ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
156/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ
LÀM CÔNG TÁC GIÁM SÁT, PHÒNG CHỐNG DỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND
ngày 31/7/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định quản lý và sử dụng
kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số
01/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế về
đào tạo, bồi dưỡng công chức và giảng viên thỉnh giảng thuộc thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 2830/QĐ-UBND
ngày 20/5/2013 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực hệ thống giám
sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Hà Nội đến
năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3097/TTr-SNV ngày 21/12/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác
giám sát, phòng chống dịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở:
Y tế, Nội vụ, Tài chính Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND TP: Ngô Văn Quý,
Nguyễn Doãn Toản;
- VP UBNDTP: Các PCVP: Phạm Chí
Công, Nguyễn Ngọc Kỳ, Các phòng: NC, KGVX,TH, TKBT;
- Lưu: VT, NQKGVX, SNV (CCVC).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ LÀM CÔNG TÁC GIÁM SÁT,
PHÒNG CHỐNG DỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của UBND Thành phố)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nâng cao năng lực chuyên sâu cho đội
ngũ viên chức làm công tác Y tế dự phòng thành phố Hà Nội góp phần xây dựng hệ
thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm tại Hà Nội.
Tuyển chọn người đi đào tạo đúng đối
tượng, đúng nội dung, chương trình, đảm bảo chất lượng, quy định về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo
và UBND Thành phố.
II. NỘI DUNG
1. Đào tạo sau đại học
a) Đối tượng
- Là viên chức có 05 (năm) năm kinh
nghiệm làm công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tuyến Thành phố; hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao trong 03 (ba) năm gần nhất (tính đến thời điểm được
cử đi học);
- Không quá 40 tuổi đối với trường hợp
được cử đi đào tạo lần đầu.
b) Chỉ tiêu đào tạo: 50 người (từ
2016 - 2020) (chi tiết tại Phụ lục 1)
c) Thời gian đào tạo: Theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo
d) Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ
của người được cử đi đào tạo
- Quyền lợi
+ Được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo
quy định. Trong quá trình học tập được hưởng các quyền lợi theo quy định của
nhà nước và các phúc lợi khác do đơn vị quy định.
+ Sau khi tốt nghiệp được bố trí công
tác phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
- Trách nhiệm và nghĩa vụ
+ Cam kết sau khi hoàn thành chương
trình đào tạo tiếp tục làm việc tại đơn vị trong thời gian ít nhất gấp 02 (hai)
lần thời gian đào tạo. Nếu vi phạm phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo theo
quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình học tập phải nghiêm
túc chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo.
- Phải đảm bảo kết quả học tập đủ các
môn học trong từng năm, điểm hạnh kiểm từ loại khá trở lên. Kết thúc năm học phải
báo cáo kết quả học tập gửi Sở Y tế làm cơ sở xét danh hiệu thi đua.
- Các trường hợp không hoàn thành nhiệm
vụ học tập, vi phạm kỷ luật đến mức bị đuổi học hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo
theo quy định.
2. Đào tạo liên tục (theo Thông tư
22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế)
a) Đối tượng: Nhân viên y tế làm công
tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại tuyến Thành phố và quận, huyện, thị
xã.
b) Nội dung:
- Bồi dưỡng phòng chống bệnh truyền
nhiễm.
- Bồi dưỡng về Dịch tễ học.
- Bồi dưỡng an toàn sinh học.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học.
c) Chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng liên tục:
(Chi tiết tại Phụ lục 2)
d) Thời gian đào tạo: Theo yêu cầu của
từng khóa đào tạo.
đ) Quyền lợi và nghĩa vụ: Trong quá trình
học tập được hưởng các quyền lợi theo quy định của nhà nước và các phúc lợi
khác do đơn vị quy định.
Các trường hợp không hoàn thành nhiệm
vụ học tập, vi phạm kỷ luật đến mức bị đuổi học hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo
theo quy định.
3. Kinh phí
- Kinh phí đào tạo được bố trí trong
dự toán chi ngân sách ngành Y tế Hà Nội đến năm 2020.
- Khái toán kinh phí: 11.000.0000.000
đồng (Mười một tỷ đồng)
(Chi tiết tại các Phụ lục 3, 4, 5 kèm
theo).
III. TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
I. Sở Y tế
- Là đầu mối chủ trì thực hiện Kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác giám sát, phòng chống
dịch bệnh thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành
phố về các quyết định cử viên chức đi đào tạo, đảm bảo đủ điều kiện và đúng
tiêu chuẩn.
- Chỉ đạo và hướng dẫn Trung tâm Y tế
dự phòng phối hợp với cơ sở đào tạo quản lý học viên trong quá trình đào tạo và
xử lý các trường hợp vi phạm quy chế đào tạo theo quy định hiện hành, báo cáo
UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ để tổng hợp).
- Phối hợp với cơ sở đào tạo có năng
lực, thẩm quyền tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả,
đáp ứng mục tiêu đề ra và các quy định và đào tạo, bồi dưỡng
của Nhà nước và Thành phố.
- Hàng năm lập Kế hoạch và dự toán
kinh phí trình UBND Thành phố phê duyệt. Báo cáo kết quả
thực hiện năm trước và lập dự toán kinh phí năm sau gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính
thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Phối hợp Sở Nội vụ cụ thể hóa kế hoạch
đào tạo và dự toán kinh phí đào tạo hàng năm trình UBND Thành phố phê duyệt và
giải quyết các chế độ chính sách đối với người được cử đi đào tạo.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra công
tác đào tạo, sử dụng, bố trí công tác sau đào tạo đối với người cử đi đào tạo
và tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả quá trình tổ chức, thực hiện Kế hoạch và
báo cáo UBND Thành phố.
3. Sở Tài chính
- Tổng hợp, cân đối trình UBND Thành
phố bố trí kinh phí hàng năm của Sở Y tế đảm bảo thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn, quản lý, sử dụng thanh
quyết toán nguồn kinh phí đào tạo theo đúng quy định.
4. Trung tâm Y tế dự phòng
Thông báo công khai chỉ tiêu, kế hoạch
đào tạo, điều kiện, tiêu chuẩn được cử đi đào tạo; lựa chọn, báo cáo Sở Y tế ra
quyết định cử viên chức đi đào tạo đúng đối tượng, yêu cầu, kết hợp tham gia
theo dõi học viên trong quá trình đào tạo.
Tiếp nhận và bố trí công việc đúng
chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp; thực hiện chế độ chính sách đối với
người được cử đi đào tạo.
Phối hợp với Sở Y tế và cơ quan liên
quan giải quyết các trường hợp học viên vi phạm các quy định về đào tạo./.