Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1569/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015

Số hiệu 1569/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/07/2012
Ngày có hiệu lực 11/07/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Trọng Thừa
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1569/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 11 tháng 7 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông báo số 508-TB/TU ngày 22/5/2012 của Tỉnh ủy Hải Dương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 341/TTr-SCT ngày 06/6/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Đề án: Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015;

2. Địa điểm và quy mô thực hiện Đề án: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2015;

4. Mục tiêu Đề án:

- Giá trị sản xuất TTCN và làng nghề (theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015 đạt 12.000 tỉ đồng, chiếm 26,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,6%/năm. Trong đó: thành phần kinh tế tập thể đạt 100 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,76%/năm; khối doanh nghiệp tư nhân đạt 9.200 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,84%/năm; kinh tế cá thể đạt 2.700 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.

- Khôi phục và phát triển mạnh các ngành nghề nông thôn và làng nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh có từ 80 đến 90 làng được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới tại các làng nghề đã có trên địa bàn tỉnh.

- Tất cả các xã đã được công nhận làng nghề đều quy hoạch quỹ đất cho phát triển sản xuất TTCN; đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện, nước sạch và xử lý nước thải tập trung, đường giao thông nội bộ.

- Mỗi năm thu hút thêm 8-10 ngàn lao động vào sản xuất TTCN và làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn. Đến năm 2015 có 150 ngàn lao động tham gia sản xuất TTCN, chiếm 13-15% tổng số lao động toàn tỉnh.

5. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

a) Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về phát triển TTCN và làng nghề

b) Triển khai cơ chế, chính sách phát triển TTCN và làng nghề

c) Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm TTCN và làng nghề

d) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

e) Khuyến khích phát triển khoa học, đổi mới công nghệ sản xuất

f) Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

g) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực TTCN, làng nghề.

h) Tuyên truyền nâng cao nhận thức người lao động; khôi phục và phát triển làng nghề trong tỉnh

[...]