của ngân hàng TMCP nông thôn đã được tăng lên nên vi phạm này phần lớn đã được khắc phục.
- Vi phạm về chuyển nhượng cổ phần: Vào những năm gần dây, do có nhiều nhà đầu tư tăng cường mua cổ phần tại các ngân hàng TMCP nông thôn nên đã xảy ra sai phạm này tại một số ngân hàng.
III- Một số nhận xét đánh giá hệ thống ngân hàng TMCP nông thôn:
Qua khảo sát thực tế hoạt động của các ngân hàng TMCP nông thôn cho thấy hiện nay các ngân hàng TMCP nông thôn hoạt động tương đối hiệu quả. Vốn điều lệ được tăng đáng kể; Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư trang bị đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, từng bước tạo ra một diện mạo mới trong kinh doanh; uy tín, niềm tin của công chúng đối với ngân hàng ngày càng được khẳng định.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được các ngân hàng TMCP nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế:
- Về quy mô vốn:
+ Vốn điều lệ: Có tăng song còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động. Mặt khác do yêu cầu tăng vốn, nhiều ngân hàng đã gọi thêm các cổ đông mới ngoài địa bàn để tăng vốn, do đó cơ cấu cổ đông và định hướng hoạt động của ngân hàng đã có sự thay đổi.
+ Vốn huy động: Một phần do vốn điều lệ nhỏ nên giới hạn huy động vốn nhỏ. Mặt khác do thị trường hoạt động nông thôn, nên khả năng huy động vốn kém, lãi suất cao, nhiều ngân hàng TMCP nông thôn hoạt động lệ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay của các ngân hàng TMCP đô thị.
- Nghiệp vụ hoạt động nghèo nàn: Hoạt động bị bó hẹp trong giới hạn địa bàn tỉnh, thành phố và trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì vậy các ngân hàng TMCP nông thôn khó có điều kiện mở rộng khách hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, do chỉ được giao dịch bằng đồng Việt Nam và chủ yếu bằng tiền mặt, chưa thực hiện nghiệp vụ thanh toán vì vậy qui mô hoạt động của những ngân hàng này nói chung là nhỏ, không có điều kiện phát triển các dịch vụ, công nghệ ngân hàng hiện đại.
- Trình độ cán bộ bất cập: Trình độ cán bộ tuy đã được cải thiện nhưng còn thấp, ít được đào tạo. Mặt khác do lương của cán bộ nhân viên thấp nên cũng không có khả năng thu hút được cán bộ giỏi; Hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ, quản lý trong ngân hàng mới phát triển ở giai đoạn đầu, rất sơ khai.
- Công nghệ tin học: Đa số các ngân hàng còn đang duy trì các thao tác thủ công, công nghệ tin học chưa được ứng dụng rộng rãi, khả năng tiếp cận công nghệ mới rất khó khăn.
Qua khảo sát, tại thời điểm 30/6/2006 có thể phân loại các ngân hàng TMCP nông thôn thành 02 nhóm:
Nhóm 1: Các ngân hàng hoạt động bình thường, kinh doanh có hiệu quả vốn điều lệ bằng hoặc vượt mức vốn pháp định đối với ngân hàng TMCP đô thị và xin chuyển thành ngân hàng TMCP đô thị: Kiên Long, Hải Hưng, Rạch Kiến, Miền Tây, Đồng Tháp Mười.
Nhóm 2: Các ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, vốn điều lệ vượt mức vốn điều lệ quy định đối với ngân hàng TMCP nông thôn, đang có xu hướng tăng nhanh vốn và hoạt động đã chuyển dần sang lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp, nông thôn: Đại á, Mỹ Xuyên.
B- SỰ CẦN THIẾT PHẢI CƠ CẤU LẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN:
1 - Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang tiếp tục đổi mới theo hướng thị trường định hướng XHCN và trong xu thế hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, các ngân hàng TMCP đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, chủ động, sáng tạo trong kinh doanh và đã đạt được những kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực: tín dụng, dịch vụ, ứng dụng công nghệ..., đảm bảo mục tiêu ngày càng phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Ngay đối với các ngân hàng TMCP nông thôn, mặc dù quy mô còn nhỏ bé nhưng cũng đã có những đóng góp nhất định, đưa hoạt động ngân hàng tới được những vùng sâu vùng xa, cho vay nhiều hộ nông dân qua đó góp phần đáng kể trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh kinh tế mới, các ngân hàng TMCP còn có nhiều hạn chế, đang phải đương đầu trước nhiều thách thức như: nguồn vốn còn quá nhỏ bé, khả năng quản trị điều hành còn bất cập, hoạt động ngân hàng mới tập trung chủ yếu ở các dịch vụ truyền thống, chưa mang tính hiện đại hoá cao, công nghệ thông tin còn lạc hậu... Những thách thức này còn lớn hơn đối với những ngân hàng TMCP nông thôn, là những tổ chức tín dụng với quy mô rất nhỏ lại hoạt động trên những địa bàn có nhiều rủi ro hơn trong hoạt động. Do vậy, ngay từ lúc này, các ngân hàng TMCP nông thôn cần phải được củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định sự tồn tại bền vững trong điều kiện mới, tránh việc đổ vỡ tác động ảnh hưởng hệ thống và nền kinh tế.
2- Xu hướng chung trên thế giới là sự sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng để trở thành những tổ hợp tài chính lớn đang diễn ra ngày càng sâu sắc và trở thành một khuynh hướng tất yếu trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế 5 năm vừa qua chúng ta đã thấy những cuộc sáp nhập khổng lồ giữa các ngân hàng lớn trên thế giới ở Châu Âu và Nhật Bản. Còn ở các nước Châu á khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... vị trí của các ngân hàng nhỏ ngày càng kém đi trên thị trường. Nói chung, các nhà lập chính sách ở các nước có khuynh hướng thu hẹp lại số lượng các định chế tài chính để nâng cao chất lượng quản lý một cách chặt chẽ bảo đảm an toàn cho hoạt động tài chính ngân hàng.
Tại Việt Nam, hiện nay chúng ta có 33 ngân hàng TMCP đang hoạt động trong đó có 07 ngân hàng TMCP nông thôn. Số lượng các ngân hàng như vậy là tương đối nhiều, quy mô từng ngân hàng còn nhỏ bé. Vì vậy cần phải có lộ trình thích hợp, từng bước cơ cấu lại hệ thống, đảm bảo các ngân hàng đủ mạnh, ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực và phù hợp với xu hướng hợp nhất các định chế tài chính đã và đang diễn ra trên thế giới.
3- Mặt khác, thực trạng các ngân hàng TMCP nông thôn hiện nay cho thấy hầu hết các ngân hàng này đã và đang nỗ lực tăng vốn điều lệ để mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hóa các dịch vụ tài chính ngân hàng...và hoạt động như một ngân hàng TMCP đô thị. Đây là một yêu cầu tất yếu xuất phát từ bản thân nhu cầu phát triển của các ngân hàng TMCP nông thôn, phù hợp với tình hình kinh tế mới, phù hợp với xu thế phát triển của các hệ thống định chế tài chính trên thế giới.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định việc cơ cấu lại mô hình hoạt động của các ngân hàng TMCP nông thôn là cần thiết.
Căn cứ thực trạng các ngân hàng TMCP nông thôn hiện nay, căn cứ xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng trong tương lai và căn cứ cơ sở pháp lý hình thành loại hình ngân hàng TMCP, Đề án được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu:
1/ Chỉnh sửa mô hình ngân hàng TMCP cho đúng quy định của Luật các TCTD. Theo đó, tạo điều kiện để các ngân hàng được hoạt động trong một "sân chơi" bình đẳng, tránh tình trạng chia cắt thị trường bằng các quy định hành chính;
2/ Giảm bớt số lượng các ngân hàng TMCP nhỏ, từng bước hình thành những ngân hàng có tiềm lực vốn lớn, công nghệ hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;
3/ Thực hiện chiến lược phát triển ngành: nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.
Qua khảo sát thực trạng các ngân hàng TMCP nông thôn cho thấy sự tồn tại loại hình ngân hàng này có tính lịch sử và cần thiết được cơ cấu lại để đạt được các mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này cần phải có thời gian, có những bước đi thích hợp, đảm bảo sự an toàn của hệ thống, sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi ngân hàng. Do đó, việc cơ cấu lại các ngân hàng TMCP nông thôn được dựa trên cơ sở phân loại các ngân hàng theo 02 hướng sau:
a/ Cơ sở pháp lý:
(i)- Khoản 1 Điều 12 Luật các TCTD số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 qui định: "các TCTD Việt Nam gồm có: TCTD Nhà nước, TCTD cổ phần của Nhà nước và nhân dân, TCTD hợp tác".
(Nay Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các TCTD đã sửa đổi "TCTD cổ phần của Nhà nước và nhân dân" thành " TCTD cổ phần").
(ii) Khoản 2 Điều 20 qui định: "Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác".
(iii)- Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại quy định: Ngân hàng TMCP của Nhà nước và nhân dân (gọi tắt là ngân hàng TMCP) là ngân hàng được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần...
(iv)- Do đặc điểm thành lập, trong thực tế còn tồn tại loại hình ngân hàng TMCP nông thôn và ngân hàng TMCP đô thị. Vì vậy, tại thời điểm năm 1998, để từng bước củng cố chấn chỉnh hệ thống ngân hàng TMCP, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và được Chính phủ chấp thuận ban hành Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 03/10/1998 quy định về mức vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng, theo đó:
- Đối với ngân hàng TMCP đô thị đặt trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh là 70 tỷ đồng;
- Đối với ngân hàng TMCP đô thị đặt trụ sở chính tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước là 50 tỷ đồng;
- Đối với ngân hàng TMCP nông thôn là 5 tỷ.
Các quy định trên cho thấy, Luật các TCTD không có sự phân biệt giữa loại hình nông thôn hay đô thị trong hệ thống ngân hàng TMCP. Sự tồn tại khái niệm ngân hàng TMCP nông thôn và ngân hàng TMCP đô thị chỉ có tính chất lịch sử
b/ Cơ sở thực tiễn:
(i) Ngân hàng TMCP nông thôn và ngân hàng TMCP đô thị hoàn toàn giống nhau về loại hình doanh nghiệp (đều được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ). Sự khác biệt cơ bản của hai hình thức này là về quy mô vốn và theo đó là quy mô và phạm vi hoạt động. Do đó giấy phép thành lập và hoạt động của hai loại hình này khác nhau (khác nhau cơ bản là: các Ngân hàng TMCP đô thị có phạm vi hoạt động trong toàn quốc, được thực hiện nghiệp vụ hoạt động ngoại hối; các Ngân hàng TMCP nông thôn có phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh, thành phố và không được phép hoạt động ngoại hối)
(ii)- Xét về lợi ích xã hội, trước đây các ngân hàng TMCP nông thôn được thành lập để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đến nay các ngân hàng TMCP đô thị đã có chi nhánh ở nhiều địa bàn tỉnh, thành phố khác nhau, vai trò của các chi nhánh ngân hàng TMCP đô thị tại các vùng nông thôn cũng tương tự như một ngân hàng TMCP nông thôn. Do vậy, ngân hàng TMCP đô thị có thể thực hiện được đầy đủ các chức năng của ngân hàng TMCP nông thôn hiện có. Bên cạnh đó, hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính quy mô nhỏ... cũng từng bước đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu khác nhau trên thị trường tài chính tiền tệ ở các khu vực này với một cơ chế linh hoạt hơn, với một mức vốn nhỏ hơn.
(iii) Bản thân các ngân hàng TMCP nông thôn, trong tương lai khó có thể tồn tại và đứng vững nếu không có sự nâng cấp về mọi mặt: vốn, địa bàn hoạt động, công nghệ, nhân lực. Thực tế các ngân hàng đã thấy rõ những hạn chế của mình, thấy được sự bất cập của mô hình và đang nỗ lực tăng vốn, tìm kiếm thị trường mới. Do đó, việc chuyển đổi mô hình là nhu cầu nội tại của bản thân mỗi ngân hàng và phù hợp với xu thế của thời đại.
Căn cứ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho thấy ngân hàng TMCP nông thôn có thể chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị nếu đủ điều kiện hoạt động như ngân hàng TMCP đô thị. Bản chất của việc chuyển đổi là thay đổi nội dung giấy phép hoạt động của các các ngân hàng TMCP nông thôn phù hợp với nội dung hoạt động của ngân hàng TMCP đô thị.
2- Điều kiện và cách thức chuyển đổi:
Điều kiện, trình tự, thủ tục:
Gắn liền với quy mô về vốn là quy mô khách hàng, địa bàn hoạt động, chất lượng dịch vụ, trình độ cán bộ... do đó, để có thể tồn tại và đứng vững khi chuyển thành ngân hàng TMCP đô thị, các ngân hàng cổ phần nông thôn phải đảm bảo có được những điều kiện nhất định. Căn cứ lộ trình tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần và căn cứ thực trạng các ngân hàng TMCP nông thôn hiện nay, các ngân hàng TMCP nông thôn muốn chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị, phải đáp ứng được các điều kiện và trình tự, thủ tục theo các bước như sau:
Bước 1: Chấp thuận nguyên tắc cho phép chuyển đổi.
a- Điều kiện:
(i)- Vốn điều lệ tối thiểu là 70 tỷ VNĐ;
(ii)- Có phương án khả thi về việc chuyển đổi và phải đảm bảo có: cơ sở vật chất phù hợp với quy mô dự kiến, bộ máy quản trị điều hành có năng lực; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng và đảm bảo thiết lập được hệ thống quản lý trực tuyến giữa trụ sở chính với sở giao dịch và các chi nhánh.
(iii)- có phương án chuyển đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
b- Hồ sơ:
Hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
(i)- Tờ trình của Chủ tịch HĐQT, trong đó báo cáo cụ thể về thực trạng tổ chức và hoạt động của ngân hàng việc đáp ứng đủ các điều kiện để được chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi và đề nghị được chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi;
(ii) Phương án khả thi về việc chuyển đổi đã được Đại hội cổ đông thông qua;
(iii)- Biên bản Đại hội đồng cổ đông trong đó có nghị quyết chấp thuận việc chuyển đổi;
(iv)- Chứng nhận đăng ký kinh doanh về mức vốn điều lệ hiện có;
(v)- Các báo cáo thường niên đã được kiểm toán trong 03 năm gần nhất;
(vi)- Các báo cáo tài chính tháng và quý mới nhất.
Bước 2: Chấp thuận chính thức cho phép chuyển đổi.
a- Điều kiện:
(i)- Vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định đối với ngân hàng TMCP quy định cho thời kỳ tương ứng;
(ii)- Các cổ đông lớn phải chứng minh được thực lực tài chính và khả năng hỗ trợ tài chính cho ngân hàng khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính;
(iii)- Phải chứng minh được bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ có khả năng hoạt động hiệu quả; thành viên HĐQT, ban điều hành có trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức nghề nghiệp; bản thân ngân hàng không vi phạm các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ của ngân hàng;
(iv)- Kế hoạch phát triển ngân hàng trong thời gian 3 năm tới phải thể hiện được các nội dung: định hướng phát triển của ngân hàng; dự kiến về tổ chức (sơ đồ cơ cấu tổ chức; kế hoạch nhân sự cho bộ máy quản lý, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ); dự kiến về phát triển mạng lưới, dự kiến phát triển các dịch vụ ngân hàng; dự kiến về nguồn vốn, sử dụng vốn và kết quả kinh doanh trong đó có dự kiến cơ cấu thu nhập của các loại dịch vụ);
(v)- Có hệ thống văn bản quản lý nội bộ phù hợp với các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước, trong đó tối thiểu bao gồm các quy định về: (i) An toàn trong hoạt động ngân hàng; (ii) Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng; (iii) Quản lý mạng lưới hoạt động; và các văn bản quản lý nội bộ khác.
b- Hồ sơ:
(i)- Tờ trình của Chủ tịch HĐQT, trong đó báo cáo cụ thể về thực trạng tổ chức và hoạt động của ngân hàng, việc đáp ứng đủ các điều kiện để được chấp thuận chính thức chuyển đổi và đề nghị được chấp thuận chính thức việc chuyển đổi;
(ii)- Các tài liệu có liên quan chứng minh việc đã đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi để được chấp thuận chính thức theo quy định, bao gồm:
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh xác nhận mức vốn điều lệ hiện hành;
- Danh sách cổ đông (tên, địa chỉ, số vốn góp); văn bản chứng minh năng lực tài chính (đối với cổ đông pháp nhân là báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc các tài liệu khác theo quy định của pháp luật), và cam kết hỗ trợ về tài chính khi ngân hàng gặp khó khăn của cổ đông lớn;
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ xác nhận trình độ chuyên môn của các thành viên trong bộ máy quản trị, điều hành;
- Tập hợp các chính sách quản lý ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(iii)- Kế hoạch phát triển ngân hàng trong thời gian 3 năm tới, đảm bảo đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
(iv)- Các hồ sơ đề nghị về các vấn đề phải được sự chấp thuận trước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có).
(v)- Các văn bản khác có liên quan theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Về nguyên tắc, khi đã chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị, các ngân hàng TMCP nông thôn sau chuyển đổi phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng TMCP đô thị. Tuy nhiên, do đặc thù của việc chuyển đổi, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét cho phép các ngân hàng TMCP nông thôn có những ngoại lệ, cụ thể:
a/ Về việc mở rộng mạng lưới:
Theo quy định hiện hành (Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN ngày 16/6/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại), để được mở chi nhánh, sở giao dịch ngân hàng phải đảm bảo 06 điều kiện (1) Các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 33 Luật các TCTD (2) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm (3) Số sở giao dịch, chi nhánh phù hợp với quy mô vốn điều lệ được tính theo công thức của NHNN (4) Được NHNN Việt Nam xếp loại A; tỷ lệ nợ xấu đến thời điểm mở dưới 5% tổng dư nợ (5) Không bị xử phạt hành chính tổng cộng trên 05 triệu đồng về những vi phạm đối với các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 01 năm tính đến thời điểm mở chi nhánh, sở giao dịch (6) Có quy chế quản lý nội bộ về hoạt động sở giao dịch, chi nhánh theo quy định.
NHNN có thể xem xét chấp thuận cho các ngân hàng TMCP nông thôn mới chuyển đổi được mở tối đa 05 chi nhánh, sở giao dịch nếu đạt đủ các điều kiện sau:
- Điều kiện 1,2,3,5, 6 nêu trên;
- Tỷ lệ nợ xấu đến thời điểm mở chi nhánh, sở giao dịch dưới 5%;
b/ Về việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài:
Theo quy định hiện hành (Thông tư - 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), để được thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài các ngân hàng TMCP phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) Có thời gian hoạt động tối thiểu 03 năm (2) Có vốn điều lệ theo quy định của NHNN (3) Tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi trong 03 năm gần nhất (4) Bộ máy quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ mạnh, đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn theo luật định (5) Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đáp ứng các nội dung xin phép hoạt động ngoại hối (6) Có người điều hành, nhân viên có trình độ, am hiểu các lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại hối và có khả năng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế (7) Không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của Nhà nước.
Để hỗ trợ các ngân hàng TMCP nông thôn mới chuyển đổi có cơ hội sớm chủ động hội nhập, tiếp cận với các công nghệ mới trên nguyên tắc các ngân hàng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả khi thực hiện nghiệp vụ mới và để phù hợp với chủ trương của NHNN trong việc khuyến khích các ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ hoạt động theo chiến lược phát triển của ngành ngân hàng, NHNN có thể xem xét cho các ngân hàng TMCP nông thôn mới chuyển đổi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài nếu đạt đủ các điều kiện sau:
- Điều kiện 1,2,4,5,6 nêu trên;
- Tình hình tài chính lành mạnh và không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của Nhà nước kể từ khi được chấp thuận nguyên tắc cho chuyển đổi.
II/ Đối với các ngân hàng TMCP nông thôn trước mắt chưa đủ điều kiện và không có nhu cầu chuyển đổi:
Việc cơ cấu lại các ngân hàng thuộc nhóm này được điều chỉnh trên cơ sở sửa đổi Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Chính phủ quy định về mức vốn tối thiểu của các ngân hàng TMCP, với mục tiêu dự kiến đến 2010 không còn phân biệt mô hình ngân hàng TMCP nông thôn hay đô thị. Theo hướng này, các ngân hàng được cơ cấu lại như sau:
1/ Đối với các ngân hàng tăng đủ vốn theo lộ trình quy định:
- Các ngân hàng này có thể thay đổi giấy phép hoạt động như ngân hàng TMCP đô thị (tức thực hiện việc chuyển đổi) hoặc hoạt động theo giấy phép cũ. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng vốn và mở rộng quy mô hoạt động sau tăng vốn, dự báo tất yếu là các ngân hàng này sẽ có nhu cầu chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị. Cách thức tiến hành chuyển đổi như đã quy định tại phần I mục này.
- Trong quá trình thực hiện tăng vốn theo Nghị định sửa đổi Nghị định 82, ngân hàng nào đủ điều kiện chuyển đổi sẽ cho phép thực hiện việc chuyển đổi.
2/ Đối với những ngân hàng không đủ điều kiện tăng vốn theo lộ trình quy định:Được xử lý chung như các ngân hàng thương mại khác theo Đề án sửa đổi Nghị định 82, cụ thể:
(i)- Khuyến khích sáp nhập, hợp nhất vào các ngân hàng TMCP khác có tiềm lực về vốn và năng lực tài chính; đây là hướng cơ bản vì ít gây xáo trộn và tác động nhiều đến hệ thống ngân hàng. Giải pháp này áp dụng cho các ngân hàng TMCP được thực hiện ở 2 dạng: khuyến khích các ngân hàng tự nguyện và bắt buộc theo chỉ định của NHNN.
(ii) Sử dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước như thu hồi giấy phép đối với các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém nhưng không có biện pháp khắc phục cũng như tăng quy mô vốn.
(iii)- Cho phép xử lý phá sản đối với ngân hàng theo quy định của pháp luật về phá sản.
I/ Đối với các ngân hàng thực hiện việc chuyển đổi:
1- Đối với ngân hàng TMCP nông thôn đề nghị chuyển đổi: Tiến hành các bước và lập hồ sơ theo quy định nêu trên trình Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.
- Hướng dẫn ngân hàng TMCP nông thôn thực hiện các bước đề nghị chuyển đổi theo quy định;
- Thụ lý và thẩm định hồ sơ đề nghị chuyển đổi mô hình hoạt động của ngân hàng TMCP nông thôn theo đúng quy định;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, có văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng), trong đó báo cáo về kết quả thẩm định hồ sơ và quan điểm đối với việc đề nghị chuyển đổi mô hình của ngân hàng TMCP nông thôn.
3- Đối với Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
- Hướng dẫn các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chuyển đổi của ngân hàng TMCP nông thôn;
- Đề nghị các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước tham gia ý kiến để làm rõ các vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi trước khi trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nếu xét thấy cần thiết;
- Đề xuất ý kiến trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các vấn đề khác liên quan đến việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các ngân hàng TMCP nông thôn;
- Thẩm định hồ sơ và đề xuất ý kiến trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các ngân hàng TMCP nông thôn;
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi tới, Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định ký văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc cho phép ngân hàng TMCP nông thôn chuyển đổi mô hình hoạt động. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4- Đối với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước:
Phối hợp với Vụ các Ngân hàng (khi có đề nghị) trong việc thẩm định hồ sơ và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các ngân hàng TMCP nông thôn.
II/ Đối với những ngân hàng không đủ điều kiện tăng vốn theo lộ trình quy định:
Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
MỤC 5: THẨM QUYỀN SỬA ĐỔI BỔ SUNG ĐỀ ÁN
Việc sửa đổi, bổ sung các nội dung của Đề án này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.