ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
156/QĐ-UBND
|
Nha
Trang, ngày 22 tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC,
AN TOÀN SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học
được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số
79/2007/QĐ-TTg ngày 32/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động quốc
gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công
ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 16/TTR-STNMT-CCBVMT ngày 06 tháng 01
năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động về bảo
vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh học đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều
2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày
ký.
Điều
3: Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nội vụ, Tài chính, Văn hóa thể thao
Du lịch, Xây dựng; Ủy ban nhân dân các huyên thị xã, thành phố và Thủ trưởng
các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu VT-TĐKT.
|
CHỦ TỊCH
Võ Lâm Phi
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG VỀ BẢO VỆ ĐA DẠNG
SINH HỌC, AN TOÀN SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2010 tỉnh
Khách Hòa)
I. Mục tiêu.
1.
Mục tiêu Cụ thể từ nay đến năm 2020:
a)
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn:
-
Củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đạt tỷ lệ
che phủ rừng đặc dụng rừng phòng hộ 80% (góp phần đạt tỷ lệ che phủ rừng 51 -
53%),
-
Phục hồi 20% diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái;
Bảo
vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt
chủng;
b)
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp:
Củng
cố, hoàn thiện hệ thống bảo tồn nhằm bảo tồn có hiệu quả các giống cây trồng, vật
nuôi vi sinh vật nông nghiệp bản địa, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội
cao.
c)
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển.
d)
Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:
-
Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát
phòng ngừa ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh tiêu thụ các động
thực vật hoang dã, quý, hiếm, nguy cấp;
-
Kiểm soát, đánh giá và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm lấn
-
Kiểm định các giống, loài, nguồn gen sinh vật nhập khẩu.
đ)
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học:
-
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học;
Tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp
ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn phát triển đa dạng sinh học và quản
lý an toàn sinh học;
-
Nâng cao nhận thức của các cấp huyện, xã và người dân về giá trị của đa dạng
sinh học, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học và thu hút sự tham
gia của người dân;
-
Hoàn chỉnh hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên (trên cạn, đất ngập nước và biển);
phục hồi được hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá hủy.
II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:
1.
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn:
a)
Rà soát và quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng:
Phối
hợp với các bộ, ngành trung ương đánh giá về thực trạng hệ thống các khu rừng đặc
dụng hiện nay: tổ chức, quản lý, phân hạng, ranh giới, diện tích, tình hình sử
dụng đất v.v... của các khu rừng thuộc hệ thống rừng đặc dụng trên địa
bàn tỉnh;
-
Tổ chức điều tra, đánh giá về các giá trị đa dạng sinh học cửa các khu rừng đặc
dụng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để lập kế hoạch bảo tồn cả phát triển hệ thống
rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh,
-
Đề xuất quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh dưa trên cơ sở quy hoạch
về hệ thống của rừng đặc dụng của trung ương, lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất.
b)
Triển khai áp dụng các mô hình quản lý rừng bền vững.
- Phối
hợp với các bộ, ngành trung ương nghiên cứu các cơ sở lâm học để quản lý bền vững
rừng tự nhiên (phân loại rừng, đặc điểm cấu trúc, sản lượng quy luật sinh trưởng...
) đối với các khu rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh;
-
Nghiên cứu, hoàn thiện, phổ biến các kỹ thuật phương pháp khai thác bền vững
tài nguyên rừng cho các đối tượng khai thác tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh;
Nghiên
cứu, lựa chọn các mô hình quản lý rừng bền vững, đặc biệt là các mô hình đưa
vào cộng đồng;
-
Xây dựng và ban hành các chủ trương chính sách nhằm khuyến khích phát triển các
mô hình quản lý rừng bền vững;
-
Tổ chức thực thi và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật
về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
c)
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ;
Trong
khuôn khổ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ chủ động thực hiện các
nhiệm vụ được phân công chú trọng các nhiệm vụ sau:
-
Trồng rừng phòng hộ ven biển, trồng rừng đầu nguồn;
-
Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng;
-
Đẩy mạnh việc giao khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân;
-
Nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy trình trồng rừng trên cơ sở đánh giá đất,
giống, các kỹ thuật lâm sinh, phòng chống cháy rừng, xác định cơ cấu cây trồng
thích hợp theo các vùng sinh thái;
-
Xây dựng các mô hình khuyến lâm đặc biệt những mô hình trồng cây lâm đặc sản
trên địa bàn tỉnh;
d)
Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo vệ đa dạng sinh học, xây dựng
hành lang đa dạng sinh học:
-
Nghiên cứu, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái vào kế hoạch quản lý tài
nguyên thiên nhiên, kế hoạch hoạt động của các khu bảo tồn, vườn quốc gia trên
địa bàn tỉnh;
-
Phối hợp với các bộ ngành trung ương tổ chức hướng dẫn phổ biến phương pháp tiếp
cận hệ sinh thái trong bảo tồn đa dạng sinh học;
-
Thực hiện các mô hình về áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn
đa dạng sinh học, đặc biệt là các dự án về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phục
hồi rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, khu đất ngập nước;
-
Nghiên cứu và xây dựng hành lang đa dạng sinh học giữa các khu bảo tồn có vị
trí gần nhau là sinh cảnh chung của các loài động vật quý hiếm, ban hành các
chính sách đầu tư phù hợp đối với công tác bảo tồn tại các khu về hành lang đa
dạng sinh học;
-
Điều tra, đánh giá xác định các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị suy thoái trên địa
bàn tỉnh;
-
Đẩy mạnh công tác phục hồi các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị suy thoái trên địa
bàn tỉnh;
e)
Báo tồn trang trại phù hợp với điều kiện của Việt Nam:
-
Xác định các giống, loài vật nuôi, cây trồng bàn địa cần được bảo tồn tại chỗ
(in-situ convervation) bằng các phương pháp nuôi trồng truyền thống, Khuyến
khích người dân áp dụng phương pháp bảo tồn trang trại nhằm bảo tồn và phát triển
nguồn tiền bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và các kiến thức nuôi trồng
truyền thống;
f)
Phát triển các hình thức bảo tồn chuyển vị, đặc biệt đá với các loài động vật,
thực vật đặc hữu quý, hiếm chú trọng nhân nuôi và gieo trồng một số loài động vật,
thực vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao:
-
Xác định danh mục các loài cần được bảo tồn chuyên vị trên địa bàn tỉnh
-
Tăng cường phương thức bảo tồn nguồn gen và các vật liệu di truyền, các bộ sưu
tập vi sinh, ngân hàng giống, bộ sưu tập chất mầm, mô cấy;
-
Tăng cường nhân nuôi và gieo riêng một số loài động vật thực vật quý hiếm, có
giá trị kinh tế cao.
g)
Xác định các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng để bảo tồn chuyển vị theo quy
hoạch:
-
Rà soát, kiểm kê đánh giá và mức độ đe dọa của các loại hoang dã nguy cấp có nguy
cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh;
Rà
soát, kiểm kê các loài, nguồn tiền bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần
được ưu tiên bảo tồn;
-
Phối hợp với các bộ ngành trung ương để lập kế hoạch bảo tồn chuyển vị đối với
các loài hoang dã nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng.
2.
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển;
a)
Xây dựng và thực hiện các chiến lược quy hoạch, kế hoạch của tỉnh về quản lý tổng
hợp dải ven biển:
-
Phối hợp với các bộ, ngành trung ương nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý tổng
hợp dải ven biển của tỉnh;
-
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển ven biển Khánh
Hòa đến năm 2020;
-
Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường vùng biển, ven biển Khánh Hòa đến năm 2020;
b)
Xây dựng và thực hiện quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và biên, trong đó
chú trọng các phân khu chức năng và vùng đệm; xây dựng vả thực hiện kế hoạch bảo
tồn cho từng khu:
-
Tổ chức điều tra đánh giá các khu bảo tồn đất ngập nước và biển tiềm năng của tỉnh
chú trọng một số khu đất ngập nước đặc thù,
Lồng
ghép các nội dung bảo vệ đa dạng sinh học nói chung, bảo vệ các vùng đất ngập
nước nói riêng vào các chính sách phát triển của tỉnh;
-
Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ các vùng đất ngập nước của tỉnh.
c)
Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn, xây dựng và thực hiện kế hoạch phục
hồi và phát triển các khu rừng ngập mặn ven biển có tầm quan trọng đối với việc
phòng hộ:
Tổ
chức, xây dựng và thực hiện các dự án kế hoạch phục hồi rừng ngập mặn của tỉnh;
Tổ
chức các đoàn tham khảo kinh nghiệm trong nước và quốc tế mô hình quản lý rừng
ngập mặn hiệu quả và đề xuất mô hình quản lý thích hợp cho tỉnh;
-
Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn đặc biệt là rừng ngập mặn có tầm
quan trọng đối với việc phòng hộ.
d)
Phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ tổn thương về môi trường.
-
Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng
dễ tổn thương vê môi trường;
-
Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng
dễ tổn thương về môi trường;
-
Lồng ghép nội dung quản lý hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ tổn thương
về môi trường và các chính sách ngành và liên ngành;
-
Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học nói chung
và các hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng.
3.
Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp:
a)
Điều tra, kiểm kê đánh giá các nguồn trên cây trồng vật nuôi vi sinh vật nông
nghiệp.
Tổng
kiểm kê các nguồn trên cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh;
-
Xác định các nguồn tiền quý hiếm có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao
trên địa bàn toàn tỉnh,
Đánh
giá mức độ đe dọa để lập kế hoạch ưu tiên bảo tồn đối với nguồn gen quý hiếm có
giá trị kinh tế và đa dạng sinh học các loài sinh vật bản đồ đặc biệt là cây
thuốc truyền thống quý hiếm và tài nguyên tri thức y học cổ truyền;
b)
Xây dựng, thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông
nghiệp:
Rà
soát đánh giá ưu, nhược điểm về các chương trình bảo tồn và phát triển đa dạng
sinh học nông nghiệp đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh;
-
Đề xuất, xây dựng các chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
nông nghiệp,
-
Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về
bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nông nghiệp.
c)
Xây dựng và triển khai áp dụng các mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây
trồng, vật nuôi bản địa quý, hiếm:
Xây
dựng và thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, thực nghiệm vê bảo tồn các
giống cây trồng, vật nuôi bản địa quý, hiếm trên địa bàn tỉnh;
-
Khuyến khích áp dụng các mô hình bảo tồn và phát triển các loại cây trồng vật
nuôi bản địa quý hiếm; chú trọng nhân giống vật nuôi cây trồng có giá trị kinh
tế và đa dạng sinh học cao phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp và phát
triển kinh tế tại địa phương
d)
Áp dụng các công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ sinh học để bảo tồn và
phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp.
Nghiên
cứu, thống kê các công nghệ, kỹ thuật hiện đang được áp dụng trong bảo tồn đa dạng
sinh học nông nghiệp;
-
Lựa chọn các công nghệ, kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương;
-
Xây dựng và thực hiện các đề án về chuyển giao công nghệ xây dựng các mô hình ứng
dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ về đa dạng sinh học nông nghiệp.
4.
Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:
4.1.
Sử dụng bên vũng tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ:
a)
Kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác vả sử dụng tài nguyên gỗ và lâm sản
ngoài gỗ chú trọng nguồn dược liệu và cây cảnh:
-
Kiểm kê rà soát các nguồn tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tinh
đánh giá trữ từng thành phần, nhằm xác định đối tượng khai thác, thời điểm khai
thác phương thức khai thác phù hợp;
-
Quy hoạch bảo tồn các nguồn tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt đối với
các chủng, loại được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên;
-
Nghiên cứu, áp dụng và phổ biến cho phương pháp khai thác và sử dụng bền vững
tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
-
Áp dụng phương pháp bảo tồn tại chỗ cho các nguồn tài nguyên gỗ và lâm sản quý
hiếm trên địa bàn tỉnh.
b)
Áp dụng công nghệ tiên tiến để chế biến lâm sản nhằm tăng giá trị sử dụng và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên:
Nghiên
cứu, học tập các kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến về chế biến lâm sản tận dụng
tối đa nguồn lâm sản nguyên liệu, kể cả các công nghệ tái sử dụng;
-
Lựa chọn, áp dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của địa phương.
c)
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản
ngoài gỗ:
Triển
khai thực hiện các kế hoạch, chiến lược ngành hiện có về phát triển bền vững
lâm sản ngoài gỗ,
d)
Xây dựng, triển khai thực hiện, tổng kết và phổ biến áp dụng các mô hình phát
triển bền vững lâm sản:
-
Rà soát, thống kê các mô hình đã được triển khai áp dụng đạt hiệu quả cao trên
địa bàn tỉnh;
-
Xây dựng, triển khai áp dụng thử nghiệm một số mô hình phát triển bền vững lâm
sản phù hợp với địa phương,
-
Đào tạo, triển khai nhân rộng các mô hình điển hình trên địa bàn tỉnh.
e)
Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa về nuôi trồng, sử dụng
cây trồng, vật nuôi, lâm sản trên địa bàn tỉnh,
-
Hướng dẫn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, chia sẻ công bằng lợi ích trí thức bản
địa;
-
Xây dựng các chính sách khuyến khích phù hợp với cộng đồng nhằm phát huy trí thức
bản địa và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống;
-
Đào tạo, phổ biến cho cộng đồng về ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa
và các nghề chế biến lâm sản truyền thống;
-
Áp dụng các phương pháp bảo tồn cây, còn làm thuốc, lâm sản ngoài gỗ có
sự tham gia Giải cộng đồng như bảo tồn trang trại, quản lý rừng dựa vào cộng đồng...
4.2.
Sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước và biển:
a)
Áp dụng các phương thức bảo vệ và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế và quốc gia:
Điều
tra, đánh giá các mô hình điển hình về sử dụng khôn khéo đất ngập nước;
-
Xây dựng các cơ chế chính sách tham gia của cộng đồng trong quản lý đất ngập nước;
-
Xây dựng các mô hình thí điểm về sử dụng khôn khéo đất ngập nước và phổ biến
nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
b)
Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên đất ngập
nước và biển phù hộ với tập quán của cộng đồng dân cư.
-
Nghiên cứu các mô hình điển hình về quản lý tổng hợp tài nguyên đất ngập nước
và biển của một số tỉnh khác và đề xuất phương hướng áp dụng tại tỉnh, đặc biệt
là các mô hình phát triển kinh tế sinh thái, giảm sức ép khai thác tài nguyên đất
ngập nước,
-
Nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn áp dụng các tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân
cư trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên đất ngập nước.
c)
Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên - môi trường và đa dạng sinh học tại
các vùng đất ngập nước và vùng biển quan trọng:
-
Xây dựng chương trình quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, vườn quốc
gia trong tỉnh;
-
Xây dựng cơ chế thay đổi thông tin đa dạng sinh học trong tỉnh (xây dựng trang
web về đa dạng sinh học, đầu mối trao đổi thông tin cơ sở dữ liệu đa dạng sinh
học...)
Thiết
kế các cơ sở quan trắc đa dạng sinh học của tỉnh;
-
Đào tạo cán bộ, kỹ thuật viên quan trắc, hướng dẫn cộng đồng tham gia giám sát
đa dạng sinh học.
4.3.
Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán và sử dụng
trái phép tài nguyên sinh vật:
-
Xây dựng quy chế phối hợp trong việc xử lý, khai thác, kinh doanh và sử dụng
tài nguyên sinh vật;
-Tạo
cơ chế cộng đồng tham gia giám sát các hoạt động khai thác, kinh doanh và sử dụng
tài nguyên sinh vật;
-
Áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định hiện hành nhằm bảo đảm thực thi
các quy định của pháp luật về kiểm soát buôn bán các loài động vật thuế vật quý
hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng cao. Chú trọng kiểm soát nạn săn bắt và
buôn bán Vooc Chà Vá chân đen (Pyathrlx cinerea).
-
Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, chú trọng tuyên truyền các quy định của
pháp luật, vê bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm đặc thù cho các đối tượng
quản lý và cộng đồng
-
Tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm;
-
Biên soạn các tài liệu, tờ rơi, tranh cổ động nâng cao nhận thức về bảo vệ các
loài động vật thực vật quy, hiếm nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng.
4.4.
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn:
-
Điều tra thống kê và lập danh mục các loài sinh vật lạ xâm lấn hiện có trên địa
bàn tỉnh;
-
Đánh giá tác động của sinh vật lạ xâm lấn về mức độ xâm lấn và nhũng ảnh hưởng
của sinh vật lạ đối với hệ sinh thái, môi trường và kinh tế và xã hội trên địa
bàn tỉnh;
-
Nghiên cứu các phương pháp phòng ngừa các kiểm soát sinh vật lạ xâm lấn trên địa
bàn tỉnh;
-
Xây dựng, áp dụng các giải pháp nhằm phòng ngừa, kiểm soát và diệt trừ các loài
sinh vật lạ xâm lấn;
-
Phối hợp giữa các ngành trong công tác đào tạo và phổ biến kinh nghiệm về phòng
ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn;
- Hướng
dẫn và nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa và kiểm soát các loài sinh vật
lạ xâm lấn.
4.5.
Phát triển du lịch sinh thái:
-
Điều tra, đánh giá tiềm năng và quy hoạch mạng lưới du lịch sinh thái trên địa
bàn tỉnh;
- Xây
dựng các mô hình du lịch sinh thái tại một số khu du lịch sinh thái tiềm năng của
Tỉnh huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư thực hiện các dịch vụ du lịch và
quản lý bảo vệ cảnh quan sinh thái khu vực du lịch
-
Đề xuất và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiếu ảnh hưởng tiêu cực
của du lịch đối với đa dạng sinh học.
5.
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và kiểm soát sinh vật
biển đôi bên, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen để bảo vệ
có hiệu quả sức lực nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học:
a)
Thống nhất quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học đối với
sinh vật biên đôi bên, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen.
-
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống tổ chức, nhất là thành lập
ban chỉ đạo về đa dạng sinh học (hoặc xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về đa
dạng sinh học
Nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn
sinh học.
b)
Xây dựng. ban hành và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học đối với sinh vật biến
đổi đen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
c)
Xây dựng, kiện toàn cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm trạm cứu hộ, quan trắc … )
phù hợp phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
đ)
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học an toàn sinh học của tỉnh.
e)
Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ đa dạng sinh học và an toàn
sinh học.
f)
Đào tạo nhân lực vả nâng cao nhận thức:
Tổ
chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước cho các
cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đa dạng sinh học và an toàn sinh học Tổ chức
các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các chương trình diễn đàn chiến
dịch truyền thông cho lễ kỷ niệm...
-
Phát hành các ấn phẩm truyền thông, chuyên ngành về đa dạng sinh học và an toàn
sinh học.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH:
-
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng
nhằm chia sẻ thông tin và chủ động tham gia của người dân vào việc bảo vệ đa dạng
sinh học và quản lý an toàn sinh học,
-
Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý nhà nước ở các cấp
tinh, huyện và cơ sở về đa dạng sinh học và an toàn sinh học; hoàn thiện hệ thống
cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học và
an toàn sinh học;
-
Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn phát triển và sử dụng bền vững
tài nguyên sinh vật;
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐỀ ÁN ƯU TIÊN:
1.
Do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì:
-
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ đa dạng sinh học và an toàn sinh
học trên địa bàn tỉnh;
Xây
dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và an toàn sinh học,
Tuyên
truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học và an toàn
sinh học
-
Bảo vệ đa dạng ‘sinh học, hệ sinh thái đất ngập nước. biển, hải đảo,
-
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
2.
Do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì;
- Phục
hồi, phát triển và quản lý rừng bền vững;
-
Ngăn chặn và kiểm soát các sinh vật lạ xâm lấn, sinh vật biến đổi đen;
-
Thực hiện hệ thống bảo tồn chuyển vị đa dạng sinh học;
-
Bảo vệ, phục hồi, phát triển và quản lý bền vững rừng ngập mặn.
-
Bảo vệ, phục hồi, phát triển và quản lý rạn san hô, cỏ biển;
-
Bảo vệ đa dạng sinh học cây trồng và vật nuôi vi sinh vật nông nghiệp có giá trị
kinh tế;
-
Thực hiện các dự án về tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ,
-
Xác định và bảo vệ các loài nguy cấp; các đối tượng đa dạng sinh học đặc biệt cần
được bảo vệ;
Thực
hiện các dự án về du lịch sinh thái bền vững.
3.
Do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì:
Tăng
cường năng lực nghiên cứu về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
Bố
trí vào việc xây dựng hướng dẫn kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm nghiên
cứu về di giống, bảo tồn và đa dạng sinh học;
4.
Do Sở Nội vụ chủ trì:
Kiện
toàn tổ chức về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.
Sở Tài nguyên và Môi trường:
a)
Chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động cua tỉnh liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b)
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và các
địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
c)
Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo liên ngành do Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường làm Trưởng ban để tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh.
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: có trách nhiệm cân đối bố trí vị sử dụng vốn
để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động của
tỉnh.
3.
Các Sở, ban, ngành tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung liên quan
trong Kế hoạch hành động của tỉnh.
4.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: có trách nhiệm thực hiện tốt các
nội dung liên quan đến địa phương trong Kế hoạch hành động của tỉnh.
|
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Công Phàn
|