Quyết định 151/2005/QĐ-UBND về Quy định quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
Số hiệu | 151/2005/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/10/2005 |
Ngày có hiệu lực | 01/11/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Hoàng Tuấn Anh |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/2005/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 10 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông Công chính chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, định kỳ báo cáo UBND thành phố việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quy định về quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè tại thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 5033/QĐ-UB ngày 19 tháng 12 năm 1997 của UBND thành phố Đà Nẵng và những quy định trước đây của UBND thành phố trái với Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Công chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ VÀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG
BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 151/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2005
của UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Quy định này cụ thể hóa một số điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường.
Điều 3. Thẩm định an toàn giao thông
1. Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và công trình đường bộ đã đưa vào khai thác đều phải được thẩm định an toàn giao thông.
2. Thẩm định an toàn giao thông được thực hiện tại một hoặc một số trong các giai đoạn sau:
a) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình;
c) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
d) Trước khi đưa công trình vào khai thác;
đ) Trong quá trình khai thác.
3. Việc thẩm định an toàn giao thông do Sở Giao thông Công chính chủ trì, phối hợp với Công an thành phố thực hiện; Đơn vị được Sở Giao thông Công chính giao thẩm định an toàn giao thông có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, thiết kế công trình, kiểm tra hiện trường, phát hiện các khả năng tiềm ẩn về tai nạn giao thông, đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục và trình UBND thành phố quyết định.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/2005/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 10 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông Công chính chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, định kỳ báo cáo UBND thành phố việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quy định về quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè tại thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 5033/QĐ-UB ngày 19 tháng 12 năm 1997 của UBND thành phố Đà Nẵng và những quy định trước đây của UBND thành phố trái với Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Công chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ VÀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG
BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 151/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2005
của UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Quy định này cụ thể hóa một số điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường.
Điều 3. Thẩm định an toàn giao thông
1. Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và công trình đường bộ đã đưa vào khai thác đều phải được thẩm định an toàn giao thông.
2. Thẩm định an toàn giao thông được thực hiện tại một hoặc một số trong các giai đoạn sau:
a) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình;
c) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
d) Trước khi đưa công trình vào khai thác;
đ) Trong quá trình khai thác.
3. Việc thẩm định an toàn giao thông do Sở Giao thông Công chính chủ trì, phối hợp với Công an thành phố thực hiện; Đơn vị được Sở Giao thông Công chính giao thẩm định an toàn giao thông có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, thiết kế công trình, kiểm tra hiện trường, phát hiện các khả năng tiềm ẩn về tai nạn giao thông, đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục và trình UBND thành phố quyết định.
4. Đơn vị tư vấn thiết kế có trách nhiệm tiếp thu bằng văn bản các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm định an toàn giao thông và chỉnh sửa hồ sơ dự án, thiết kế theo nội dung đã tiếp thu. Đối với công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm định an toàn giao thông và có phương án sửa chữa khắc phục.
5. Các đơn vị quản lý đường từ chối tiếp nhận bàn giao đưa vào khai thác sử dụng những công trình đường bộ không có thẩm định an toàn giao thông, tổ chức giao thông và lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu an toàn giao thông trên các công trình đó.
6. Kinh phí thẩm định an toàn giao thông được xác định:
a) Trong kinh phí đầu tư dự án đối với công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo.
b) Trong kinh phí sự nghiệp cho quản lý, bảo trì đường bộ đối với công trình đã đưa vào khai thác.
1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Việc sử dụng, khai thác, xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm giao thông thông suốt, trật tự an toàn, không ảnh hưởng đến tính bền vững của công trình đường bộ và được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận bằng văn bản.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm mặt đường và hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố (trừ những nơi được phép sử dụng theo quy định của UBND thành phố).
Điều 5. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, khai thác và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đường bộ, hành lang an toàn đường bộ thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng phải tuân thủ Quy định này và các quy định liên quan của pháp luật.
PHẠM VI BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 6. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ, riêng Hành lang an toàn đường bộ và Hành lang an toàn đối với cầu, cống quy định tại các Điều 7 và 8 dưới đây.
Điều 7. Hành lang an toàn đường bộ
1. Đối với đường Quốc lộ nằm ngoài khu đô thị: hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài rãnh dọc hoặc rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là 20m (hai mươi mét).
2. Đối với đường đô thị (kể cả Quốc lộ qua đô thị): hành lang an toàn của đường là bề rộng của vỉa hè hoặc bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với các tuyến đường tỉnh: hành lang an toàn của đường là bề rộng tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài rãnh dọc hoặc mép ngoài rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là 15 mét (mười lăm mét).
4. Đối với các tuyến đường huyện: hành lang an toàn của đường là bề rộng tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài rãnh dọc hoặc mép ngoài rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là 10 mét (mười mét).
5. Đối với các tuyến đường xã: hành lang an toàn của đường là bề rộng tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài rãnh dọc hoặc mép ngoài rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là 5 mét (năm mét).
Điều 8. Hành lang an toàn đối với cầu, cống
1. Đối với cầu trên đường ngoài đô thị:
a) Theo chiều dọc cầu, từ đuôi mố cầu ra mỗi bên là:
- 50m (năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 60m trở lên.
- 30m (ba mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 60m.
Trong trường hợp cầu có đường dốc lên, dốc xuống lớn hơn quy định trên thì giới hạn hành lang an toàn được tính từ đuôi mố cầu ra đến hết chân dốc.
b) Theo chiều ngang cầu, từ phạm vi tiếp giáp với cầu, kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi bên là:
- 150m (một trăm năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300m.
- 100m (một trăm mét) đối với cầu có chiều dài từ 60m đến 300m.
- 50m (năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 20m đến dưới 60m.
- 20m (hai mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 20m.
2. Đối với cầu trên đường trong đô thị:
a) Theo chiều dọc cầu, quy định như điểm a, khoản 1 của Điều này.
b) Theo chiều ngang của cầu: Từ mép lan can ngoài cùng của cầu trở ra mỗi bên 7m (bảy mét).
3. Giới hạn hành lang an toàn đối với cống, theo chiều dọc cống về hai phía bằng bề rộng hành lang an toàn của đường bộ.
Điều 9. Mục đích sử dụng và khai thác hành lang an toàn đường bộ
1. Dành cho người đi bộ.
2. Bố trí các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: điện chiếu sáng công cộng, điện phục vụ cho sản xuất và thắp sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các thiết bị an toàn giao thông, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, biển chỉ tên đường, bảng tin.
3. Trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly.
4. Sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ trong các trường hợp khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép:
a) Tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng;
b) Các dịch vụ công cộng, quảng cáo, buồng điện thoại;
c) Các dịch vụ buôn bán nhỏ;
d) Trông giữ xe đạp, xe máy;
đ) Trạm đỗ xe taxi, điểm đỗ ô tô du lịch tạm thời, trạm chờ xe buýt;
e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên truyền.
Điều 10. Mục đích sử dụng và khai thác đường bộ
1. Dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông trên đường theo luật định.
2. Một phần dành cho việc giải quyết đậu đỗ xe ô tô.
3. Một phần dành cho việc bố trí trạm dừng xe buýt, nơi đỗ xe taxi.
4. Bố trí các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được lắp đặt ngầm như: điện chiếu sáng công cộng, điện phục vụ cho sản xuất và thắp sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.
Điều 11. Phân định mục đích sử dụng hành lang an toàn đường bộ
1. Bề rộng tối thiểu sử dụng cho người đi bộ và phần sử dụng ngoài mục đích giao thông:
Hành lang an toàn đường bộ (B) |
Phần dành cho người đi bộ tối thiểu (C) |
Phần sử dụng ngoài mục đích giao thông (D) |
B < 3,0m 3,0m <= B < 4,5 m 4,5m <= B < 6,0 m B > 6,0m |
C = 3,0m C = 1,5m C = 2,0m C = 3,0m |
D = 0 1,5m <= D < 3,0 m 2,5m <= D < 4,0 m D => 3,0m |
Phần cho phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ được tính từ mép ngoài của bó vỉa hè (hoặc mép đỉnh mái đường đào hoặc từ mép ngoài rãnh dọc hoặc rãnh đỉnh của đường) trở vào, nghiêm cấm mọi trường hợp lấn chiếm sử dụng phần dành cho người đi bộ; trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố.
2. Phạm vi sử dụng để bố trí để xe môtô, xe máy, xe đạp và các loại xe tương tự được tính từ mép trong của bó vỉa hè trở vào đến 2,0m.
3. Phạm vi bố trí để người đi bộ được tính từ trong phần để xe môtô, xe máy, xe đạp và các xe tương tự trở vào; bề rộng được quy định tối thiểu tại khoản 1 của Điều này.
4. Phần sử dụng ngoài mục đích giao thông, tùy theo tính chất của nội dung sử dụng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được thành phố phân cấp xem xét và cấp giấy phép theo đúng quy định của Quy định này và quy định của pháp luật.
5. Tùy theo tình hình phát triển của thành phố, UBND thành phố sẽ quy định riêng cho một số tuyến đường chính, đường phục vụ du lịch, cảnh quan đô thị chỉ dành phục vụ người đi bộ và phần 2m để xe đạp, xe máy.
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI ĐƯỜNG BỘ VÀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ
1. Trường hợp hạ bó vỉa và vỉa hè làm lối lên xuống cho xe môtô, xe đạp:
a) Trong khoảng cách từ 7m (bảy mét) đến 10m (mười mét) giải quyết cho phép hạ một vị trí;
b) Chiều dài cho phép hạ bó vỉa dọc theo vỉa hè là 1,5m (một mét năm);
2. Trường hợp hạ bó vỉa để làm lối lên xuống cho xe ôtô:
a) Đối với hộ gia đình:
- Có giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô;
- Phải có gara ôtô hoặc trong nhà có vị trí để xe;
- Chiều dài cho phép hạ bó vỉa dọc theo vỉa hè là 3m (ba mét).
b) Đối với cơ quan, văn phòng đại diện, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, kho bãi:
- Chiều dài cho phép hạ bó vỉa dọc theo vỉa hè là 3m (ba mét) đến 7m (bảy mét) tùy theo kiến trúc, bề rộng của cổng ra vào;
- Có chiều rộng mặt tiền từ 25m (hai mươi lăm mét) trở lên giải quyết cho hạ bó vỉa tại 2 vị trí theo kiến trúc của trụ sở cơ quan.
1. Giấy phép tạm thời sử dụng một phần hành lang an toàn đường bộ hoặc đường bộ gồm:
a) Tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng;
b) Các dịch vụ công cộng, quảng cáo, buồng điện thoại;
c) Các dịch vụ buôn bán nhỏ;
d) Trông giữ xe đạp, xe máy;
đ) Trạm đỗ xe taxi, điểm đỗ ôtô du lịch tạm thời, trạm chờ xe buýt;
e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên truyền.
2. Giấy phép thi công chỉnh trang hoặc gia cố vỉa hè; hạ bó vỉa hè được cấp trong các trường hợp được cho phép hạ bó vỉa làm lối lên xuống giữa lòng đường và hè phố.
3. Giấy phép thi công các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: điện chiếu sáng công cộng, điện phục vụ cho sản xuất và thắp sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, bảng tin; trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly.
Điều 14. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ
1. Trường hợp sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ vào mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Quy định này, phải có:
a) Đơn xin phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ, (theo mẫu quy định của cơ quan cấp giấy phép);
b) Sơ đồ vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực);
c) Giấy phép xây dựng, sửa chữa cải tạo công trình do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
d) Hợp đồng phục vụ vệ sinh với Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng.
2. Trường hợp sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ vào mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều 13, phải có:
a) Đơn xin phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ (theo mẫu quy định của cơ quan cấp giấy phép) hoặc văn bản của các tổ chức xin phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí;
c) Bảng vẽ thiết kế kiểu dáng lắp đặt (trường hợp các loại hình quảng cáo phải được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin chấp thuận).
3. Trường hợp sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ vào mục đích nêu tại điểm c, d khoản 1 Điều 13, phải có:
a) Đơn xin phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ (theo mẫu quy định của cơ quan cấp giấy phép) kèm theo bản photocopy Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc có xác nhận của UBND phường đối với trường hợp buôn bán nhỏ lẻ;
b) Sơ đồ vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực).
4. Trường hợp sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ vào mục đích nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 13, phải có:
a) Đơn xin phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ (theo mẫu quy định của cơ quan cấp giấy phép) hoặc văn bản của các tổ chức xin phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí (trường hợp cần gia cố vỉa hè phải có giải pháp gia cố vỉa hè);
c) Bản vẽ thiết kế kiểu dáng lắp đặt (trường hợp các trạm chờ xe buýt, trạm dừng chân).
5. Trường hợp sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ vào mục đích nêu tại điểm e khoản 1 Điều 13, phải có:
a) Văn bản của tổ chức xin phép sử dụng tạm thời một phần hành lang an toàn đường bộ;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí (trường hợp cần gia cố vỉa hè phải có giải pháp gia cố vỉa hè);
c) Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên truyền.
1. Đơn xin cấp giấy phép thi công chỉnh trang hoặc gia cố vỉa hè; hạ bó vỉa hè của tổ chức, cá nhân thi công.
2. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công. Trường hợp không có bản vẽ thiết kế được thay bằng bản vẽ mặt bằng khu vực xin chỉnh trang hoặc gia cố vỉa hè, hạ bó vỉa hè và phải có thuyết minh, đề xuất các giải pháp kết cấu thi công.
3. Trường hợp hạ bó vỉa hè để làm lối lên xuống giữa lòng đường và vỉa hè cho ôtô lên xuống phải có Giấy chứng nhận đăng ký xe (bản photocopy).
1. Đơn xin cấp giấy phép thi công công trình của các tổ chức, cá nhân.
2. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công (bản photocopy) kèm theo các văn bản:
a) Quyết định đầu tư công trình;
b) Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công;
c) Biên bản kiểm tra hiện trường của cơ quan quản lý đường bộ.
Điều 17. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng một phần hành lang an toàn đường bộ, mặt đường bộ bắt buộc phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép
1. Giám đốc Sở Giao thông Công chính có thẩm quyền cấp các loại giấy phép tại điểm b, e khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 13 của Quy định này trên các tuyến đường thuộc Sở quản lý; điểm đ khoản 1 Điều 13 của Quy định này trên tất cả tuyến đường thuộc địa bàn thành phố và giấy phép thi công cho các trường hợp công trình phải lắp đặt trên những tuyến đường qua địa bàn hai quận, (huyện).
2. Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố có thẩm quyền cấp các loại giấy phép nêu tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 13 của Quy định này trên các tuyến đường thuộc Sở giao thông Công chính quản lý và định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông Công chính thành phố (thông qua Phòng Quản lý Giao thông đô thị).
3. Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo các phòng nghiệp vụ cấp các loại giấy phép nêu tại điểm a, b, c, d, e khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Quy định này trên các tuyến đường phân cấp cho UBND quận, huyện quản lý.
4. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả giấy phép, thời gian xem xét và cấp phép thực hiện đúng quy trình của Đề án Cải cách thủ tục hành chính của đơn vị đã được phê duyệt. Trường hợp không giải quyết được phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho người có nhu cầu cấp giấy phép.
Điều 19. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân được cấp giấy phép
1. Nộp đủ lệ phí cấp giấy phép và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định hiện hành.
2. Thực hiện đúng nội dung ghi trên giấy phép.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ VÀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ
Điều 20. Việc đấu nối các tuyến đường giao thông mới xây dựng vào đường hiện có và xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải tuân theo các quy định sau:
1. Lập và duyệt dự án, thiết kế phải theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
2. Phải được cơ quan quản lý Nhà nước về đường bộ có thẩm quyền sau đây đồng ý bằng văn bản ngay từ khi lập dự án và chấp thuận hồ sơ thiết kế trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định:
a) Sở Giao thông Công chính đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C và các công trình xây dựng mới, sửa chữa nhưng chưa đến mức lập dự án liên quan đến các đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được Chính phủ phân cấp cho thành phố;
b) UBND các quận, huyện đối với các công trình nhóm C và các công trình xây dựng mới, sửa chữa nhưng chưa đến mức lập dự án liên quan đến các đường trên địa bàn địa phương do UBND thành phố phân cấp quản lý.
3. Có giấy phép thi công bảo đảm an toàn giao thông của cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền.
Điều 21. Các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông đường bộ thuộc các Sở, Ban, ngành của thành phố khi nghiệm thu công trình đưa vào khai thác sử dụng phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ hoàn công công trình về Sở Giao thông Công chính thành phố trước ngày 07 (bảy) ngày và một bộ hồ sơ quyết toán sau khi có phê duyệt quyết toán.
Sở Giao thông Công chính, UBND các quận, huyện từ chối nhận bàn giao công trình đường bộ khi các chủ đầu tư, ban quản lý không giao nộp hồ sơ hoàn công theo quy định trên.
Điều 22. Tổ chức và phân cấp quản lý đường bộ trên địa bàn thành phố
1. Sở Giao thông Công chính thống nhất quản lý nhà nước về đường bộ trên địa bàn thành phố, chỉ đạo các địa phương về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bảo trì và khai thác đường bộ; trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác:
a) Đường Quốc lộ được Cục Đường bộ Việt Nam ủy thác quản lý;
b) Hệ thống đường tỉnh lộ;
c) Hệ thống đường đô thị có bề rộng mặt đường lớn hơn 7,5m;
2. UBND các quận, huyện trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác:
a) Hệ thống đường huyện;
b) Hệ thống đường đô thị có bề rộng mặt đường bằng và nhỏ hơn 7,5m;
c) Các đường đô thị lớn hơn 7,5m trong khu dân cư do Sở Giao thông Công chính ủy thác quản lý.
3. UBND các phường, xã trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác:
a) Hệ thống đường xã, đường thôn;
b) Hệ thống đường kiệt, hẻm.
4. Đường chuyên dùng, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn ngân sách của thành phố do các chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì.
Điều 23. Sở Giao thông Công chính có trách nhiệm
1. Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ hệ thống đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố.
2. Trực tiếp nghiệm thu tiếp nhận các công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường bộ trên địa bàn thành phố từ các chủ đầu tư, ban quản lý dự án của thành phố và phân công các đơn vị được giao quản lý đường thuộc Sở; ủy thác cho UBND các quận, huyện quản lý các đường đô thị lớn hơn 7,5m trong khu dân cư do Sở Giao thông Công chính quản lý.
3. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện lập kế hoạch và tổ chức thi công công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất (kể cả hành lang an toàn đường bộ và các công trình phụ trợ khác) các công trình đường bộ do thành phố quản lý.
4. Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông, tổ chức cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường thuộc Sở quản lý.
5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố.
Điều 24. UBND các quận, huyện có trách nhiệm
1. Quản lý, duy tu sửa chữa hệ thống đường và tổ chức, thực hiện việc cắm mốc lộ giới xác định phạm vi đất dành cho đường bộ được phân cấp quản lý.
2. Quản lý sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ; xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên các đường được phân cấp quản lý tại khoản 2 Điều 22 của Quy định này.
3. Lập kế hoạch kinh phí sửa chữa hàng năm trình Sở Tài chính và tổ chức thi công công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất (kể cả hành lang an toàn đường bộ và các công trình phụ trợ khác) các tuyến đường được phân cấp quản lý.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định pháp luật về đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 25. UBND các phường, xã có trách nhiệm
1. Quản lý, duy tu sửa chữa hệ thống đường được phân cấp quản lý. Tiếp nhận quản lý và bảo vệ mốc lộ giới của các cơ quan quản lý đường bộ bàn giao.
2. Quản lý sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ; xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên các đường được phân cấp quản lý tại khoản 3 Điều 22 của Quy định này.
3. Lập kế hoạch kinh phí duy tu hàng năm trình UBND quận, huyện và tổ chức thi công công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất (kể cả hành lang an toàn đường bộ và các công trình phụ trợ khác) các tuyến đường được phân cấp quản lý.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định pháp luật về đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 26. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm
1. Chủ trì, phối hợp với UBND các xã, phường tổ chức và thực hiện cắm mốc lộ giới xác định phạm vi đất dành cho đường bộ và bàn giao cho UBND các xã, phường quản lý, bảo vệ.
2. Quản lý, bảo trì đường bộ, bao gồm theo dõi, kiểm tra, duy tu sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất các hư hỏng công trình đường bộ; duy trì tình trạng kỹ thuật của đường, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và năng lực thông qua của đường.
3. Tuần tra, kiểm tra thường xuyên phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và báo cáo đề xuất kịp thời với chính quyền địa phương (quận, huyện, phường, xã), Thanh tra Sở Giao thông Công chính để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Điều 27. Công an thành phố có trách nhiệm
1. Chỉ đạo các lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền quy định.
2. Phối hợp với Sở Giao thông Công chính thẩm định an toàn giao thông các tuyến đường thuộc thành phố.
Điều 28. Sở Tài chính có trách nhiệm
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan xây dựng và trình UBND thành phố để trình HĐND thành phố về mức thu phí, lệ phí và sử dụng phí, lệ phí của công tác cấp giấy phép.
2. Đề xuất kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên, định kỳ, đột xuất các công trình đường bộ hàng năm do Sở Giao thông Công chính và UBND các quận, huyện lập trình UBND thành phố quyết định.
Điều 29. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc chấp hành quy định về quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ được khen thưởng theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
2. Trường hợp do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 31. Giám đốc Sở Giao thông Công chính chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan và Chủ tịch UBND các quận, huyện triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 32. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ảnh về Sở Giao thông Công chính để nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.