Quyết định 1573/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030

Số hiệu 1573/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/09/2017
Ngày có hiệu lực 25/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trương Minh Hiến
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1573/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 25 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Tổ công tác liên ngành xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1288/TTr-SKHĐT ngày 29 tháng 8 năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 (sau đây viết tắt là KHHĐ TTX) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG XANH

1. Quan điểm:

- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững của tỉnh; đồng thời, góp phần thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH).

- Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hà Nam.

- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường và tiêu dùng bền vững.

- Tăng trưởng xanh trên cơ sở tập trung nguồn lực đầu tư vào bảo tồn, phát huy và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính (viết tắt là KNK) và cải thiện chất lượng môi trường, để từ đó quay trở lại kích thích tăng trưởngphát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng trưởng xanh là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên toàn tỉnh.

2. Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bn vững, trọng tâm là phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hướng đến nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, giảm phát thải và tăng cường khả năng hp thụ KNK phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế của tỉnh. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng cảnh quan thiên nhiên và chất lượng cuộc sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, góp phần thích ứng và ứng phó với BĐKH.

3. Mục tiêu cthể:

3.1. Về giảm phát thải khí nhà kính:

- Đến năm 2020, giảm lượng phát thải KNK so với phương án phát triển bình thường là 11%; trong đó: Mức giảm địa phương tự nguyện là 6%; 5% còn lại là mức giảm khi có hỗ trợ từ quốc gia (3%) và quốc tế (2%).

- Đến năm 2030, giảm lượng phát thải KNK so với phương án phát triển bình thường là 21%; trong đó: Mức giảm địa phương tự nguyện là 11%; 10% còn lại là mức giảm khi có hỗ trợ từ quốc gia (8%) và quốc tế (2%).

3.2. Về xanh hóa sản xuất:

- Đến năm 2020:

+ Thực hiện kế hoạch từng bước xanh hóa sản xuất, xây dựng nền công-nông nghiệp sạch thông qua việc rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; khuyến khích phát triển công-nông nghiệp xanh phù hợp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; bảo đảm nguyên tắc thật sự thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển vốn tự nhiên và ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm triệt đ.

+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, dược phẩm. Thu hút được các doanh nghiệp đến từ các nước công nghiệp phát triển. Kiên quyết không tiếp nhận các dự án có hiệu quả thấp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, và sử dụng công nghệ lạc hậu.

[...]