Quyết định 1575/QĐ-BNN-HTQT năm 2011 Phê duyệt việc tham gia thực hiện dự án vùng “Phát triển năng lực để giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi nghề vườn tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 1575/QĐ-BNN-HTQT |
Ngày ban hành | 13/07/2011 |
Ngày có hiệu lực | 13/07/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Bùi Bá Bổng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1575/QĐ-BNN-HTQT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT); Nghị định số
75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008;
Căn cứ Quyết định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA);
Căn cứ Thỏa thuận tài trợ Dự án “Phát triển năng lực để giảm tổn thất sau thu
hoạch trong chuỗi nghề vườn tại các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)” do Tổ chức
Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, ký ngày 20/01/2011;
Căn cứ Công văn số 3911/VPCP-QHQT ngày 14/6/2011 về việc đồng ý cho Bộ Nông
nghiệp và PTNT tham gia dự án vùng “Phát triển năng lực để giảm tổn thất sau
thu hoạch trong chuỗi nghề vườn tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
(GMS)”, do FAO tài trợ;
Xét công văn số 45/VRQ-HTQT ngày 18/3/2011 của Viện Rau quả về việc xin phê duyệt
thực hiện Dự án: ”Phát triển năng lực để giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi
nghề vườn tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt việc tham gia thực hiện dự án vùng “Phát triển năng lực để giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi nghề vườn tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)” (Văn kiện dự án kèm theo) với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Phát triển năng lực để giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi nghề vườn tại các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)
2. Tên nhà tài trợ: Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO)
3. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Cơ quan thực hiện dự án: Viện Nghiên cứu Rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
5. Địa điểm thực hiện Dự án: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan
6. Thời gian thực hiện: 2011-2012
7. Mục tiêu dự án: Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực kỹ thuật của các đối tượng trong chuỗi cung cấp rau quả nhằm làm giảm tổn thất, cải thiện chất lượng và giảm các mối nguy hại trong quá trình cung ứng các sản phẩm rau quả tươi ra các thị trường.
8. Các hoạt động dự án: (i) Tổ chức hội thảo khởi động dự án (ii) Hội thảo đào tạo khu vực (iii) Đào tạo giảng viên về an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng trong quá trình thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và thương mại (thu gom, bán buôn...) (iv) Xác định và tổ chức các mô hình chuỗi thí điểm (v) Thiết lập hệ thống phân tích thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (vi) Tổ chức soạn thảo tài liệu và đào tạo cho nông dân, và người hưởng lợi.
9. Kết quả: Sau khi dự án kết thúc, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch sẽ được giảm ít nhất 5%, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao và thực hiện tốt công đoạn sau thu hoạch để đảm bảo an toàn sẽ được cải thiện.
Đầu ra chủ yếu: (i) tăng cường nhận thức về các vấn đề sau thu hoạch trong các nước GMS và hình thành một mạng lưới các chuyên gia sau thu hoạch tại các nước GMS (ii) Ít nhất 30 cán bộ được đào tạo cho mỗi nước về việc quản lý dây chuyền làm vườn (iii) Ít nhất hai (02) mô hình thí điểm trình diễn chuỗi cung ứng trong khu vực dự án được thành lập ở mỗi nước (iv) Ít nhất 200 học viên trong chuỗi cung ứng ở mỗi nước được đào tạo về quản lý trước thu hoạch, thu hoạch và sau thu hoạch thông qua các mô hình trình diễn thí điểm.
10. Tổng kinh phí cho các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan: 451.000 USD (bốn trăm năm mốt nghìn đô la Mỹ)
Trong đó:
a) Vốn tài trợ: 451.000 USD
b) Vốn đối ứng: Không
11. Hình thức cung cấp ODA: không hoàn lại
Điều 2. Viện Nghiên cứu Rau quả phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng như quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |